Thời của “tiểu thương online”
Người tiêu dùng chuyển dần sang mua sắm trên diễn đàn, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử… làm hình thành lực lượng “ tiểu thương online”.
Nếu trước đây những người bán hàng thực phẩm online chủ yếu kinh doanh mặt hàng quà quê, sản phẩm nhà làm, nhà trồng khó truy xuất nguồn gốc thì nay, nhiều gian hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) hoặc mạng xã hội (MXH) đã trở thành “tiệm tạp hóa trực tuyến”, góp phần tăng thị phần cho các doanh nghiệp (DN).
“O bế” cộng tác viên online
Kể câu chuyện phát triển hơn 200 cộng tác viên, đại lý phân phối online để đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến trong mùa dịch Covid-19 vừa qua, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit, cho biết nhờ có những “ tiểu thương online” này mà đầu ra sản phẩm của công ty phần nào bớt ảm đạm trong thời gian qua.
Theo ông Viên, trong khi doanh thu từ những mặt hàng chế biến của công ty sụt giảm tại hầu hết điểm phân phối cửa hàng, siêu thị thì tại “chợ mạng”, mọi chuyện đang tốt dần lên. “Công ty mới xây dựng đội ngũ cộng tác viên bán hàng online một thời gian ngắn nhưng đã cho thấy có chiều hướng phát triển tốt. Trong tháng 4, những cộng tác viên này đã mang về cho công ty hơn 800 triệu đồng doanh thu từ bán hàng tươi sống lẫn chế biến” – ông Viên tiết lộ.
Tại Vinamit, cộng tác viên online được chăm sóc với chế độ tương đương đại lý truyền thống. Ngoài phần trăm chiết khấu, còn có chính sách đãi ngộ, tích điểm thưởng và hỗ trợ quảng cáo, bán hàng.
Cũng đang đẩy nhanh tiến độ bán hàng thực phẩm trên kênh TMĐT, trong 4 tháng đầu năm, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) đã hợp tác với Momo, Now, một số đơn vị bán hàng qua điện thoại và mới đây nhất là phối hợp bán hàng trên Sendo.vn. Ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vissan, giải thích lý do chọn Sendo.vn là bởi sàn này có nhiều chính sách hỗ trợ tốt về chi phí marketing lẫn giao hàng. “Chúng tôi còn có kế hoạch hợp tác bán hàng trên Lazada và mở rộng hệ thống đại lý bán hàng online lẫn truyền thống. Bởi trong bối cảnh cạnh tranh mới, công ty rất khuyến khích đại lý đa dạng hóa hình thức bán hàng” – ông Dũng nói.
Chủ một website chuyên về thực phẩm cho biết ngoài cửa hàng chính ở quận Bình Thạnh và website này, chị còn quản trị tài khoản Facebook cùng tên để giới thiệu sản phẩm, tương tác với khách hàng và nhận đặt hàng. Trên website lẫn Facebook, ngoài những đơn hàng trọn gói nguyên liệu nấu canh, món mặn như canh ngót nấu thịt bằm, canh khổ qua dồn thịt, thịt ba chỉ kho trứng cút…, còn bán đủ loại rau củ, trái cây, thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, tôm, trứng, xúc xích, lạp xưởng… của những thương hiệu lớn như C.P., Vissan… “Doanh số bán hàng mảng online đã tăng lên mức ngang ngửa bán hàng trực tiếp. Đến mức một số DN lớn đã chủ động liên hệ chào hàng và đặt vấn đề hợp tác bán hàng online với khá nhiều ưu đãi” – chủ cửa hàng này nói.
Kênh bán hàng online đang được doanh nghiệp huy động tối đa trong bối cảnh thị trường có nhiều thay đổi.
Video đang HOT
Cần được hướng dẫn và quản lý
Theo ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, 2 năm qua, tỉ lệ lựa chọn mua sắm trên diễn đàn, MXH và sàn TMĐT liên tục tăng cao. Trong khi bán hàng qua truyền hình gần như dừng lại ở mức độ giới thiệu, quảng cáo sản phẩm; người bán sử dụng kênh này như công cụ hỗ trợ việc mua bán, giao dịch qua website, ứng dụng hoặc diễn đàn, MXH.
“Xu hướng người tiêu dùng mong muốn được lựa chọn hàng hóa phong phú hơn nên chuyển dần sang các diễn đàn, MXH, sàn giao dịch TMĐT vì nơi đây tập trung nhiều người bán với nguồn hàng đa dạng” – ông Kiên nói, đồng thời chỉ ra nguyên nhân cơ bản của xu hướng chuyển dịch này là pháp luật hiện hành chỉ tập trung quản lý website và ứng dụng di động (apps), yêu cầu phải thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký (website, ứng dụng) với Bộ Công Thương. Trong khi đó, người bán hàng trên diễn đàn, MXH, sàn TMĐT chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT, không cần thực hiện các thủ tục hành chính khác.
