Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn tới vô sinh
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể gây rắc rối trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng nên có thể gây khó khăn trong thụ tinh, dẫn tới vô sinh.
Em năm nay 20 tuổi. Thời gian này em thấy mình rất mệt nên đã đi khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ nói em bị thiếu dinh dưỡng, cần bổ sung kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, kể cả sức khỏe sinh sản.
Em rất lo lắng và không hiểu thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (B. Thanh)
Trả lời:
Bạn B. Thanh thân mến!
Cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất gây ra những tổn thương không nhỏ, nếu kéo dài có thể để lại hậu quả khó lường.
Thiếu vitamin trong cơ thể thường xảy ra do quá trình hấp thu và đồng hóa vitamin bị rối loạn. Đây có thể là do các bệnh mãn tính ở hệ tiêu hóa hoặc do ảnh hưởng của một số loại thuốc gây ra. Trong một vài trường hợp, nhu cầu vitamin tăng, cơ thể sẽ có nguy cơ bị thiếu nếu không được tăng thêm nguồn cung cấp. Những trường hợp đó là: phụ nữ có thai, cho con bú, những vận động viên thể thao, tình trạng stress, khí hậu khắc nghiệt, nghiện rượu, môi trường ô nhiễm…
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể gây rắc rối trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng nên có thể gây khó khăn trong thụ tinh, dẫn tới vô sinh. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cơ quan sinh sản của phụ nữ có liên quan đến các vấn đề như: thai nghén, sinh nở. Chế độ dinh dưỡng của bạn không phù hợp có thể gây rắc rối trong việc thụ thai, chu kì kinh nguyệt hàng tháng… do đó, nó có thể cản trở khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Vô sinh là rắc rối thường gặp ở một số chị em, nguyên nhân chủ yếu là trứng không rụng. Điều này chịu ảnh hưởng của hormone. Vài trường hợp chung thường thấy như bất thường ở ống dẫn trứng, u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Tăng cường dùng nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp trứng khỏe, phôi phát triển tốt. Vitamin E giúp sản xuất ra chất nhầy tử cung, tránh hiên tượng khô âm đạo. Ngoài ra, dùng nhiều dầu cá, dầu gan cá, quả hạch có thể kích thích sự sản xuất hormone giới tính.
Rối loạn kinh nguyệt có thể do sụt cân, căng thẳng, thiếu dinh dưỡng hoặc hormone mất cân bằng. Để phòng ngừa tình trạng này, mỗi ngày 2 lần, bạn nên bổ sung vitamin B6. Bạn cũng nên bổ sung thêm 200mg magnesium/ ngày, dùng thêm sắt 5mg/ ngày và 15mg kẽm/ ngày trong những trường hợp lượng máu kinh mất quá nhiều. Nếu thiếu kẽm và vitamin B6, chu kỳ kinh nguyệt có thể mất hẳn.
Bác sĩ đã chẩn đoán bạn thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thì bạn nên có kế hoạch ăn uống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất cho cơ thể theo lời khuyên của bác sĩ. Việc này không những giúp bạn khỏe mạnh mà còn có thể phòng ngừa bệnh tật.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng
Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết theo nhu cầu. Sự thiếu hụt này có thể gây ra nhiều rắc rối về sức khỏe. Những người ăn ít rau xanh và trái cây thường rất dễ bị thiếu dưỡng chất. Có thể nhận biết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng qua những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến dưới đây.
Ảnh minh họa: internet
1. Sự suy yếu của xương
Duy trì sự chắc khỏe cho xương sẽ giúp bạn giữ được vóng dáng gọn gàng và cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là khi đã có tuổi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy xương đã có dấu hiệu suy yếu, bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng của mình vì đây có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin A, C, D, K, crôm, kẽm, ma-giê. Tình trạng suy yếu của xương nếu quá nghiêm trọng có thể gây ra bệnh còi xương ở trẻ em hoặc loãng xương ở những người lớn tuổi.
2. Thường xuyên bị chuột rút
Rất nhiều người bị chuột rút thường xuyên mà không hề biết rằng tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Những dưỡng chất như ma-giê, can-xi và kali được cho là có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của hệ cơ. Do đó, việc thiếu hụt những chất này sẽ khiến bạn bị chuột rút ở chân, bắp chân và mặt phía sau của đùi.
3. Những hư tổn trên tóc
Bạn luôn băn khoăn về tình trạng tóc không bóng khỏe và bị hư tổn khá nhiều dù đã cố công chăm sóc chúng khá kỹ lưỡng. Hãy xem lại chế độ ăn uống hàng ngày vì những biểu hiện trên tóc có thể bộc lộ tình trạng "suy dinh dưỡng" đang diễn ra bên trong cơ thể. Sự thiếu hụt các vitamin nhóm b như B5, B6, B1, biotin hay clo có thể là nguyên nhân khiến tóc luôn giòn, dễ gãy và không bóng mượt.
4. Sự suy yếu của hệ miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể có đủ sức mạnh để chống lại sự tấn công của những căn bệnh truyền nhiễm. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Trong trường hợp hệ miễn dịch bị suy yếu, khả năng phòng vệ của cơ thể sẽ giảm sút, bạn dễ mắc bệnh hơn bình thường. Tình trạng này thường có liên quan đến sự thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin A, C, D, E, crôm, selen, ma-giê và kẽm.
5. Các rắc rối trên da
Mụn, chàm, đồi mồi... là những rắc rối về da phổ biến nhất mà nhiều người hay mắc phải. Đây chính là kết quả của việc bạn đã không chú ý đúng mức đến chế độ dinh dưỡng thường ngày của mình. Do đó, thay vì dành thời gian cho việc giải quyết những vấn đề đang xuất hiện trên da, bạn nên bổ sung thêm các vitamin như A, B3, biotin, B8, C, E cùng với các a-xít béo omega-3, đồng, kẽm, selen vào khẩu phần của mình.
6. Những trục trặc ở hệ tiêu hóa
Sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa được quyết định bởi lượng dinh dưỡng mà bạn nạp vào cơ thể. Một chế độ ăn uống nghèo nàn dưỡng chất có thể gây ra nhiều rắc rối cho hệ thống tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy. Thông thường, những vấn đề này liên quan đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin B1 và sắt, B8, B12, C, D, E, K, selen, ma-giê hay kẽm.
Theo VNE
Dấu hiệu khi cơ thể thiếu hụt vitamin Nếu chế độ ăn uống không đáp ứng các nguyên tắc dinh dưỡng, và khi lượng vitamin không được cung cấp đầy đủ, sức khỏe sẽ gặp vấn đề. Ảnh: Shutterstock Không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết việc thiếu hụt vitamin. Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể xác định được điều này thông qua một số biểu hiện,...