Thịt này “mát như kem”, thịt lợn cũng chẳng bổ bằng, mùa hè ăn nhiều thanh nhiệt, kiện tỳ ích vị
Loại thịt này rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt thanh mát, kiện tỳ ích vị, bổ khí, bổ hư, mùa hè ăn nhiều rất tốt cho cơ thể.
Tháng 7, tháng 8 được xem là thời điểm mà vịt vào độ ngon nhất. Vịt mùa này béo múp, ít lông măng, thịt chắc, thơm, béo ngậy. Ngoài vịt nướng, luộc còn có thể chế biến được nhiều món ăn khác. Không chỉ kích thích vị giác bởi mùi thơm hấp dẫn mà loại thịt này còn rất giàu dinh dưỡng.
Theo Đông y, thịt vịt có tính lạnh, bổ da, bổ thận, thanh nhiệt kiết lỵ, giảm ho, đờm đặc biệt thích hợp với người thể chất yếu, chán ăn, phân khô, phù thũng. Bên cạnh đó, trong thịt vịt còn giàu dưỡng chất như đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin A, B, E và nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, loại thịt này còn giàu niacin, đây là loại enzyme có khả năng bảo vệ hệ tim mạch cực kỳ tốt.
Với những công dụng tuyệt vời này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn nhiều vào mùa hè, nó thậm chí còn tốt hơn cả thịt bò và thịt lợn. Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ gợi ý đến bạn 3 món ngon từ thịt vịt dễ làm mà thơm ngon, ai cũng có thể học theo.
Nguyên liệu
- Thịt vịt: 1 con
- Gừng
Cách nấu vịt kho
1. Thịt vịt bạn làm sạch, chặt miếng rồi cho vào nồi sạch. Thêm 1 bát nước lạnh, gừng thái sợi, rượu nấu ăn vào nồi thịt rồi bắc lên bếp đun sôi thì vớt thịt vịt ra rửa lại với nước. Cách làm này sẽ giúp cho vịt hết mùi hôi, tanh.
2. Cho thịt vịt đã chần vào nồi sạch. Dùng đũa đảo liên tục trên lửa nhỏ để thịt vịt ra bớt mỡ sau đó tắt bếp.
3. Bắc 1 chảo sạch khác lên bếp, đun dầu ăn rồi trút thịt vịt vào xào săn. Nêm 1 chút xì dầu nhạt, rượu nấu ăn, muối, đường phèn và 1 bát nước ấm sau đó đậy nắp đun nhỏ lửa khoảng 30 phút.
4. Khi thịt vịt chín, bạn cho gừng, ớt vào đảo chung. Đậy nắp vung đun tới khi nước sắp cạn thì vặn lửa to, nêm thêm dầu hào và đảo đều cho phần sốt sệt lại là có thể tắt bếp.
5. Múc thịt vịt ra đĩa và thưởng thức cùng với cơm nóng là hết ý.
Nguyên liệu
- Thịt vịt
- Khoai tây
Video đang HOT
- Ớt xanh
- Hành
- Gừng
- Tỏi
- Ớt tươi, ớt khô
Cách làm
1. Thịt vịt bạn dùng muối, chanh chà xát nhiều lần để khử mùi hôi. Chặt thịt vịt thành từng miếng vừa ăn rồi ngâm trong bát nước lạnh khoảng 30 phút cho lọc hết máu thừa.
2. Vớt thịt vịt cho vào nồi sạch, thêm nước lạnh, hành, gừng, rượu nấu ăn sau đó đậy nắp đun sôi thì vớt thịt vịt ra rửa lại với nước lạnh cho hết mùi tanh.
3. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Ớt xanh, hành, gừng, tỏi thái nhỏ.
4. Đun nóng dầu ăn sau đó cho khoai tây vào chiên vàng rồi vớt ra để riêng.
5. Cho thịt vịt đã sơ chế vào nồi xào tới khi xém vàng thì thêm gừng, tỏi, hạt tiêu, ớt khô rồi đảo đều tay. Cuối cùng, bạn cho khoai tây và 1 chút hạt nêm, muối rồi đảo tới khi thịt vịt chín thì tắt bếp.
