Người truyền cảm hứng lịch sử trên mảnh đất anh hùng
“Là giáo viên, phải truyền được cảm hứng cho HS. Dạy các em biết yêu lịch sử, có lý tưởng tạo ra được giá trị bản thân thì mới thành công” – đó là những lời chia sẻ về hành trình dạy học của NGƯT Vũ Thị Tố Loan.
Cô giáo Vũ Thị Tố Loan cùng học trò lớp 9G. Ảnh: NVCC
Dạy lịch sử ở mảnh đất anh hùng
Cô Vũ Thị Tố Loan hiện là giáo viên dạy môn Lịch sử tại Trường THPT Lương Thế Vinh (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Cô sinh ra trong một gia đình có bố mẹ từng ở miền xuôi rồi cùng lên Tây Bắc dạy học. Như có duyên nợ với mảnh đất lịch sử anh hùng, cô Loan cũng lựa chọn làm nghề giáo ở nơi vùng cao này. Tốt nghiệp Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2003 cô Loan về nhận công tác tại Trường THPT Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).
Lâu nay, Lịch sử vẫn được xem là khô khan, nhiều chữ, không có nhiều học sinh hứng thú với môn học này. Bởi thế, ngay từ những ngày đầu đứng trên bục giảng, cô Loan đã cẩn thận trong từng trang giáo án, chú trọng phương pháp, sáng tạo và nhiệt huyết trong mỗi tiết dạy.
Cô Loan chia sẻ: “Là giáo viên, phải truyền được cảm hứng cho học sinh, biết yêu lịch sử, biết trân trọng quá khứ, thôi thúc các em có lý tưởng tạo ra được giá trị bản thân trong tương lai thì mới tính là thành công”.
Video đang HOT
Năm 2016, Trường THPT Lương Thế Vinh được thành lập. Cô Loan từ một ngôi trường ở khu vực biên giới (THPT Thanh Chăn, huyện Điện Biên) được ngành lựa chọn đến đặt những “viên gạch” đầu tiên cho ngôi trường mới với 2 cấp học đầu tiên ở Điện Biên. Cùng với cô Loan là một số ít những gương mặt tiêu biểu được lựa chọn, điều động.
Năm đầu tiên khi ngôi trường chất lượng cao đi vào hoạt động, cô Loan được giao chủ nhiệm lớp 6 – lớp đầu cấp. “Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý với lứa tuổi học sinh THCS nên mọi thứ dường như mới mẻ. Tôi nhớ nhất trong khoảng thời gian ấy, câu hỏi tưởng chừng như rất hồn nhiên của học trò, nhưng lại chạm đúng đến tình yêu mà tôi theo đuổi bấy nay: “Cô ơi! Con thấy nghề dạy học lịch sử thật vất vả, sao cô lại chọn?”. Tôi nghĩ, có lẽ vì tôi yêu Lịch sử, yêu nghề giáo viên, dạy học luôn là niềm vui mỗi ngày nên cũng chẳng cảm thấy đó là nỗi vất vả”, cô Loan tâm sự.
Khi đã quen với nghề và ở những môi trường sư phạm khác nhau, bản thân cô luôn nỗ lực vươn lên. Đến nay cũng đã mười tám năm cô Loan gắn bó với nghề “trồng người”. Mỗi trang giáo án của cô được lật qua là thêm một lần cô tái hiện lại những trang sử đẹp, in đậm trong trí nhớ của học trò.
Theo lãnh đạo nhà trường cho biết, những năm qua, việc tổ chức ôn luyện học sinh giỏi của cô Loan luôn đạt kết quả cao. Học sinh được cô bồi dưỡng, ôn luyện luôn nằm trong tốp đầu trong tỉnh. Không ít em đã được lựa chọn vào đội dự tuyển học sinh giỏi quốc gia. Mỗi khi nghe tin học sinh đoạt giải cao là một lần cô có thêm động lực để gắn bó với mảnh đất biên viễn xa xôi này.
NGƯT Vũ Thị Tố Loan.
Nhà giáo mẫu mực, sáng tạo
“Tôi luôn ý thức được giảng dạy Lịch sử cho học sinh ở trên chính mảnh đất lịch sử anh hùng là một điều vô cùng quan trọng. Tôi đã luôn tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin, liên hệ thực tế để làm mới bài giảng. Quan điểm là làm sao tạo ra những tiết học hấp dẫn, chất lượng. Từ đó, lựa chọn ra học sinh giỏi để bồi dưỡng kịp thời”, cô Loan chia sẻ.
Từ năm 2012 đến nay, cô Loan có 56 lượt học sinh giỏi cấp tỉnh, 100% đoạt giải, nhiều học sinh đã được lựa chọn vào đội dự tuyển học sinh giỏi quốc gia. Không chỉ ôn luyện học sinh giỏi Lịch sử, cô giáo Tố Loan còn hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đoạt giải Nhì cấp tỉnh.
Để phát triển chuyên môn, cô Loan đã tìm tòi, đề xuất được 8 sáng kiến kinh nghiệm (6 sáng kiến cấp cơ sở, 2 sáng kiến cấp tỉnh) thiết thực trong công tác dạy học. Những sáng kiến trên được Hội đồng Khoa học nhà trường, Hội đồng Khoa học Sở GD&ĐT đánh giá cao.
