Thêm một nước châu Phi xảy ra đảo chính
Một nhóm sĩ quan quân đội cấp cao tại Gabon đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia của nước này, tuyên bố lên nắm quyền vì cuộc bầu cử được tổ chức vào cuối tuần qua không đáng tin cậy.
Niger – quốc gia Tây Phi thời gian qua cũng chứng kiến đảo chính và loạn lạc. Ảnh AP.
Theo đó, các quan chức quân đội Gabon ngày 30/8 cho biết, đã hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử, giải tán tất cả các tổ chức nhà nước và đóng cửa biên giới, Al Jazeera đưa tin.
Những quan chức này cũng khẳng định, họ đại diện cho tất cả các lực lượng an ninh và quốc phòng của Gabon.
Thông báo này được đưa ra ngay sau khi Trung tâm bầu cử Gabon thông báo về việc Tổng thống Ali Bongo tái đắc cử với 64,27% phiếu bầu so với 30,77% của đối thủ chính của ông là Albert Ondo Ossa, người đã tố cáo “sự gian lận do phe Bongo dàn dựng” 2 giờ trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa ngày 26/8.
Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba đã nắm quyền tại quốc gia Trung Phi này trong 14 năm.
Video đang HOT
Chiến dịch tranh cử của phe đối lập hôm 28/8 kêu gọi ông Ali Bongo “chuyển giao quyền lực trong hòa bình”, theo France24.
Khu vực Tây và Trung Phi trong thời gian qua chứng kiến hàng loạt vụ đảo chính. Mới nhất là tại Niger, quốc gia đồng minh quan trọng của Mỹ và Pháp tại khu vực trong cuộc chiến chống các nhóm Hồi giáo cực đoan. Trước đó, chính quyền quân sự đã lên nắm quyền ở 5 quốc gia Tây và Trung Phi trong 3 năm qua và những nước này đều từng là thuộc địa của Pháp.
Gabon là một quốc gia ở Trung Phi, giáp vịnh Guinea về phía Tây, giáp các nước Guinea Xích Đạo, Cameroon và Cộng hòa Congo. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Gabon là Libreville.
Niger: Giải pháp hòa bình hay chiến tranh?
Chính quyền Niger do phe đảo chính kiểm soát tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn, không khuất phục trước áp lực từ Liên minh châu Phi (AU) cũng như Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) sau hàng loạt động thái từ cả hai phía.
Liệu thế giằng co này sẽ đưa đến một "thỏa hiệp" hay sẽ lại thêm một quốc gia vùng Sahel cắt quan hệ với Pháp và rời khỏi AU, ECOWAS?
Động thái được xem là cứng rắn nhất của chính quyền Niger hiện tại là việc ra thời hạn cho Đại sứ Pháp Sylvain Itte phải rời khỏi đất nước này trong vòng 48 giờ. Đây được xem là động thái quyết liệt của chính quyền quân sự nhằm cắt quan hệ hoàn toàn với nước Pháp. Trước Niger, vùng Sahel đã từng có 2 quốc gia đảo chính quân sự và cắt quan hệ với Pháp, đó là Mali và Burkina Faso. Hai quốc gia này cũng là những nước lên tiếng ủng hộ phe đảo chính ở Niger quyết liệt nhất.
Một số người dân Niger biểu tình đòi người Pháp rút khỏi Niger.
Pháp là quốc gia từng đô hộ Niger trong hơn 50 năm đầu thế kỷ XX. Sau khi Niger giành độc lập năm 1960, Pháp vẫn duy trì quan hệ lâu dài với Niamey, nhưng mối quan hệ đó được nhìn nhận không khác gì quan hệ thực dân-thuộc địa trước kia. Trong nhiều năm, chính quyền ở Niger được cho là chịu sự chi phối của Paris trong mọi quyết sách điều hành đất nước, kể cả việc khai thác tài nguyên quốc gia. Những người làm đảo chính ở Niger tuyên bố rằng họ muốn người Pháp "cuốn xéo" khỏi đất nước họ sau thời gian dài bóc lột tài nguyên quốc gia của Niger.
Cuộc đảo chính hôm 26/7 đã đẩy mối quan hệ của Niger với Pháp đến điểm rạn nứt và động thái mới nhất này làm cho tương lai của các nỗ lực quân sự chung chống khủng bố Hồi giáo cực đoan ở khu vực Sahel trở nên mờ mịt. Pháp đã kêu gọi phục chức cho Tổng thống Mohamed Bazoum và cho biết sẽ hỗ trợ các nỗ lực của khối ECOWAS nhằm lật ngược cuộc đảo chính. Paris không chấp nhận thời hạn rút đại sứ về nước do Niger đưa ra.
Paris ngay lập tức bác bỏ lệnh trục xuất Đại sứ Pháp của chính quyền Niger. Paris cũng chưa chính thức công nhận quyết định của chính quyền Niamey vào đầu tháng 8 về việc thu hồi một loạt thỏa thuận quân sự với Pháp, nói rằng những thỏa thuận này đã được ký kết với "các cơ quan hợp pháp" của Niger.
