Thế giới mất bao lâu để giải mã siêu biến chủng Omicron?
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nỗ lực vào cuộc để tìm cách phân tích và bào chế vaccine đối phó với biến chủng Omicron mới.
Nhân viên y tế tại một điểm xét nghiệm Covid-19 ở Seoul, Hàn Quốc ngày 30/11 (Ảnh: Bloomberg).
Ngay sau khi Nam Phi công bố sự lây lan của một biến chủng virus SARS-CoV-2 mới vào tuần trước, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã vào cuộc để “giải mã” chủng virus này.
Vào thời điểm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên cho biến chủng mới là Omicron, nhiều nhóm nghiên cứu đã cấp tốc làm việc trong các phòng thí nghiệm ở Durban, Nam Phi và các nơi khác, tìm ra những thay đổi về di truyền khiến Omicron trở thành biến chủng “đáng lo ngại” mới.
Omicron cho đến nay đã xuất hiện ở ít nhất 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Omicron khác biệt so với các biến chủng trước đây của virus SARS-CoV-2 do đặc điểm về đột biến. Theo giải trình tự gen, Omicron là biến chủng nhiều đột biến chưa từng có của SARS-CoV-2 với khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai, gấp đôi ở Delta.
Giới khoa học vẫn chưa chắc chắn liệu các đột biến mới của Omicron có làm cho chủng virus này khác biệt nhiều so với các biến chủng trước đó hay không, hay liệu nó có thể thay thế Delta trở thành biến chủng trội toàn cầu hay không.
Giới chuyên gia dự đoán sẽ phải mất nhiều tuần thử nghiệm để giải mã những đột biến của Omicron.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu sẽ xem xét những gì đang xảy ra trên thực tế bằng cách thử nghiệm các mẫu được lấy từ bệnh nhân, giải trình tự gene của họ để xem liệu có phải Omicron là nguyên nhân gây bệnh hay không.
Các nhà nghiên cứu cũng sẽ theo dõi xem liệu việc nhiễm biến chủng Omicron có dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn không và liệu những người đã được tiêm chủng đầy đủ có nhiều khả năng bị nhiễm biến chủng Omicron hơn các biến chủng khác không.
Các quá trình xem xét trên dự kiến cũng kéo dài vài tháng.
“AstraZeneca cũng đang tiến hành nghiên cứu ở những địa điểm đã được xác định có biến chủng, cụ thể là ở Botswana và Eswatini, điều này sẽ cho phép chúng tôi thu thập dữ liệu thực tế về vaccine chống lại biến chủng virus mới này”, phát ngôn viên của hãng sản xuất vaccine AstraZeneca cho biết hôm 26/11.
Các hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson cũng cho biết họ đang bắt đầu thử nghiệm. Các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm kết hợp với bằng chứng thực tế sẽ tạo cơ sở cho việc cấp phép, phê duyệt và hướng dẫn sử dụng vaccine.
John Moore, giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Đại học Y Weill Cornell ở New York, cũng cho biết: “Có rất nhiều phòng thí nghiệm đang tích cực nghiên cứu kiểm tra mức độ kháng thể của Omicron. Quá trình này sẽ mất vài tuần”. Trong khi đó, tiến sĩ Peter Hotez, chuyên gia về vaccine tại Đại học Y khoa Baylor, cho biết: “Trong vòng 2 tuần, chúng tôi sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh do Omicron gây ra”.
Quyền Ủy viên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ Janet Woodcock cho biết, cơ quan này đang phối hợp với các công ty sản xuất vaccine để xem xét bất kỳ tác động tiềm tàng nào của biến chủng mới.
“Thông thường, việc thu thập thông tin di truyền và mẫu bệnh của các biến chủng, sau đó thực hiện xét nghiệm cần thiết để đánh giá tác động cần nhiều thời gian. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng phần lớn công việc này sẽ được hoàn thành trong những tuần tới”, quan chức Mỹ nói.
Hong Kong phân lập thành công biến chủng Omicron
Đại học Hong Kong (HKU) ngày 30/11 cho biết, các nhà khoa học Hong Kong đã thành công trong việc phân lập chủng virus Omicron từ các bệnh phẩm lâm sàng.
HKU xác nhận đây là nhóm nghiên cứu đầu tiên ở châu Á phân lập thành công biến chủng Omicron. Biến chủng được phân lập có thể được sử dụng để phát triển và sản xuất vaccine.
