Syria trước bước ngoặt lịch sử
Thủ lĩnh lực lượng cầm quyền mới tại Syria hứa hẹn về một nhà nước hoàn toàn mới trong khi Mỹ và LHQ mở ra khả năng công nhận chính quyền Damascus.
Không chiến tranh nữa
Hôm qua, thủ lĩnh Abu Mohammed al-Jolani của tổ chức đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS) có những phát biểu đầu tiên với truyền thông phương Tây từ khi dẫn đầu liên quân lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trả lời phỏng vấn Đài Sky News tại Damascus, ông al-Jolani cố gắng xua tan nghi ngờ từ bên ngoài về quá khứ của HTS và nhấn mạnh Syria đang tiến đến sự phát triển, tái thiết và ổn định. “Người dân đã kiệt sức vì chiến tranh. Đất nước không sẵn sàng và sẽ không lao vào một cuộc chiến nữa”, ông al-Jolani cam kết và nói thế giới “không có gì phải sợ”.
Tương lai bất định cho Syria sau khi lực lượng đối lập lật đổ Tổng thống al-Assad
Vị thủ lĩnh có tên thật là Ahmed al-Sharaa, từng chiến đấu chống quân đội Mỹ tại Iraq vào thập niên 2000. Tổ chức của ông từng là một nhánh của al-Qaeda tại Syria và bị Mỹ cùng nhiều nước liệt vào danh sách khủng bố nhưng trong những năm qua cố gắng cắt đứt mối liên hệ với quá khứ cực đoan để khẳng định đã trở nên ôn hòa hơn. Cuộc càn quét của HTS trên khắp lãnh thổ Syria chỉ trong hai tuần đã khơi dậy nỗi sợ trong các nhóm thiểu số tại nước này như người Kurd, người Alawite hay người Cơ Đốc. Tuy nhiên, ông al-Jolani khẳng định nguồn cơn của nỗi sợ xuất phát từ chính quyền ông al-Assad và đồng minh nên “việc loại bỏ họ là giải pháp cho Syria”.
Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 11.12. ẢNH: REUTERS
Cùng ngày, tân Thủ tướng Mohammad al-Bashir do HTS hậu thuẫn tuyên bố giờ là lúc để người dân “tận hưởng sự ổn định và yên bình”, cam kết sẽ lãnh đạo chính quyền chuyển tiếp đến tháng 3.2025.
Mỹ bắn tín hiệu
Việc chính quyền ông al-Assad bị lật đổ là bước ngoặt mới, buộc Mỹ phải đánh giá lại lợi ích của nước này tại Syria. Các nhà quan sát cho rằng nước Mỹ không có một chính sách rõ ràng liên quan Syria ít nhất là trong 3 đời tổng thống gần nhất. Mặc dù lên án chính quyền ông al-Assad nhưng Mỹ cũng không ưu tiên việc ép ông ra đi vì sự nghi ngờ đối với các nhóm đối lập chính. Tại Syria, Mỹ duy trì khoảng 900 binh sĩ và hậu thuẫn lực lượng người Kurd.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gần đây gọi Syria là “mớ hỗn độn” và cho rằng Washington không nên can dự. Tuy nhiên, giới quan sát không loại trừ khả năng ông thay đổi quan điểm bởi trước đây ông từng sẵn sàng đàm phán với các bên đối địch của Mỹ như Taliban và CHDCND Triều Tiên, theo AFP.
Israel nói không muốn xung đột với chính quyền mới dù không kích Syria
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gợi ý về khả năng công nhận chính quyền tương lai của Syria nếu thật sự đáng tin cậy, bao trùm và thế tục, phải cam kết tôn trọng quyền của người thiểu số, cho phép viện trợ nhân đạo và ngăn khủng bố sử dụng lãnh thổ làm căn cứ. LHQ cũng nói sẽ đưa HTS khỏi danh sách khủng bố nếu cam kết xây dựng chính quyền bao trùm.
