Thi vào cấp 2 chất lượng cao – Nên đi học ôn từ lớp mấy: Đây là kinh nghiệm đúc kết sau nhiều năm giảng dạy của thầy giáo ở Hà Nội
Người đi sau vẫn có thể vượt lên, vẫn có thể về đích sớm nếu có chiến lược, chiến thuật hợp lý.
Thi vào cấp 2 CHẤT LƯỢNG CAO – Nên đi học ôn từ lớp mấy? Đây là câu hỏi mà đa số các bậc phụ huynh đều quan tâm. Trên thực tế, nếu có nguyện vọng cho con vào các trường điểm , trường chất lượng cao thì việc để “nước tới chân mới nhảy” rất dễ khiến con không theo kịp.
Bỏ qua các trường hợp “con không học ở đâu vẫn thi đỗ” hay “con chỉ ôn thi trước 1-2 tháng vẫn thi đỗ” vì “hoặc là không thực tế, hoặc là có thật nhưng không mang tính đại chúng”, thầy Trần Nhật Minh, tác giả sách “Các dạng bài và đề ôn thi vào lớp 6 CLC” đưa ra ý kiến (trong phạm vi môn Toán) dựa trên kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm dạy cho hs lứa tuổi tiểu học :
Thầy Trần Nhật Minh.
Nên ôn thi từ lúc nào?
1. Từ lớp 2, lớp 3:
Đây là giai đoạn các con đang bắt đầu hoàn thiện các kỹ năng, thao tác cơ bản và bố mẹ hoàn toàn có thể tự kèm con. Kiến thức lớp 2, lớp 3 chưa có gì khó nhưng đây lại là bước đệm để bắt nhịp vào lớp 4. Nếu ngay từ lúc này, các con được xây dựng phương pháp, thói quen học tập tốt thì sẽ rất thuận lợi cho việc tiếp tục ở năm bản lề lớp 4.
Với những học sinh có năng khiếu, tố chất, đặt mục tiêu vào các trường hàng đầu như Amsterdam, bố mẹ có thể cho con học từ thời điểm này để có thêm cơ hội và môi trường phát triển bản thân tốt nhất.
2. Học thêm từ lớp 4:
Có thể nói, lớp 4 là “mốc vàng” cho việc ôn thi của các cháu tiểu học. Đây là năm tập trung hầu hết các dạng bài quan trọng nhất và mọi đề thi vào cấp 2 đều chiếm từ 60% kiến thức lớp 4. Bỏ qua năm lớp 4 sẽ là hết sức gian nan ở năm lớp 5 vì dù lớp 5 là năm cuối cấp nhưng gần như các dạng bài ở lớp 5 đều mang tính chất kế thừa ở lớp 4.
Dù con có mục tiêu thi trường nào, hay đơn giản chỉ là muốn có 1 nền tảng vững chắc, hãy học tập thật cẩn thận ở năm học này.
Video đang HOT
3. Học thêm từ lớp 5:
Nếu học sinh đã lỡ mất năm lớp 4 và mới bắt đầu thực sự chinh chiến ở năm lớp 5, đó chắc chắn là một bất lợi. Việc lên lớp 5 mới đi ôn, sẽ không sớm, nhưng cũng chưa phải là quá muộn. Nếu như kiến thức cơ bản từ lớp 4 của học sinh tương đối ổn, và có 1 lộ trình học tập rõ ràng, nghiêm túc, mục tiêu vừa sức thì vẫn có thể nghĩ tới một kết quả tích cực.
Điều thầy cô lo lắng nhất là học sinh yếu hoặc mất căn bản toán 4, lúc này sẽ là một hành trình vô cùng nan giải và rất có thể học sinh sẽ phải hạn chế lại nhiều về mặt mục tiêu thi cử (vì lúc này cơ hội thi vào các trường cỡ như Ams, Ngoại ngữ … là gần như rất hẹp).
