Thèm canh cua đồng đến mấy cũng phải nhớ 10 điều này trước khi nấu, kẻo ngộ độc
Canh cua đồng có nhiều canxi, rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Không bỏ dạ dày khi chế biến
Cua đồng là loại động vật sống trong hang, ưa nước sạch, hay sống dưới đáy ruộng, ao bùn, thường ăn xác các loại động vật chết hoặc các chất mùn để sống. Vì vậy trong dạ dày cua thường có rất nhiều vi khuẩn có hại. Khi chế biến, quá trình tiêu hóa của cua dừng lại đồng nghĩa với nhiều loại vi khuẩn không được tiêu hóa.
Nếu rửa cua không sạch, nấu không kỹ thì ta vô tình ăn cả những ký sinh trên vỏ, cũng như vi khuẩn trong dạ dày, từ đó gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Không nấu canh từ cua chết
Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Không ăn cua sống
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”.
Nang trùng loại trùng hút máu ký sinh trong phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu nó xâm nhập vào các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống … còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn. Một nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ là phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn.
Không ăn đi ăn lại
Các bà nội trợ cần lưu ý, khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.
Video đang HOT
Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua
Cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu hứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…
Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn.
Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.
Người bị hen, cảm cúm
Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.
Người bị bệnh gout
Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
Người mới ốm dậy
Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng.
Chàng thanh niên 30 tuổi phải vào viện cấp cứu, bác sĩ cảnh báo một kiểu ngồi rất nguy hiểm
Có một tư thế ngồi nhiều người thích nhưng lại đặc biệt nguy hại, đó là ngồi vắt chéo chân. Cách ngồi này gây ra rất nhiều tác hại, từ hình thành cục máu đông đến huyết áp cao và các vấn đề về lưng.
Tiểu Lục, 30 tuổi làm việc trong ngành công nghệ thông tin, anh thường làm việc liên tục hơn 12 tiếng mỗi ngày. Một ngày, sau khi làm tăng ca đến tối muộn, Tiểu Lục về đến nhà đã gần sáng sớm. Kiệt sức đến cực hạn, anh thả mình vào chiếc sô pha êm ái, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu...
Tiểu Lục sau khi khám phát hiện bị vẹo cột sống
Khi trời trở lạnh, nửa đêm, một cơn gió thổi qua từ cửa sổ, Tiểu Lục bị đánh thức vì lạnh. Dụi mắt đứng dậy đi vào phòng ngủ tiếp thì bỗng thấy lưng đau dữ dội không nằm xuống hay gồi dậy được, đi lại cũng rất khó khăn. Anh hét lên với bạn cùng phòng của mình. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, người bạn cùng phòng vẫn còn đang lơ mơ ngủ ngay lập tức trở nên tỉnh táo vì sợ hãi, anh ta vội vàng gọi xe đưa Tiểu Lục đến Khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng Tiểu Lục bị vẹo cột sống, giảm chiều dài thân và biến dạng cột sống, đó là lý do tại sao cậu ấy khi đi nhìn trông "vai cao vai thấp, chân dài chân ngắn". Sau khi hỏi kỹ tiền sử bệnh, bác sĩ thông báo cho Tiểu Lục rằng tình trạng của anh là hậu quả nghiêm trọng do ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài và cần phải phục hồi chức năng. Chỉ sau đó Tiểu Lục mới nhận ra sự nguy hiểm của việc ngồi bắt chéo chân và hối hận vì đã có thói quen ngồi này trong thời gian dài.
Thường xuyên ngồi vắt chéo chân trong khi làm việc là nguyên nhân gây bệnh
Sau ba tháng điều trị phục hồi chức năng tại Khoa Y học Phục hồi chức năng của Bệnh viện Số 1 Thành phố, tư thế xấu của Tiểu Lục đã được cải thiện đáng kể.
Ngồi vắt chéo chân không quá 10 phút, nếu không hại nhiều hơn lợi
Từ một góc độ nào đó, ngồi vắt chéo chân có thể điều chỉnh trọng lượng của một người, giúp chúng ta ổn định hơn khi ngồi; nó cũng có thể tạm thời làm giảm căng thẳng của chi dưới và cơ bắp, để các cơ có thể tạm thời được thư giãn. Nhưng phải nói rằng, ngồi vắt chéo chân trong thời gian ngắn và tốt nhất là không quá 10 phút, nếu không tác hại sẽ nhiều hơn lợi ích.
Ảnh minh họa
Ngồi vắt chéo chân trong nhiều giờ liền có thể dẫn đến tình trạng tê liệt thần kinh hoặc bại liệt
Điều này có thể xảy ra nếu bạn giữ nguyên một tư thế ngồi trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, tư thế ngồi bắt chéo chân là tư thế dễ gây ra bại liệt hoặc tê liệt thần kinh nhất.
Vào năm 2010, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ngồi vắt chéo hai chân trong một thời gian dài, huyết áp của bạn có khả năng tăng cao. Thậm chí, ngay cả khi bạn không có vấn đề gì về huyết áp trước đó, việc tránh ngồi với tư thế này có thể giúp bạn sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn và có thể ngăn ngừa bệnh rối loạn thần kinh tuần hoàn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết luận này đó là do khi bạn đặt đầu gối lên đầu gối còn lại, cơ thể sẽ dẫn ngược máu từ chân lên ngực, điều này khiến cho một lượng máu lớn được bơm ra khỏi tim, làm tăng huyết áp của cơ thể. Một lý giải khác cho kết luận này đó là huyết áp tăng cao do tập thể dục đẳng trường (kiểu tập thể dục khi khớp xương của bạn không di chuyển và cơ bắp không thay đổi chiều dài) trong một thời gian dài tạo nên lực cản cho việc lưu thông máu. Đó là lý do tại sao ngồi vắt chéo chân tại mắt cá chân lại không có tác hại nhiều như khi bạn vắt chéo chân tại đầu gối.
Ngồi vắt chéo chân có thể dẫn đến việc mất cân bằng xương chậu
Ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài khiến cơ bắp đùi bên trong ngắn hơn và cơ bắp đùi bên ngoài dài hơn, làm cho các khớp của bạn có nguy cơ bị lệch.
Ảnh minh họa
Ngồi vắt chéo chân làm tăng nguy cơ phát triển các "tĩnh mạch mạng nhện"
Mặc dù yếu tố lớn nhất góp phần gây nên bệnh giãn tĩnh mạch là do gen di truyền, nhưng việc thường xuyên ngồi bắt chéo chân cũng có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch nén. Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều van nhỏ trong các mạch máu, giúp ngăn ngừa máu chảy sai hướng. Khi chân bạn vắt chéo, áp lực tĩnh mạch cơ thể tăng lên và cản trở sự vận chuyển máu, khiến cho các mạch bị thu hẹp và yếu đi. Điều này có thể gây ra tràn máu ở chân và làm cho tĩnh mạch chân của bạn sưng lên.
Tư thế đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía trước. Khi ngồi từ 1- 2 tiếng cần đứng dậy để vận động, tránh ngồi và đứng trong thời gian dài, và thường xuyên thay đổi tư thế.
Địa long trị sốt cao co giật, hen suyễn, phong thấp Địa long là toàn thân khô của con giun còn có tên khác: giun đất, khâu dẫn, giun khoang, thổ long, trùn hổ. Địa long sống hoang, ở mọi nơi. Thân là hình trụ tròn và dài khoảng 10-30cm, đường kính 5-10mm, có khoang cổ và nhiều vòng đốt rất sít nhau. Da trơn bóng, có 4 đôi lông cứng giúp giun di...