ECOWAS kích hoạt lực lượng dự phòng để ứng phó vụ đảo chính ở Niger
Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi ( ECOWAS) ngày 10.8 đã ra lệnh kích hoạt lực lượng dự phòng để ứng phó với vụ đảo chính ở Niger, theo thông cáo được đưa ra tại hội nghị của khối.
Tổng thống Niger Mohamed Bazoum đã bị lật đổ bởi các thành viên trong lực lượng bảo vệ của ông vào ngày 26.7. ECOWAS đã yêu cầu chính quyền quân sự sau đảo chính ở Niger khôi phục quyền lực của ông Bazoum trước ngày 6.8, nếu không nhóm có thể sẽ can thiệp quân sự vào quốc gia này. Song tối hậu thư đã không được đáp ứng.
“Không có lựa chọn nào bị loại trừ, kể cả việc sử dụng vũ lực như là phương sách cuối cùng”, Tổng thống Bola Tinubu của Nigeria, chủ tịch ECOWAS, cho biết vào cuối hội nghị khẩn cấp của ECOWAS ngày 10.8, theo Reuters.
Ông nói: “Chúng tôi kiên định với cam kết hỗ trợ Niger trong hành trình hướng tới ổn định dân chủ hòa bình… Tôi hy vọng rằng thông qua nỗ lực tập thể của mình, chúng tôi có thể mang lại một giải pháp hòa bình như một lộ trình khôi phục sự ổn định và dân chủ ở Niger. Tất cả vẫn chưa mất đi”.
Các nhà lãnh đạo ECOWAS tại hội nghị ở thủ đô Abuja của Nigeria ngày 10.8. Ảnh REUTERS
Sau khi ông Tinubu phát biểu, một thông cáo chính thức đã được tuyên đọc, trong đó có nghị quyết yêu cầu các lãnh đạo quốc phòng của khối “kích hoạt Lực lượng Dự phòng ECOWAS với tất cả các thành phần của lực lượng này ngay lập tức”.
Một nghị quyết khác nói về việc ra lệnh “triển khai Lực lượng Dự phòng ECOWAS để khôi phục trật tự hiến pháp ở Cộng hòa Niger”, ngay sau đó là một nghị quyết khác nói về việc khôi phục trật tự như vậy “thông qua các biện pháp hòa bình”.
Trước đó tại hội nghị diễn ra ở thủ đô Abuja của Nigeria, các nhà lãnh đạo ECOWAS cho biết họ kiên quyết ủng hộ ngoại giao trong việc tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Niger.
“Chúng tôi ưu tiên đàm phán ngoại giao và đối thoại làm nền tảng cho cách tiếp cận của chúng tôi”, AFP dẫn lời Tổng thống Tinubu, người chủ trì hội nghị.
“Chúng ta phải thu hút tất cả các bên liên quan, bao gồm cả những người lãnh đạo cuộc đảo chính, thảo luận nghiêm túc để thuyết phục họ từ bỏ quyền lực và phục hồi chức vụ cho Tổng thống Bazoum”, ông nói.
Người Niger không nao núng sau tối hậu thư của liên minh Tây Phi
Khối 15 quốc gia đang đấu tranh để ngăn chặn các vụ đảo chính quân sự đã làm chao đảo 4 thành viên của khối trong 3 năm qua. Song các lãnh đạo đảo chính ở Niger ngày 10.8 báo hiệu sự chống đối mạnh mẽ hơn nữa bằng cách bổ nhiệm một chính phủ mới.
Một nội các gồm 21 thành viên sẽ do Thủ tướng Ali Mahaman Lamine Zeine đứng đầu, với các tướng lĩnh từ chính quyền quân sự đứng đầu các bộ quốc phòng và nội vụ.
Khả năng can thiệp quân sự vào Niger, một trong các quốc gia nghèo nhất thế giới, đã gây ra cuộc tranh luận trong ECOWAS và cảnh báo từ nước láng giềng Algeria cũng như Nga.
Nga không ủng hộ ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger
Bộ Ngoại giao Nga tin rằng hành động can thiệp quân sự của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) khó có thể giúp bình thường hóa tình hình ở Niger.
Người ủng hộ chào đón các thành viên quân đội Niger sau cuộc đảo chính. Ảnh: AP
Đây là tuyên bố do ông Alexey Zaytsev, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin và Báo chí của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 9/8.
"Chúng tôi tin rằng sự can thiệp quân sự của ECOWAS vào một quốc gia có chủ quyền sẽ không góp phần đạt được hòa bình lâu dài ở Niger và ổn định tình hình trong khu vực nói chung", ông Zaytsev nêu rõ tại cuộc họp báo.
Quan chức này lưu ý rằng các nước láng giềng của Niger, bao gồm Mali, Burkina Faso, Chad và Algeria, đã phản ứng tiêu cực với kịch bản can thiệp của ECOWAS.
Theo ông, Nga hy vọng rằng liên minh của Tây Phi sẽ đưa ra quyết định thông qua các nỗ lực chính trị và ngoại giao.
Ngày 26/7, một nhóm binh sĩ nổi dậy ở Niger đã tuyên bố phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum. Tướng Abdourahmane Tchiani đã thành lập Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc để điều hành đất nước. Ông Bazoum vẫn bị giam giữ tại nơi cư trú, song có thể trao qua điện thoại với các quan chức từ các quốc gia khác.
Ngày 30/7, các nhà lãnh đạo ECOWAS đã gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền quân sự thả tự do cho Tổng thống Bazoum cũng như khôi phục lại hiến pháp. Nếu không, ECOWAS sẽ triển khai các biện pháp, kể cả sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, Mali và Burkina Faso nói rằng động thái đó sẽ được coi là một lời tuyên chiến. Tối hậu thư của ECOWAS đã hết hạn vào ngày 7/8.
Các nhà lãnh đạo ECOWAS hiện có kế hoạch nhóm họp vào ngày 10/8. Tổ chức này dự định tăng cường áp lực trừng phạt đối với nhóm đảo chính tại Niger, đồng thời tuyên bố ưu tiên tìm kiếm một giải pháp ngoại giao.
Tây Phi "nóng như lửa" vì Niger phớt lờ cảnh báo Các lệnh trừng phạt mới tiếp tục được đưa ra nhằm vào Niger sau khi chính quyền quân sự nước này từ chối tiếp đón phái đoàn ngoại giao ECOWAS, khiến triển vọng khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger càng mong manh. Theo Reuters, Tổng thống Nigeria Bola Tinubu đã ra lệnh áp đặt các biện pháp mới thông qua ngân...