Con đi ôn thi muộn, cần lưu ý những điều gì?
Thời gian gần đây, rất nhiều phụ huynh đang có con học lớp 5 mới bắt đầu đi tìm lớp học để ôn thi vào lớp 6 các trường CLC. Đa phần các bố mẹ đều chung 1 cảm giác hoang mang, chưa biết định hướng thế nào cho đúng.
Ai cũng biết đã thi cử thì cần xác định từ sớm, và có 1 lộ trình rõ ràng, đầy đủ. Nhưng thời gian đã qua không thể lấy lại, và lo lắng không giải quyết được điều gì, vậy nên làm gì nếu con lỡ đi ôn thi muộn hơn?
1. Xây dựng lộ trình học tập rút gọn: Do không có đủ thời gian để đi sâu một cách bài bản vào từng dạng bài thi, nên các bạn đi ôn muộn bắt buộc phải học theo kiểu cuốn chiếu, tức là chỉ học tập trung vào những nội dung cần thiết nhất, có tỉ trọng trong đề thi nhiều nhất, chấp nhận lướt hoặc thậm chí bỏ hẳn một số phần.
Các dạng bài, chuyên đề thì rất nhiều, để biết cần học gì, bỏ gì, chọn lọc dạng bài ra sao , cần có 1 thầy cô đủ chuyên môn và kinh nghiệm hoặc phụ huynh có thể tự nghiên cứu đề thi để hướng dẫn cho con.
2. Vừa học vừa vá lấp lỗ hổng kiến thức: Do đi học muộn nên các con sẽ không có được 1 hệ thống kiến thức hoàn chỉnh, nhưng giờ nếu học lại hoặc cứ lo lắng về việc mình đang yếu dạng bài nào thì rất mất thời gian.
Tốt hơn là hãy cứ học tiếp theo chương trình ôn thi hiện tại, trong quá trình học những dạng mới sẽ có những phần kiến thức liên quan đến dạng cũ, lúc này, nếu thấy đang lung lay, chưa chắc phần nào thì bổ sung ngay phần đó để cố gắng nắm được nội dung kiến thức đang học lúc này.
3. Hãy thoải mái và giữ tâm lý bình tĩnh: Nhiều bố mẹ thấy con gặp khó, chưa hiểu bài là bắt đầu sôi sùng sục. Khi đi ôn muộn, tức là anh chị phải xác định con đang ở vị trí của người đi sau so với các bạn đã được ôn từ trước. Tất nhiên người đi sau sẽ không bao giờ đuổi kịp người đi trước nếu bước vào chặng đua với sự sốt ruột, nóng vội, lo lắng.
Mất bình tĩnh, mau nản chí chính là nguyên nhân lớn nhất khiến các con càng ngày càng bị tụt lại. Thay vì như vậy, cứ nỗ lực, quyết tâm, học như không còn gì để mất để vượt lên, cho dù không phải là vượt lên đối thủ thì cũng là vượt lên so với chính bản thân mình.
4. Xác định mục tiêu thật vừa sức, thậm chí chấp nhận “lùi 1 bước”: Đây là lúc phụ huynh cần phải thực tế, cân nhắc mọi thứ dựa trên năng lực của con và trên định hướng của thầy cô (nếu có) chứ không nên lựa chọn chỉ dựa vào cảm tính.
Có thể con rất yêu thích Ams, nhưng nếu Ams đang dần trở nên phiêu lưu, quá sức, tại sao lại ta không nghĩ tới những mục tiêu khác đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn, sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn mà nếu thi đỗ, có khi lại rất phù hợp và vừa vặn với con thì sao.
5. Hãy tin là thành công sẽ đến: Người đi sau vẫn có thể vượt lên, vẫn có thể về đích sớm nếu có chiến lược, chiến thuật hợp lý. Thực tế, vẫn có những bạn dù chỉ ôn thi trong 1 thời gian ngắn mà vẫn đỗ được vào 1 trường tốt, và điểm chung của tất cả các bạn này chính là không bao giờ thiếu lòng tin và sự quyết tâm.
