Thiến hóa học là gì?
Người bị thiến hóa học sẽ được tiêm 1 loại hormone để giảm nhu cầu tình dục xuống mức thấp nhất, thậm chí suy nghĩ về tình dục cũng biến mất.
Theo BS CKII Nguyễn Khắc Lợi – Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, hiến hóa học là phương pháp cho uống hoặc tiêm 1 loại hormone kháng hormone sinh dục nam (testosterone) khiến nồng độ testosterone trong cơ thể người nam giới xuống mức thấp.
Việc này có tác dụng làm giảm nhu cầu tình dục của đàn ông xuống mức thấp nhất, ngay cả về suy nghĩ tình dục cũng biến mất.
Tuy nhiên, theo BS Lợi, thuốc không có tác dụng vĩnh viễn, mà người thiến hóa học sẽ phải tiêm thuốc hàng tháng. Sau khi ngưng sử dụng thuốc, người thiến hóa học vẫn có thể tìm lại bản năng tình dục của mình.
Nhờ có tác dụng như vậy, mà nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng thiến hóa học để áp dụng cho các tội phạm về xâm hại trẻ em như 1 số bang của Mỹ, Indonesia và Hàn Quốc…
Video đang HOT
Tại Việt Nam, theo các chuyên gia, thiến hoá học là vấn đề khá tế nhị, liên quan tới nhân quyền con người. Do vậy, để thực hiện phải được pháp luật nhà nước cho phép.
Người bị thiến hóa học sẽ được tiêm 1 loại hormone kháng hormone sinh dục nam có tác dụng làm giảm nhu cầu tình dục xuống mức thấp. (Ảnh minh họa).
BS Lợi cho biết, người bị thiến hóa học có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như mất hoàn toàn khả năng tình dục, ngực đau, ngực phát triển to hơn bình thường, giảm cân, bốc hỏa, mệt mỏi và giảm cholesterol tốt trong cơ thể… Do vậy, phải thật cân nhắc khi sử dụng.
Ngày 27/5, tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) đề xuất “thiến hóa học”, công khai danh tính và cho lao động công ích đối với tội phạm xâm hại trẻ em.
Hình thức xử lý này được nhiều quốc gia áp dụng. Người chịu hình phạt sẽ được tiêm chất kháng testosterone khiến nồng độ testosterone xuống mức thấp, thậm chí tới mức dưới tuổi dậy thì để làm suy giảm nhu cầu tình dục. Đại biểu này cho biết, khi biện pháp này được đưa vào thực hiện sẽ mang lại hiệu quả về tính răn đe tội phạm và đảm bảo an toàn cho trẻ em trước những vụ xâm hại.
Báo cáo về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng chống xâm hại trẻ em, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết từ năm 2015 đến 2019, cả nước phát hiện, xử lý về hình sự và hành chính 8.442 vụ xâm hại trẻ em với số nạn nhân là 8.709.
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2019 số trẻ bị xâm hại tăng đột biến với con số 1.400, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ). Với số liệu này, tính trung bình cứ 1 ngày lại có 7 trẻ em bị xâm hại trên phạm vi cả nước.
Hormone cao, coi chừng ung thư tuyến tiền liệt
Những người đàn ông có nồng độ hormone sinh dục nam testosterone và hormone tăng trưởng IGF-I cao có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) rút ra kết luận trên sau khi khảo sát hơn 200.000 người đàn ông trong 6 - 7 năm, theo Hãng tin New Kerala.
Thời điểm nghiên cứu bắt đầu, không ai mắc ung thư cũng như không dùng bất cứ liệu pháp hormone nào. Kết quả sau đó cho thấy có 5.412 trường hợp mắc ung thư và 296 người qua đời vì căn bệnh này.
Nhóm chuyên gia phát hiện những người đàn ông có nồng độ cao hơn của hai loại hormone trên trong máu có nguy cơ chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nồng độ IGF-I cứ tăng 5 nmol/L thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng 9%. Nồng độ testosterone tăng 50 pmol/L thì nguy cơ mắc ung thư là 10%.
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ cao hơn 25% ở những người đàn ông có nồng độ IGF-I cao nhất, so với những người có mức này thấp nhất. Nam giới có mức testosterone cao nhất phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 18% so với những người có mức thấp nhất.
Theo Thanh niên
Đàn ông có ngón đeo nhẫn ngắn nguy cơ tử vong vì corona cao? Kết quả nghiên cứu mới của các chuyên gia Anh đang khiến không ít người đàn ông lấy thước đo độ dài ngón tay đeo nhẫn của mình. Tuy nhiên, giới khoa học thế giới cho rằng kết luận này vẫn còn "mơ hồ", không chắc chắn. Ngón tay đeo nhẫn dài hay ngắn có quyết định khả năng được chữa khỏi hay...