Chính quyền quân sự Niger có khả năng đối thoại với ECOWAS
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, sau cuộc gặp chính thức ở Niamey ngày 13/8 với chính quyền quân sự Niger, một nhóm các học giả Hồi giáo của Nigeria cho biết những người đứng đầu cuộc đảo chính ở Niger sẵn sàng đối thoại để giải quyết bế tắc với Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi ( ECOWAS).
Toàn cảnh phiên họp bất thường các nhà lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) về tình hình Niger, tại Abuja (Nigeria), ngày 10/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc gặp trên diễn ra trong bối cảnh ECOWAS đang xem xét các phương án nhằm khôi phục chế độ dân sự ở Niger, bao gồm cả khả năng can thiệp quân sự, sau vụ Tổng thống Mohamed Bazoum bị lật đổ vào ngày 26/7. Đây là cuộc đảo chính thứ 7 ở Tây và Trung Phi trong 3 năm qua.
Trước đó, Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, với vai trò là Chủ tịch ECOWAS, đã chấp thuận cử một phái đoàn các học giả Hồi giáo tới Niamey hôm 12/8, những người đã cam kết thúc đẩy đối thoại, như một dấu hiệu cho thấy khối này vẫn đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Người dẫn đầu phái đoàn, ông Sheikh Abdullahi Bala Lau cho biết cuộc gặp của họ với lãnh đạo chính quyền quân sự Niger, Tướng Abdourahamane Tiani kéo dài trong vài giờ.
Ông Lau cho biết thêm người đứng đầu chính quyền quân sự Niger nói rằng họ đã để ngỏ việc xem xét các biện pháp ngoại giao và hòa bình nhằm giải quyết những khúc mắc hiện nay. Tướng Tiani được cho là đã nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử giữa Niger và Nigeria, đồng thời nói rằng các nước “không chỉ là láng giềng mà còn là anh em nên giải quyết các vấn đề một cách thân thiện”.
Hiện chính quyền quân sự Niger chưa đưa ra tuyên bố chính thức về cuộc họp, nhưng những bình luận của Tướng Tiani là một trong số ít dấu hiệu gần đây cho thấy ông sẵn sàng đàm phán.
Video đang HOT
Những người đứng đầu cuộc đảo chính của Niger trước đó đã từ chối các nỗ lực ngoại giao của ECOWAS, Mỹ và các nước khác. Điều này làm dấy lên nỗi ám ảnh về khả năng bùng phát một cuộc xung đột tiếp theo ở khu vực Sahel nghèo khó.
Chính quyền quân sự Niger gặp phái đoàn Nigeria tại Thủ đô Niamey
Chính quyền quân sự Niger liên tiếp từ chối các đề nghị đàm phán ngoại giao từ các phái viên châu Phi, Mỹ và LHQ, song đã đồng ý cuộc gặp với các đặc phái viên của Tổng thống Nigeria Bola Tinubu.
Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) về tình hình Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 9/8, tại Thủ đô Niamey, chính quyền quân sự Niger đã gặp 2 đặc phái viên của Nigeria.
Động thái trên diễn ra trước thềm cuộc họp bất thường của các nhà lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) - dự kiến được tổ chức tại Thủ đô Abuja của Nigeria vào ngày 10/8 để bàn về việc liệu có tiến hành can thiệp quân sự vào Niger hay không.
Trước đó, chính quyền quân sự Niger từng liên tiếp từ chối các đề nghị đàm phán ngoại giao từ các phái viên châu Phi, Mỹ và Liên hợp quốc, song đã đồng ý cuộc gặp với các đặc phái viên của Tổng thống Nigeria Bola Tinubu (đang giữ chức Chủ tịch ECOWAS) vào ngày 9/8 tại Thủ đô Niamey.
Hai đặc phái viên của Nigeria gồm ông Lamido Muhammad Sanusi và ông Abdullsalami Abubarkar, đã được phép vào Niger cho dù nước này đang đóng cửa biên giới.
Ông Sanusi đã gặp người đứng đầu Hội đồng Bảo vệ Tổ quốc (CNSP), lực lượng đang nắm quyền lãnh đạo Niger, Tướng Abdourahamane Tiani, trong khi ông Abubarkar gặp các đại diện khác ngay tại sân bay.
Phát biểu với báo giới khi trở về Abuja, ông Sanusi khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực, đồng thời khẳng định hiện là thời điểm cho ngoại giao công chúng.
Trước đó, Nigeria đã áp đặt biện pháp trừng phạt mới với Niger sau khi chính quyền quân sự nước này từ chối gặp một phái đoàn quốc tế, gồm đại diện của ECOWAS, Liên minh châu Phi (AU) và Liên hợp quốc, để thảo luận nhằm tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng.
Cùng với đó, ECOWAS cảnh báo có hành động quân sự nếu nhóm quân đội đảo chính không chịu từ chức và khôi phục hoạt động của chính phủ do Tổng thống Mohamed Bazoum đứng đầu trước ngày 6/8.
Tình hình chính trị tại Niger đang trở nên phức tạp hơn sau khi cựu phiến quân Rhissa Ag Boula ngày 9/8 tuyên bố thành lập Hội đồng Kháng chiến vì Cộng hòa (CRR) mới nhằm khôi phục chức vụ cho Tổng thống bị lật đổ Bazoum.
Ông Ag Boula khẳng định CRR sẽ sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" để ngăn chặn quân đội tiếp quản chính quyền. Tuyên bố trên làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc xung đột nội bộ mới tại Niger.
Ông Ag Boula từng là lãnh đạo trong các cuộc nổi dậy của nhóm du mục Tuaregs ở sa mạc phía Bắc Niger vào thập niên 1990 và 2000.
Tuy nhiên, ông Ag Boula đã tham gia vào Chính phủ dưới thời Tổng thống bị lật đổ Bazoum và Tổng thống tiền nhiệm Mahamadou Issoufou.
Cũng trong ngày 9/8, đảng PNDS-Tarayya của Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum đã cáo buộc chính quyền quân sự, nắm quyền điều hành từ ngày 26/7, đã giam giữ ông Bazoum cùng gia đình tại Dinh Tổng thống trong điều kiện tồi tệ không có nước sinh hoạt, không có điện, không tiếp cận được thực phẩm tươi hoặc bác sĩ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cũng bày tỏ quan ngại về sự an toàn của ông Bazoum, đồng thời cho biết tiếp tục hợp tác với các đối tác trong khu vực.
Trong khi đó, theo người phát ngôn của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng đã bày tỏ quan ngại và nhắc lại mối quan tâm đối với sức khỏe và sự an toàn của Tổng thống Bazoum cùng gia đình, đồng thời kêu gọi trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện và phục hồi tư cách nguyên thủ quốc gia cho ông Bazoum.
Tình trạng leo thang căng thẳng tại Niger làm trầm trọng hơn tình trạng bất ổn tại khu vực nghèo nhất thế giới - nơi đang đối mặt với khủng hoảng lương thực nghiêm trọng cũng như các cuộc xung đột vũ trang, vốn cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Burkina Faso và Mali cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu phương Tây can thiệp quân sự vào Niger Burkina Faso và Mali đã lên án các biện pháp trừng phạt của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với chính quyền quân sự ở Niger. Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Niamey, Niger ngày 27/7. Ảnh: AFP Trong thông cáo chung phát đi ngày 31/7, chính phủ Mali và Burkina Faso...