Cũng giống như trong bóng đá, bàn thắng và chiến thắng nhiều khi chỉ đến ở những phút bù giờ; vậy nên sẽ không có gì là không thể xảy ra với những người luôn muốn tiến lên. Khi chúng ta nỗ lực đến cuối cùng, dù có thể sẽ không chiến thắng về mặt kết quả, thì ta vẫn sẽ chiến thắng ở nhiều khía cạnh tích cực khác.
Thầy giáo Hà Nội chỉ ra những LẦM TƯỞNG khi thi vào lớp 6, điều thứ 3 vừa mất công sức vừa tốn mớ tiền nhưng nhiều phụ huynh mắc phải
Những chia sẻ kinh nghiệm thực tế rất hữu ích của thầy Trần Nhật Minh giúp phụ huynh có cái nhìn toàn cảnh để sớm có định hướng phù hợp cho con thi vào lớp 6.
Với những gia đình có con đang học năm cuối tiểu học, chuyện cho con thi trường nào hay ôn luyện vào lớp 6 ra sao luôn "rục rịch" ngay từ sớm. Trên thực tế, nếu có nguyện vọng cho con vào các trường điểm, trường chất lượng cao thì việc để "nước tới chân mới nhảy" rất dễ khiến con không theo kịp. Tuy nhiên, trong việc chuẩn bị cho con "vượt vũ môn" thành công, vẫn có nhiều lầm tưởng của phụ huynh khi chuyển cấp vào lớp 6.
Thầy giáo Trần Nhật Minh, sáng lập và chủ nhiệm CLB Toán bồi dưỡng - MathExpress đã chỉ ra 5 điều lầm tưởng hay gặp nhất. Những chia sẻ kinh nghiệm thực tế rất hữu ích của thầy Trần Nhật Minh giúp phụ huynh có cái nhìn toàn cảnh để sớm có định hướng phù hợp cho con.
1. Cấp 2 có trường chuyên
Điều này hoàn toàn không đúng. Ở cấp THCS không hề có trường chuyên hay các lớp chuyên. Việc sử dụng từ "chuyên" cho trường hay cho lớp chẳng qua chỉ là 1 sự quen miệng mà thôi. Chính xác thì ở cấp 2 có các trường thuộc hệ Chất lượng cao, có thể kể đến như CLC Cầu Giấy, CLC Thanh Xuân, CLC Nam Từ Liêm.
2. Chuyên Ngoại ngữ và THCS Ngoại ngữ
Có lẽ mọi người nhập nhèm nhất về tên gọi 2 trường này. Chuyên Ngoại ngữ là trường chuyên cấp 3, trực thuộc ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc Gia HN, còn THCS Ngoại ngữ là thuộc khối cấp 2. Do vậy khi thi vào lớp 6 mà nói Chuyên Ngoại ngữ, chuyên Ngữ hay kể cả là CNN2 là không chính xác. Những thành tích, thương hiệu mà chúng ta nghe nói đến về Chuyên Ngoại ngữ cho đến giờ hoàn toàn là của khối cấp 3, còn THCS Ngoại ngữ mới thành lập 3 năm, hiện còn chưa hết 1 khóa nên chưa có đầu ra.
Điều này cũng xảy ra tương tự với Ams 3 và Ams 2.