6. Múc thịt vịt ra đĩa rồi thưởng thức khi còn nóng.
Nguyên liệu
- Thịt vịt
- Bia
1. Vịt rửa sạch, luộc sơ cùng với gừng thái lát, rượu nấu ăn sau đó vớt ra rửa lại cùng nước sạch.
2. Đun nóng dầu ăn rồi phi gừng, tỏi thật thơm. Trút thịt vịt vào xào tới khi thịt săn lại thì nêm xì dầu đậm, xì dầu nhạt, đường, muối rồi đảo đều tay.
3. Khi thịt vịt đã xém vàng thì bạn cho bia vào ngập mặt thịt vịt là được. Đậy vung, vặn lửa nhỏ sau đó om thêm khoảng 30 phút nữa là được.
4. Khi thịt vịt chín mềm, bạn vặn lửa lớn để nước kho sánh sệt. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
5. Thịt vịt hầm bia ăn lúc còn nóng là ngon nhất. Miếng thịt vịt chín thơm nêm, đậm vị làm mồi nhậu hay ăn cùng cơm đều ngon hết ý.
Một số lưu ý khi nấu các món từ thịt vịt
Thịt vịt tuy ngon nhưng lại có mùi hôi đặc trưng. Để khử sạch mùi hôi, tanh của thịt vịt bạn cần biết mẹo hay sau đây.
1. Thịt vịt phải được rửa đi rửa lại 3 – 4 lần cho tới khi phần nước không còn máu nữa.
2. Sau khi rửa sạch bạn nên ngâm thịt vịt khoảng 2 tiếng trong nước lạnh và thay nước khoảng 2 – 3 lần. Sở dĩ phải thực hiện thêm bước này bởi trong thịt vịt còn dư lại 1 lượng máu khá lớn, đây là nguyên nhân chính khiến thịt bị tanh. Do đó, bạn đừng bỏ qua việc ngâm thịt nhé.
3. Có thể bạn chưa biết, nước nóng là “vũ khí lợi hại” nhất để loại bỏ mùi tanh, hôi. Trước tiên, bạn rửa thịt vịt thật sạch rồi cho vào nồi, thêm nước lạnh cùng với gừng và rượu nấu ăn sau đó bật bếp đun sôi. Vớt thịt vịt ra bát, rửa lại với nước cho sạch là có thể mang đi chế biến.
4. Đối với các món xào, kho bạn nên thêm rượu nấu ăn vào để khử mùi hôi của thịt vịt hiệu quả.
Thực đơn cơm tối 3 món hấp dẫn, ngon miệng cho gia đình
Bạn đang loay hoay không biết ăn gì trong bữa tối nay? Đây là gợi ý thực đơn cơm tối thực hiện nhanh chóng và thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Thực đơn cơm tối gồm có các món:
Vịt kho gừng
Gỏi bao tử heo
Canh rau cải cúc
Tráng miệng: trái cây
1. Vịt kho gừng
Nguyên liệu làm vịt kho gừng: 1kg thịt vịt, 3 tép tỏi, 3 củ hành tím, 50g gừng, 2 trái ớt sừng, 4 muỗng mắm, 1,5 muỗng đường, 2 muỗng dầu ăn, 200ml nước dừa, bột ngọt (tuỳ sở thích). Chút hành và rau mùi để trang trí.
Cách chế biến vịt kho gừng:
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng sạch sẽ, để ráo.
Giã nhỏ các nguyên liệu tỏi và hành tím. Gừng cắt lát hoặc cắt sợi, ớt bằm nhỏ 1 trái, cắt lát 1 trái. Sau đó làm nóng chảo, cho dầu ăn vào. Tiếp theo cho hành, tỏi, gừng, ớt vào phi cho dậy mùi thơm rồi tắt bếp. Lúc này cho thêm nước mắm, đường, bột ngọt hoặc bột canh vào trộn đều. Tiếp theo cho thịt vịt vào đảo đều ướp khoảng 30 phút đến 1 tiếng để thấm gia vị.
Khi thịt vịt đã thấm gia vị thì bật lửa lên bắt đầu nấu. Khi thấy thịt vịt đã săn lại, bạn cho nước dừa vào (nếu không dùng nước dừa thì bạn thêm nước lọc kèm một chút đường). Trong quá trình nấu thỉnh thoảng đảo đều và vớt thật sạch bọt nếu có.
Khi thịt vịt đã chín, nước kho rút xuống còn 1/3 thì có thể nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Cho thịt vịt kho gừng ra đĩa sâu lòng. Trang trí ít lá rau mùi và lát ớt sừng. Món này có thể ăn kèm rau sống dưa leo hoặc rau luộc cũng ngon.
