Thiết bị thông minh có thể ‘bắt giữ’ tế bào khối u đang lưu thông trong máu
Thiết bị do các nhà khoa học Mỹ phát triển có khả năng ‘bắt giữ’ các tế bào khối u đang lưu thông trong máu, giúp bác sĩ có nhiều thông tin hơn về tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác.
Các nhà khoa học ở Đại học Georgia (Mỹ) đã phát triển được thiết bị có khả năng “bắt giữ” các tế bào khối u đang lưu thông trong dòng máu bệnh nhân.
Phát minh này được cho là sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, đồng thời chẩn đoán được khả năng tái phát và tiến triển của bệnh. Trước đó, cũng đã từng có các phương pháp phát hiện ra các loại tế bào kiểu này nhưng chỉ tìm thấy một số lượng nhỏ tế bào nên không thể cho ra phép chẩn đoán chính xác.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết, các tế bào khối u lưu thông ( circulating tumor cells – CTC) là các tế bào được giải phóng từ tổn thương khối u nguyên phát vào hệ thống mạch máu hoặc hệ bạch huyết của người bệnh.
Những tế bào này gây ra sự xuất hiện của tình trạng di căn (các ổ bệnh lý thứ phát). Chính vì vậy, việc sớm phát hiện ra các loại tế bào CTC sẽ góp phần điều trị kịp thời và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân.
Ảnh minh họa
Nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị mới được phát triển có kích thước nhỏ gọn và khả năng trích xuất các tế bào khối u lưu thông từ máu người bệnh bằng cách sử dụng từ trường.
Về nguyên tắc hoạt động, ở giai đoạn đầu tiên, bộ lọc của thiết bị sẽ giúp loại bỏ khỏi máu các mảnh vụn vượt quá 0,05mm. Ở giai đoạn thứ hai, các quả bóng từ tính gắn kết với bạch cầu sẽ được đánh dấu. Bước thứ ba là thiết bị sẽ tiến hành phân tách riêng biệt các tế bào khối u lưu thông và các tế bào bạch cầu đã được đánh dấu.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, phương pháp này giải quyết vấn đề phân loại các tế bào khối u lưu thông khác nhau, điều mà các phương pháp trước đó đã bỏ qua. Khi xác định được các phân nhóm tế bào ung thư, các bác sĩ mới quyết định phác đồ điều trị.
Mặt khác, nhờ có sự tham gia của thiết bị thông minh mới phát triển, các bác sĩ sẽ có được nhiều thông tin hơn về khả năng tái phát và tiến triển của bệnh. Hiện tại, các chuyên gia đang tập trung vào việc cải tiến để thiết bị thuận tiện hơn khi sử dụng trong phòng khám.
Bảo Lâm
Theo Science Daily, New Medical
Căn bệnh ung thư của nghệ sĩ Lê Bình đứng top đầu ở Việt Nam
Ung thư phổi là bệnh ung thư đứng trong top đầu ở Việt Nam chỉ sau ung thư gan. Mỗi năm cả nước có hơn 23 nghìn người mắc căn bệnh này với 17 nghìn trường hợp tử vong.
Ung thư phổi đứng top đầu Việt Nam
Nghệ sĩ Lê Bình bị ung thư phổi và sau một thời gian điều trị, bệnh tình của nghệ sĩ Lê Bình ngày càng trở nặng. Tế bào ung thư đã di căn nhiều nơi khiến phần thân dưới của ông bị liệt. Trước đây, ông được điều trị ngoại trú nhưng trong những tháng gần đây, nam diễn viên phải nhập viện.
Ngày 15/4, một đồng nghiệp sau khi vào thăm nghệ sĩ Lê Bình cho biết nam diễn viên đang rơi vào trạng thái sốt và hôn mê hai ngày liền. Tình trạng sức khoẻ của ông đã chuyển biến xấu.
Nghệ sĩ Lê Bình từng chia sẻ trước đây sức khỏe của ông tốt, ngày hút 3 bao thuốc lá và đến khi ông đi kiểm tra sức khỏe bác sĩ phát hiện có u ở phổi và khối u đó là ác tính.