Nhóm nghiên cứu đang xem xét sử dụng biến chủng được phân lập trong việc đánh giá khả năng lây nhiễm, né tránh miễn dịch và gây bệnh trên các mô hình động vật. Nhóm nghiên cứu cũng đang tích cực tìm kiếm các khả năng để phát triển và bào chế khẩn cấp vaccine.
Nhóm nghiên cứu đã phân lập thành công chủng Omicron chỉ 4 ngày sau khi Hong Kong ghi nhận ca nhiễm biến chủng mới và 5 ngày sau khi WHO nhận được báo cáo đầu tiên từ Nam Phi về Omicron.
Số ca Covid-19 ở Hàn Quốc tăng mạnh nhất từ trước đến nay
Lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Hàn Quốc ghi nhận hơn 5.000 ca nhiễm mới trong ngày.
Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Seoul (Ảnh: AFP).
Yonhap dẫn thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 1/12 cho biết, trong vòng 24 giờ qua, nước này ghi nhận 5.123 ca Covid-19 mới, trong đó gồm 5.075 ca nội địa, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại nước này lên hơn 452.000 ca. Đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, số ca mắc mới ở Hàn Quốc vượt ngưỡng 5.000 ca.
Trong ngày, Hàn Quốc cũng ghi có thêm 34 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số người chết vì đại dịch ở đây lên 3.658 ca. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở xứ sở kim chi hiện là 0,81%, tăng so với tỷ lệ 0,78% một tháng trước.
Số ca bệnh nặng cũng chạm kỷ lục 723 ca, đánh dấu lần đầu tiên con số này vượt ngưỡng 700. Một ngày trước đó, Hàn Quốc mới có 661 ca bệnh nặng. Trong số các trường hợp nặng, khoảng 610 người trên 60 tuổi, chiếm hơn 84%, còn lại là 66 người ở độ tuổi khoảng 50, 25 người ở tuổi 40.
Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 ở Hàn Quốc tăng nhanh trở lại sau khi chính phủ nước này quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn để tiến tới chung sống an toàn với Covid-19. Do vậy, chính phủ Hàn Quốc quyết định hoãn nới lỏng hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh thế giới xuất hiện biến chủng Omicron.
Ngày 30/11, giới chức y tế Hàn Quốc cho biết đã phát hiện ca đầu tiên nghi nhiễm biến chủng Omicron ở nước này trong bối cảnh Hàn Quốc siết chặt các hạn chế nhập cảnh đối với du khách đến từ châu Phi nhằm ngăn chặn biến chủng mới xâm nhập vào nước này. Đây là hai người đến từ Nigeria từ ngày 14-23/11 và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 25/11. Hàn Quốc đang thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen để xác định hai người này có nhiễm biến chủng Omicron hay không. Kết quả xét nghiệm dự kiến có vào chiều nay 1/12.
Ngay sau khi phát hiện ca nghi nhiễm Omicron, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chỉ thị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát nhập cảnh. Giới chức Hàn Quốc đang cân nhắc liệu có triển khai xét nghiệm giải trình tự gen đối với toàn bộ người nhập cảnh hay không. Ngoài ra, Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc Jeon Hae-cheol cho biết, nước này dự kiến bổ sung thêm ít nhất 1.300 giường bệnh trước giữa tháng 12 này. Tính đến cuối tháng 11, tỷ lệ lấp kín giường bệnh ở khu vực đại đô thị Seoul đã xấp xỉ 90%.
Giới chức y tế Hàn Quốc cho biết, với tình hình hiện nay, việc triển khai giai đoạn hai "sống chung với Covid-19" là không khả thi. Theo kế hoạch ban đầu, Hàn Quốc dự kiến nới lỏng hơn nữa các biện pháp hạn chế từ giữa tháng 12 này sau giai đoạn một kéo dài 4 tuần.
Trung Quốc siết chặt chiến lược "không Covid" trước siêu biến chủng Omicron Giới chức Trung Quốc cho rằng biến chủng Omicron có khả năng xâm nhập vào nước này, nhưng chiến lược "Không Covid" sẽ ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm. Người dân xét nghiệm Covid-19 ở Trung Quốc ngày 29/11 (Ảnh: Xinhua). "Omicron không chỉ xuất hiện ở châu Phi mà còn ở nhiều quốc gia bên ngoài châu Phi và có thể đã...