2. Gỏi bao tử heo
Nguyên liệu làm gỏi bao tử heo: 400g bao tử heo, 1/2 củ cà rốt, 1/2 củ su hào, 1 củ hành tây, 1 chén mắm tỏi ớt, rau thơm, rau răm, húng lủi, ớt sừng, mè rang, chanh tươi.
Cách chế biến gỏi bao tử heo:
Sơ chế các nguyên liệu sẵn sàng sạch sẽ, để ráo.
Bao tử heo làm sạch với bột mì, muối hạt rồi rửa lại với nước muối pha loãng cùng chanh tươi cho sạch sẽ. Nấu sôi nước cho 3 củ hành tím, 1 ít giấm, 1 lát gừng nhỏ và bao tử vào luộc chín. Tùy độ dày, non, già của bao tử mà thời gian luộc khác nhau. Thông thường thời gian luộc tầm 30 phút thì dùng đũa xiên bao tử kiểm tra đã chín mềm theo ý chưa, rồi vớt ra xối nước lạnh, ngâm vào nước đá để bao tử được trắng, giòn và không bị khô.
Cà rốt, su hào gọt vỏ, bào sợi rửa lại sạch sẽ để ráo. Sau đó ướp với một ít muối, đường, nước cốt chanh. Hành tây cắt lát mỏng ngâm nước đá lạnh. Rau thơm các loại nhặt rửa sạch sẽ để ráo.
Làm mắm tỏi ớt: Dùng 1 trái ớt sừng giã nhuyễn cùng 1/2 củ tỏi, 3 muỗng đường rồi cho 5 muỗng nước mắm, 3 muỗng nước cốt chanh vào khuấy đều.
Sau đó cho tất cả các nguyên liệu gỏi vào âu, cho 4 muỗng mắm tỏi ớt, thêm chút nước cốt chanh vào trộn đều. Tiếp đó bạn cho thêm các loại rau thơm cắt nhỏ vào. Sau cùng là nêm nếm lại cho vừa khẩu vị sao cho đủ vị chua cay dịu ngọt nhẹ là được. Cho gỏi ra đĩa, rắc thêm một ít mè rang (hoặc đậu phộng tuỳ thích).
3. Canh rau cải cúc
Nguyên liệu để nấu canh rau cải cúc: 100g thịt xay, 1 củ hành lá, 20g tôm khô, 400g rau cải cúc, muối, bột ngọt (tuỳ sở thích).
Cách chế biến canh rau cải cúc:
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng sạch sẽ, để ráo. Rau nhặt bỏ phần già, sâu. Ngâm nước muối pha loãng rồi rửa lại cho sạch sẽ, cắt khúc vừa ăn. Tôm khô ngâm nước ấm cho nở ra. Thịt xay ướp với gia vị: đầu hành lá , tiêu, muối, bột ngọt.
Đặt nồi lên bếp, cho chút dầu ăn chờ nóng. Cho hành lá thái khúc vào xào thơm sau đó lần lượt thêm thịt, tôm và gia vị vào rồi đảo đều cho ngấm. Sau đó bạn cho nước vào (nước sôi càng tốt). Trong lúc nấu thỉnh thoảng vớt sạch bọt nếu có để nước canh được trong. Khi nước sôi lại thì bạn cho rau cải cúc vào. Khi canh sôi lại thì bạn nêm nếm lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp, múc canh ra tô.
Trong rau cải cúc chứa các thành phần dưỡng chất và nhiều loại vitamin giúp tái sinh ra tế bào da mới và làm tăng sự đàn hồi cho da. Dùng rau cải cúc thường xuyên bạn sẽ có làn da sáng bóng và tươi trẻ hơn.
4. Tráng miệng: Trái cây
Chúc bạn và gia đình có bữa cơm đầm ấm và ngon miệng!
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều ít thịt nhiều rau nhưng ăn cực cuốn, nhìn mâm cơm xanh mướt mà vẫn mê Bữa cơm đơn giản cực thích hợp cho ngày hè. Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Vịt kho gừng: 85.000đ - Cải chíp luộc: 10.000đ - Đỗ xào: 12.000đ - Dưa chuột: 8.000đ Tổng: 120.000đ Chuẩn bị: 700g thịt vịt, gừng vừa đủ, 1 bát (bát ăn cơm) cơm rượu, 3 cục nhỏ đường phèn, 3 nước tương,...