Reuters hôm qua đưa tin ông Blinken sẽ thăm Ankara vào ngày 13.12 để gặp Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan nhằm thảo luận tình hình Syria. Các cuộc đụng độ được cho là vẫn đang diễn ra giữa các nhóm do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn với phe người Kurd, đối tác của Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Iran cáo buộc Mỹ và Israel về Syria
Trong khi đó, Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei ngày 11.12 có bài phát biểu đầu tiên về Syria từ sau khi ông Bashar al-Assad bị lật đổ khỏi chức tổng thống và bay sang Nga.
“Rõ ràng điều đã xảy ra tại Syria là kế hoạch chung của Mỹ và chế độ Phục quốc Do Thái (ý nói Israel). Một chính phủ láng giềng của Syria cũng đã và đang đóng vai trò rõ ràng trong việc này. Tất cả mọi người đều thấy điều này, nhưng chủ mưu và trung tâm chỉ huy là tại Mỹ và chế độ Phục quốc Do Thái”, truyền thông Iran dẫn lời ông Khamenei, nói thêm rằng ông có bằng chứng rõ ràng.
Pháp hỗ trợ quá trình chuyển giao quyền lực ở Syria
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot ngày 9/12 cho biết nước này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển giao quyền lực ở Syria sau khi lực lượng đối lập tuyên bố kiểm soát thủ đô Damascus dẫn đến sự chấm dứt chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Phát biểu trên đài France Info, ông Barrot cho biết Pháp sẽ cử một đặc phái viên đến Syria trong những ngày tới.
Liên quan đến quá trình chuyển giao quyền lực, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cùng ngày cho rằng các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, cần hỗ trợ người dân Syria thiết lập một chính quyền mới mang tính bao trùm, có sự tham gia của đông đảo các lực lượng chính trị, kinh tế và tôn giáo của Syria.
Từ London, ông Pat McFadden - một thành viên cấp cao trong Nội các của Thủ tướng Anh Keir Starmer - cho biết nước này có thể xem xét đưa nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố. Thông tin này được đưa ra sau khi nhóm này dẫn đầu liên minh phe đối lập thông báo kiểm soát thủ đô Damascus ngày 8/12 và dẫn đến sự chấm hết của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Phát biểu trên kênh truyền hình Sky News của Anh ngày 9/12, ông McFadden nói thêm rằng việc xem xét này sẽ phần nào phụ thuộc vào những hành động tiếp theo của nhóm Hayat Tahrir al-Sham. Theo quan chức này, Anh sẽ sớm đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề nói trên trong bối cảnh diễn biến nhanh chóng trên thực tế tại Syria.
Anh cùng với một số quốc gia phương Tây khác bao gồm Mỹ coi HTS là một nhóm khủng bố, theo đó mọi hoạt động hỗ trợ hoặc tham gia nhóm này đều được coi là bất hợp pháp và bị cấm.
Diễn biến mới nhất trên thực địa cho thấy, các nhóm đối lập ở Syria đã chiếm quyền kiểm soát thị trấn Manbij ở phía Bắc Syria. Theo một nguồn tin an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/12, phe đối lập ở Syria đã kiểm soát được thị trấn trên sau khi giao tranh ác liệt với các Lực lượng dân chủ Syria (SDF), nhóm vũ trang do người Kurd đứng đầu được Mỹ hậu thuẫn tại Syria.
Về vấn đề an ninh đối với các căn cứ quân sự của Nga ở Syria, hãng thông tấn Interfax ngày 9/12 dẫn lời một nghị sĩ cấp cao của Nga khẳng định các căn cứ của Nga ở Syria vẫn được bảo vệ, trước sự tấn công dồn dập của lực lượng nổi dậy.
Cùng ngày, một quan chức cấp cao của Iran cho biết Tehran đã mở đường dây liên lạc trực tiếp với lực lượng đối lập ở Syria nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra những hành động thù địch nhằm vào Iran.
Thực hư việc Nga vội rút quân khỏi Syria khi chính quyền Assad bị lật đổ Các nhà phân tích đặt ra nghi vấn về việc Nga rút quân khỏi các căn cứ quân sự tại Syria sau khi chính quyền Tổng thống Bashar Assad sụp đổ. Lực lượng Nga tại căn cứ không quân Khmeimim ở Syria trong bức ảnh chụp cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2017 (Ảnh: Getty). Quân đội Nga được cho là vẫn...