Mới đây, tại buổi tọa đàm về giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế TP HCM, PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP, cũng cho biết kinh doanh trực tuyến, cụ thể là qua sàn TMĐT và MXH đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua, đặc biệt những ngày giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thị trường đã hình thành đội ngũ tiểu thương online tham gia trực tiếp nhưng nhóm đối tượng này đang hoạt động tự phát, thiếu sự hướng dẫn, kiểm soát của cơ quan chức năng. Vì vậy, nhà nước nên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho những tiểu thương này tương tự chương trình đào tạo kỹ năng cho tiểu thương chợ truyền thống trước đây để phát triển họ thành một bộ phận tham gia kinh doanh trong môi trường kinh doanh lành mạnh, hiện đại của TP HCM.
Việc nhẹ, thu nhập cao
Trong khi những DN lớn, làm ăn bài bản mới bắt đầu tìm đến đội ngũ đại lý, cộng tác viên online để mở rộng thị phần trên “chợ mạng” thì khá nhiều DN nhỏ và vừa cũng như cá nhân đã nhanh nhạy tạo dựng được mạng lưới phân phối hùng hậu trên kênh mua sắm trực tuyến. Họ công khai rao tuyển cộng tác viên, đại lý bán hàng online trên các diễn đàn, MXH với những chính sách hấp dẫn, cam kết “việc nhẹ, thu nhập cao”, không cần đến công ty, không cầu đầu tư vốn mua hàng gối đầu, không tốn kém quá nhiều thời gian, không bị áp đặt doanh số, không yêu cầu bằng cấp… Cộng tác viên, đại lý còn được hướng dẫn cách quảng cáo bán hàng, được cung cấp hàng giá sỉ, hỗ trợ giao hàng với tỉ lệ chiết khấu lên đến 20%-25%.
Mít mật, mít dai ruột vàng ruộm, múi dày, ngọt giá 25-30 ngàn đồng/kg bán khắp chợ dân sinh Hà Nội
Thời điểm này, đến bất cứ chợ dân sinh, chợ cóc, chợ đầu mối lớn nhỏ nào ở Hà Đông, Hà Nội đều thấy có bán rất nhiều những trái mít mật, mít dai thơm ngon mà giá phải chăng.
Tại chợ Hà Đông, Hà Nội chỉ một dãy chợ có tới vài chục mét nhưng có tới 2-3 hàng bán mít quê. Theo đó, 2 loại mít quê phổ biến nhất là mít dai, mít mật được các tiểu thương bán rất nhiều. Những quả mít được bỏ vào bao tải, chở bằng xe thồ hàng vài tạ đến chợ bán.
Mỗi một lần bỏ những quả mít dai và mít mật quê ra bán, chị Nguyễn Nhàn, 40 tuổi ở Bia Bà, Hà Đông chỉ bỏ khoảng 7-8 quả ra trưng bày.
Theo chị Nhàn cho biết, thời điểm này những trái mít quê thường chín rộ. Đây là giống mít cổ truyền, được trồng phổ biến trong các vườn của các nhà ở quê.
Mít mật, mít dai bán khắp chợ dân sinh.
"Ở quê hầu như nhà nào cũng có đất vườn rất rộng nên chúng tôi trồng đủ thứ cây ăn quả. Nào nhót, xoài, mít, roi. Nói chung mùa nào thức ấy luôn. Riêng với cây mít, nhà tôi có cả hơn chục cây trồng ven bờ ao. Mít quê nên cây khá cao, thân gỗ lớn, búp và lá non không có long. Nhất là những trái mít rất to, có thể nặng vài ba kg thậm chí có thể nặng đến 10 - 20kg/quả", chị Nhàn kể.
Những trái mít quê có thể nặng vài ba kg thậm chí có thể nặng đến 10 - 20kg/quả.
Người trồng và bán những quả mít quê này cho biết, nhiều người thích ăn mít dai hơn hẳn mít mật vì múi dai giòn, ngọt, không nát. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích ăn mít mật: "Ngày nào nhà mình cũng có cả hai loại mít mật và mít dai cho khách lựa chọn. Mít dai khi chín có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt chúng có rất ít xơ, ruột vàng, thịt dày, ăn giòn, dai và ngọt. Riêng với mít mật, tuy hàng ngày bán được ít hơn mít dai nhưng mít mật khi chín ruột mềm và ướt hơn mít dai".