Nghệ sĩ Lê Bình đang nằm viện điều trị - Ảnh: Internet
Theo TS Nguyễn Đình Chân, Nguyên bác sĩ Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư phổi là bệnh ác tính. Bệnh nhân bị ung thư phổi thường phát hiện muộn và ít người có thời gian điều trị lâu dài.
TS Chân, người từng điều trị ung thư phổi cho cố nghệ sĩ Hán Văn Tình, cho biết nghệ sĩ Hán Văn Tình mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ và bệnh này hiện nay việc điều trị có tiến bộ hơn. Tuy nhiên, nó vẫn là căn bệnh khiến các bác sĩ ung thư đau đầu. Một phần độ ác tính, di căn nhanh. Một phần nữa do bệnh nhân nhập viện đều ở giai đoạn muộn, bệnh tiến triển, xâm lấn và có di căn.
Thuốc lá thủ phạm số 1
Theo TS Chân, thuốc lá là thủ phạm số 1 gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân bị ung thư phổi cho biết họ có hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động từ người khác như chồng, con, đồng nghiệp của mình.
Một số người có gen dị ứng với thuốc lá và chỉ cần hút thuốc lá thụ động rất ít nhưng cũng có nguy cơ kích hoạt tế bào ung thư dẫn tới ung thư phổi.
Những dấu hiệu của ung thư phổi - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, ung thư phổi cũng có liên quan tới yếu tố môi trường. Môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất thì càng tăng nguy cơ bị ung thư phổi hơn.
Hiện nay, các bệnh nhân bị ung thư phổi thường đến viện muộn. Nguyên nhân do ung thư phổi phát triển trong lòng phổi. Khác với ung thư vú, ung thư hạch, bệnh nhân còn có thể sờ thấy hạch, sờ thấy khối u còn khối u trong phổi khi chụp Xquang phát hiện ra thì nó đã thành khối. Nếu chỉ chụp Xquang thường đôi khi cũng không thể phát hiện ra.
Khi bệnh phát triển sẽ có các triệu chứng như ho dai dẳng và liên tục, đau ở lưng, ngực và vai. Tuy nhiên, triệu chứng ung thư phổi ở mỗi người lại có cảm nhận cơn đau khác nhau, nhất là trong những lúc ho.
Một số bệnh nhân có dấu hiệu thay đổi về lượng và màu sắc của đờm, khó thở, giọng nói thay đổi, trở nên khàn khàn. Bệnh nhân có cảm giác không ngon miệng, giảm cân và liên tục mệt mỏi.
Đau xương và khớp, sưng ở cổ và mặt, lúc này tế bào ung thư đã xâm lấn gây di căn ra xương, hạch ở cổ.
Hiện nay, khi phát hiện ung thư phổi phương pháp điều trị căn bản cho ung thư phổi là hóa trị giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Với những bệnh nhân ung thư phổi, việc xét nghiệm gene sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân để kiểm soát tế bào ung thư.
Đối với việc phẫu thuật trong ung thư phổi, TS Chân cho biết hiện nay phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhưng phương pháp này chủ yếu được sử dụng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ và thêm điều kiện nữa là bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, khi phát hiện lúc ung thư phổi còn chưa di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư phổi là 50%. Nhưng đáng tiếc là chỉ có 15% số ca ung thư phổi được chẩn đoán sớm. Khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác thì tỉ lệ sống của người bệnh chỉ có khoảng 3,5%.
Để phòng bệnh ung thư phổi, TS Chân cho rằng cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là ăn uống điều độ, giữ thói quen sống lành mạnh. Không hút hoặc ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Theo phunusuckhoe
4 căn bệnh cứ tặc lưỡi cho qua có ngày sẽ hối hận vì rất dễ chuyển sang ung thư nguy hiểm Nhiều người bị các triệu chứng mãn tính nhưng chủ quan không điều trị dứt điểm mà chỉ tự ý dùng thuốc làm ức chế nó. Hành vi này dễ khiến bệnh biến chứng thành ung thư, đặc biệt là 4 căn bệnh sau đây. Ai cũng có tế bào ung thư nhưng không phải tất cả đều sẽ mắc bệnh ung thư...