Có thể kể đến một số sáng kiến như: Kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử lớp 12; Sa bàn diễn biến chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950; Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử; Hình thành hành vi ứng xử văn hóa cho mỗi người dân ở các điểm du lịch tại thành phố Điên Biên Phủ; Sử dụng ứng dụng web Powtoon làm video nâng cao hiệu quả dạy và học môn Sử – Địa…
Em Ngô Bảo Ngọc, học sinh lớp 7R, chia sẻ: “Cô Loan không chỉ là giáo viên dạy môn Lịch sử, mà còn là người đồng hành trang bị kỹ năng, giá trị sống cho học sinh. Chính cô đã giúp em tự tin vào bản thân, mạnh dạn trong các hoạt động của trường, lớp”.
“Cô Loan là nhân tố tích cực của nhà trường. Người truyền cảm hứng, lan tỏa sự nhiệt huyết và đam mê lịch sử đến cho các thế hệ học sinh. Nhiều giáo viên coi cô Loan như tấm gương và lấy đó là mục tiêu phấn đấu trên lộ trình giáo dục bản thân. Vừa rồi, cô Loan vinh dự nằm trong tốp 14 giáo viên của tỉnh Điện Biên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Đó là niềm tự hào của cá nhân cô cũng như của tập thể chúng tôi”, thầy Hoàng Văn Thông, Hiệu trưởng nhà trường nói.
Làm mới cách dạy sử
Sinh ra ở mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thị Tố Loan, Trường THPT Lương Thế Vinh (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) tưởng rằng sẽ có nhiều đất "dụng võ", đưa những kiến thức môn Lịch sử vào nhiều hoạt động sáng tạo trong dạy học, góp phần "gieo hạt giống" trên mảnh đất vùng cao.
Thế nhưng, việc học sinh coi nhẹ, không thích học môn Lịch sử chính là nỗi buồn và trăn trở cho những giáo viên dạy bộ môn này.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, cô Tố Loan đi đến quyết định phải đổi mới cách dạy môn Lịch sử để các em, những người con sinh ra và lớn lên trên quê hương diễn ra Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, hiểu hơn về mảnh đất Điện Biên anh hùng, cũng như yêu thích môn Lịch sử.
Ảnh minh họa/internet
Tuy nhiên, công việc ấy không hề thuận lợi. Những tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của cô lúc đầu còn khiến một số người e ngại. Việc sử dụng công nghệ là điều còn xa lạ với nhiều giáo viên vùng cao, nhất là với môn Lịch sử. Tuy không nói ra nhưng nhiều người có suy nghĩ, đây là môn học chỉ cần học thuộc, không nhất thiết phải đầu tư nhiều công sức đến thế.
Nhiều giáo viên không ủng hộ, thậm chí còn bàn ra tán vào. Không nản chí, cô Tố Loan kiên trì dạy các em theo cách thức hiện đại với tất cả tâm huyết và kinh nghiệm mà mình tiếp thu, sáng tạo. Sau một thời gian, hiểu rõ những việc cô làm; những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đổi mới cách dạy môn Lịch sử vì học sinh, vì tập thể, Ban giám hiệu, Công đoàn trường đã hết sức quan tâm, hỗ trợ; các thầy giáo, cô giáo khác cũng dần ủng hộ, chia sẻ và học tập cách làm của cô. Những sáng kiến của cô không chỉ mang lại hiệu quả trong việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường, mà còn được phổ biến rộng rãi trong toàn ngành giáo dục.
Cô giáo Tố Loan đã đề xuất 8 sáng kiến kinh nghiệm (6 sáng kiến cấp cơ sở, 2 sáng kiến cấp tỉnh) thiết thực trong công tác dạy học và được Hội đồng Khoa học nhà trường, Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đánh giá cao, tiêu biểu như: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử lớp 12; Sa bàn diễn biến Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950; Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử; Hình thành hành vi ứng xử văn hóa cho mỗi người dân ở các điểm du lịch tại TP Điên Biên Phủ; Sử dụng ứng dụng web Powtoon làm video nâng cao hiệu quả dạy và học môn Sử-Địa...
Hai lần thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cô đã đoạt một giải nhất, một giải xuất sắc. Với cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử E-learning, cô đoạt 2 giải nhất, 2 giải nhì. Thi dạy học theo chủ đề tích hợp cấp tỉnh, cô được 1 giải nhì, 1 giải ba cấp tỉnh, 1 giải khuyến khích cấp quốc gia...
Những cống hiến của cô Tố Loan đã được ghi nhận, khuyến khích qua những danh hiệu mà cô đạt được: Nhiều năm là Công đoàn viên xuất sắc; 7 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 1 năm đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; bằng khen của UBND tỉnh Điện Biên. Đặc biệt, năm 2021, cô giáo Tố Loan là một trong 14 nhà giáo của tỉnh Điện Biên được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Cô giáo Loan chỉ là một trong rất nhiều tấm gương đổi mới, sáng tạo được nhà trường, công đoàn ngành giáo dục luôn đứng bên khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đây cũng chính là tinh thần của Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam trong khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
Học trực tuyến, kiểm tra học kỳ như thế nào? Sử dụng nhiều hình thức sao cho việc kiểm tra không nặng nề nhưng vẫn đảm bảo kiểm tra năng lực và hạn chế tối đa sự thiếu trung thực trong thời gian học trực tuyến là kế hoạch mà nhà trường và giáo viên đang hướng đến. Sẽ có nhiều hình thức kiểm tra khi học sinh học trực tuyến - NGỌC...