Mỗi một 1kg mít dai và mít mật chín cây, chị Nhàn bán với giá 25 ngàn đồng/kg nếu khách mua cả quả. Và bán giá 30-35 ngàn đồng/kg nếu khách mua bổ múi: "Mít khi chín, có thể ăn tươi trực tiếp. Hoặc nhiều người mua mít về để chế biến thêm vào các món như chè, hoa quả dầm, kem, xôi... Dù món ăn nào từ mít cũng đều rất ngon và hợp vị".
Mít quê được bán giá 25 ngàn đồng/kg nếu khách mua cả quả. Và bán giá 30-35 ngàn đồng/kg nếu khách mua bổ múi.
Người phụ nữ này cũng cho biết, mít quê chỉ có theo mùa chứ không có quanh năm. Vì thế chị cũng chỉ bán mít vào mùa hè, từ nay đến hết tháng 7. Còn lại, mít trái mùa hầu hết là mít giống mới, chứ không phải mít quê.
"Ăn mít thời điểm này rất an toàn vì mít quê đã vào mùa. Những trái mít chín tự nhiên trên cây mới được hái đi bán. Như nhà mình bán cũng thế, thường chỉ làm chín mít bằng những biện pháp truyền thống như: hái mít xuống đem phơi nắng, bôi vôi vào đầu cuống, ủ để chín tự nhiên trong nhiều ngày... chứ không bao giờ ép mít chín siêu tốc chỉ sau 1-2 ngày bằng hóa chất ethrel, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bởi cách ép mít chín này vô cùng độc hại với sức khỏe con người", chị Nhàn khẳng định.
Người bán hàng này cũng cho biết, để chọn được mít quê ngon không quá khó. Chỉ cần dựa vào hình dáng quả mít, gai mít, vỗ vào mít là biết: "Khi chọn mít, nên chọn những quả đều gai, không có chỗ eo hay lõm để quả không bị sâu hoặc nhiều xơ. Ngoài ra, chú ý đến khoảng cách của gai mít. Nếu gai to đều, cách xa nhau là những quả mít ngon. Tuyệt đối tránh chọn quả có gai mít nhọn là mít còn non".
Chị Nhàn cũng cho biết, có thể kiểm tra độ ngon của mít qua âm thanh bằng cách nhấc những quả mít lên và thấy mít nặng trái. Vỗ nhẹ hoặc búng vào vỏ quả thấy phát ra những tiếng kêu bình bịch thì đó là mít ngon. Bên cạnh đó, nếu nhấn vào vỏ thấy mềm, có mùi thơm cuốn hút thì tức là mít đã chín. Còn vỏ cứng, gai rắn là mít còn xanh bị chín ép.
Tiểu thương này còn cho biết, ngoài bán quả mít quê, những múi mít quê đã bóc, chị Nhàn cũng tranh thủ nhặt bán thêm xơ mít bán cho nhiều bà nội trợ đi chợ hàng ngày: "Nhiều khách hàng ngại bổ nên mua quả xong còn nhờ mình hỗ trợ bổ giúp. Mình bổ và nhặt múi cho khách mang về. Còn chỗ xơ còn lại, mình nhặt thêm những sơ mít ngon để bán cho bà nội trợ. Mỗi túi sơ mít mình cũng bán khoảng 10 ngàn đồng/túi".
Chị Nhàn cho biết, nhiều người cứ nghĩ xơ mít không ăn được nên vứt đi. Song thực ra sơ mít có thể chế biến được nhiều món và nhiều chị em vẫn đến chỗ chị tìm mua về ăn để xào xả ớt, mua về chiên giòn.
Một quả mít que lai giống mít Thái.
"Bán xơ mít mình chỉ bán thêm cho vui thôi. Bởi mỗi túi 1kg mới bán được 10 ngàn đồng. Song bỏ đi cũng phí, nên tranh thủ lúc bán mít thì nhặt nhạnh thêm để bán cho khách. Ít ra cũng đủ tiền xăng xe đi bán mít hàng ngày", chị Nhàn nói.
Tiểu thương chợ quần áo lớn nhất Hà Nội ngóng khách sau giãn cách xã hội Chợ Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) nổi tiếng là trạm trung chuyển vải vóc, quần áo Trung Quốc lớn nhất Hà Nội. Sau giãn cách xã hội, nhiều tiểu thương kinh doanh trở lại nhưng nhu cầu mua sắm của khách hàng chưa cao. Tiểu thương làm bạn với điện thoại, chờ khách hàng Sau giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, các...