Như vậy, có thể thấy thực chất cuộc đảo chính ở Niger là nhằm "lật đổ" chế độ thực dân mới của Pháp. Vì vậy, phe đảo chính coi việc phục chức cho ông Bazoum không có ý nghĩa gì. Hơn nữa, chính quyền do phe đảo chính kiểm soát còn tuyên bố sẽ đưa ông Bazoum ra xét xử về các tội phản quốc và phá hoại an ninh quốc gia. Người phát ngôn của chính quyền quân sự Niger cho biết hiện đang "thu thập các bằng chứng cần thiết để truy tố ông Bazoum trước các cơ quan có thẩm quyền trong nước và quốc tế về việc ông đã cùng các đồng phạm trong và ngoài nước thực hiện những hành vi phản quốc, phá hoại an ninh nội bộ và bên ngoài của Niger".
Cộng đồng quốc tế xem ra đang bế tắc, chưa có hướng đi thích hợp để giải quyết vấn đề Niger. Mỹ, Pháp và EU đều đang mong muốn duy trì lực lượng quân sự tại Niger nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan, vì vậy các bên đều phải hết sức thận trong trong cách tiếp cận.
Pháp có thái độ cứng rắn, tuyên bố ủng hộ việc ECOWAS can thiệp quân sự nhằm "lập lại trật tự" ở Niger, trong khi Mỹ chọn lựa cách tiếp cận "mềm" hơn, ủng hộ việc ECOWAS khôi phục trật tự hiến pháp thông qua các giải pháp hòa bình.
AU tuyên bố ủng hộ mọi nỗ lực của ECOWAS trong việc khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger thông qua các biện pháp ngại giao và hòa giải. Trong một tuyên bố, AU cho rằng việc can thiệp quân sự sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền làm mất an ninh trong toàn khu vực Sahel cũng như cả châu Phi.
Trước đó, khối ECOWAS đã ra tối hậu thư cho chính quyền Niger trong 7 ngày phải phục chức cho ông Bazoum, nếu không sẽ triển khai quân đội can thiệp quân sự vào nước này. Tuyên bố trên đã được chào đón bằng loạt cuộc biểu tình phản đối của người dân ủng hộ đảo chính, đồng thời càng khiến lực lượng ủng hộ đảo chính quyết tâm hơn, ra tuyên bố động viên toàn bộ đất nước Niger để tự vệ. Hai nước trong vùng Sahel là Mali và Burkina Faso cũng lên tiếng sẽ đưa quân tiếp ứng Niger nếu bị ECOWAS can thiệp quân sự.
Giải pháp ngoại giao, hòa giải có vẻ là sự lựa chọn tốt nhất cho Niger lúc này. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà cầm quyền quân sự mới của Niger đã từ chối hầu hết các nỗ lực hòa giải của quốc tế và tuần trước đã từ chối tiếp nhận các nhóm hòa giải từ Liên hợp quốc, AU và ECOWAS. Một quan chức cấp cao của Mỹ cũng bị từ chối. Chỉ có học giả Hồi giáo người Nigeria Sheikh Bala Lau được lãnh đạo phe đảo chính Abdourahamane Tchiani tiếp đón. Ông Lau đến thăm Niamey với sự bảo trợ của Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, đồng thời cũng là người đứng đầu ECOWAS. Sau cuộc gặp tại thủ đô Niamey của Niger, ông Lau cho biết "cánh cửa của họ luôn rộng mở cho giải pháp ngoại giao và hòa bình trong việc giải quyết vấn đề".
Trong khi đó, AU đã có một động thái có thể khiến tình hình căng thẳng thêm và khó giải quyết hơn khi công bố quyết định "đình chỉ ngay lập tức sự tham gia của Cộng hòa Niger khỏi mọi hoạt động của AU cũng như các cơ quan và tổ chức của nó cho đến khi khôi phục hiệu quả" trật tự hiến pháp trong nước.
Việc đình chỉ được quyết định tại cuộc họp vào ngày 14/8 do Hội đồng An ninh và Hòa bình của AU tổ chức liên quan đến cuộc đảo chính quân sự ở Niger. AU kêu gọi cả các thành viên của mình và cộng đồng quốc tế "từ chối sự thay đổi chính phủ vi hiến này và kiềm chế mọi hành động có thể mang lại tính hợp pháp cho chế độ bất hợp pháp ở Niger". Hội đồng An ninh và Hòa bình AU cũng ra lệnh đánh giá quyết định của khối ECOWAS về việc chuẩn bị lực lượng dự phòng cho khả năng triển khai tới Niger
Thái Lan: Đảng Pheu Thai lập chính phủ mới Chính trường Thái Lan vừa diễn ra 2 sự kiện cùng lúc: Đảng Pheu Thai - đảng được ông Thaksin bảo trợ - đã thành lập chính phủ mới, ngay sau khi ông Thaksin về nước và bị tòa tuyên án 8 năm tù vào ngày 22/8. Liên minh với chính đối thủ Trong một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Thái Lan...