3. Cứ học nhiều thầy cô "có tiếng" là sẽ thi đỗ
Việc ôn thi cần lựa chọn địa chỉ uy tín là đúng rồi, nhưng điều đó không có nghĩa là có bao nhiêu chỗ uy tín là bố mẹ cho con đi học bằng đủ, bằng hết. Giáo viên giỏi không đồng nghĩa với 100% tấm vé thi đỗ chuyển cấp mà đúng hơn là 1 phương tiện giúp các con có thể đi đúng, đi nhanh; còn đi có đến đích hay không còn tùy vào cả yếu tố học sinh, gia đình. Và mỗi học sinh cũng chỉ cần lựa chọn 1, hay cùng lắm là 2 thầy cô giỏi để theo (tốt nhất là chỉ cần 1 là đủ), vì nếu học quá nhiều chỗ cùng lúc thì dễ dẫn đến quá tải, chỉ có số lượng mà không đạt chất lượng, hay nay học chỗ này, mai học chỗ kia, nhảy như châu chấu đủ các nơi thì kiến thức sẽ trở nên không có hệ thống và bị đứt gãy liên tục.
4. Chỉ cần ôn, luyện đề "cấp tốc" trước vài tháng vẫn thi tốt
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần dành ra 2-3 tháng "cày" dạng đề của 1 trường nào đó là vào phòng thi làm vô tư. Đây là quan niệm sai lầm hết sức vì để làm tốt được 1 đề thi là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng được rèn luyện trong cả 1 quá trình chứ không phải kiểu chỉ đi học cuốn chiếu, cấp tốc vậy là đủ. Có thể là có những chia sẻ kiểu "con tôi không học gì nhiều vẫn thi đỗ", hay "con tôi chỉ đi học mấy tháng cuối vẫn thi đỗ" thì thầy Minh nói luôn là những chia sẻ như vậy hoặc là "chém gió", phi thực tế; hoặc là có nhưng chỉ là số rất ít và không mang tính chất kinh nghiệm đại chúng.
5. Con học tốt môn nào thì đầu tư học thật nhiều môn đó để gỡ cho các môn kia
Thầy Trần Nhật minh
Việc có những phụ huynh cho con đi học 1 môn tới 5 buổi/tuần là hoàn toàn thừa thãi và bất hợp lý. Tốt nhất vẫn là học đều và vừa đủ, còn việc học lệch hay không có kế hoạch hợp lý thì sẽ mang lại những hệ quả xấu, không chỉ là ở kỳ thi chuyển cấp mà còn là cả quá trình về sau.
Đây là suy nghĩ khá phổ biến với những phụ huynh nghĩ rằng "con chỉ học tốt môn A, còn môn B, C thì kém" nên dồn sức cho con gần như chỉ học 1 môn, với hy vọng rằng môn đó sẽ là môn gỡ điểm. Thực tế thì đúng là trong các môn thi, luôn có 1 môn được cho là thế mạnh, nhưng nếu nói về gỡ điểm thì gỡ ở 1 mức độ nào đó thôi, kiểu như 9 gỡ cho 7, chứ bảo 9 gỡ cho 3, 4 thì khó.
Thêm nữa với cách ra đề và điểm chuẩn như những năm gần đây thì có thể thấy việc học đều là rất quan trọng, với mức điểm trung bình ở ngưỡng 7,5 đến xấp xỉ 8 thì hầu như không có môn nào gánh được môn nào cả. Vì vậy, việc có những phụ huynh cho con đi học 1 môn tới 5 buổi/tuần là hoàn toàn thừa thãi và bất hợp lý. Tốt nhất vẫn là học đều và vừa đủ, còn việc học lệch hay không có kế hoạch hợp lý thì sẽ mang lại những hệ quả xấu, không chỉ là ở kỳ thi chuyển cấp mà còn là cả quá trình về sau.
Học sinh đoạt giải Quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế lần thứ 51 sẽ được công nhận học sinh giỏi môn Ngữ văn Đó là nội dung nổi bật mà Sở GD&ĐT Thanh Hóa - cơ quan thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi viết thư quốc tế (UPU) lần thứ 51 (năm 2022) tỉnh Thanh Hóa vừa thông báo. Đồng chí Ngô Quang Tự, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Hóa và đồng chí Đặng Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội đồng đội tỉnh trao...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?
Tin nổi bật
21:32:42 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025