Thể dục vận động như thế nào để sống thọ hơn?
Thể dục vận động được khoa học chứng minh có công dụng hạ cholesterol cao, thúc đẩy tinh thần và giúp tăng thêm tuổi thọ nếu thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Theo nghiên cứu phát hành trên tạp chí Lancet năm 2011, người thể dục vận động ở mức tương đối thấp (khoảng 92 phút mỗi tuần hay 15 phút mỗi ngày) sống thọ hơn 3 năm so với người thụ động về mặt thể chất. Đồng thời, nhóm người này còn giảm được 14% nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và ung thư so với người hoàn toàn không vận động, thể dục.
Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, aerobic,… là những môn vận động có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường tuổi thọ – Ảnh minh họa
Nghiên cứu khác phát hành trên tạp chí PLOS Medicine cho thấy, 75 phút vận động thể chất với cường độ vừa phải hoặc đi bộ mỗi tuần (tức chưa đến 10 phút mỗi ngày) có thể sống thọ thêm 1,8 năm; vận động 300 phút/tuần có thể sống thọ thêm 3,4 năm và 500 phút vận động/tuần kéo dài thêm 4,5 năm tuổi thọ.
Video đang HOT
Các phân tích khác trên tạp chí Nghiên cứu Lão hóa cũng khẳng định, thể dục vận động giúp nam và nữ giới sống thọ hơn.
Vì sao thể dục, vận động giúp kéo dài tuổi thọ?
Theo các nghiên cứu, 2,5 giờ đi bộ nhanh mỗi tuần giúp giảm đến 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, vận động giúp giảm huyết áp cao, nguy cơ đột quỵ, bệnh mất trí nhớ Alzheimer và một số loại ung thư.
Vận động thể chất cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần vì endorphin được phóng thích trong quá trình vận động, giúp tinh thần sảng khoái, dễ chịu hơn.
Vận động mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người nữ
Trạng thái tinh thần sáng rõ, tỉnh táo là lợi ích quan sát được ở cả nam và nữ giới khi vận động thể chất. Tuy nhiên, sự tích cực và năng động thể chất giúp người nữ sống thọ hơn nam giới 4 năm, theo TS.Bert R.Mandlebaum, tác giả quyển sách “The Win Within: Capturing Your Victorious Spirit”.
Có nhiều yếu tố tác động đến tuổi thọ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ lý do vì sao thể dục vận động lại mang đến sự khác biệt lớn này. Một số bằng chứng gợi ý, mức vận động thể chất từ thấp đến trung bình (như đi bộ) giúp ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 và đột quỵ ở nữ giới hiệu quả hơn so với ở người nam.
Các chuyên gia cũng cho rằng một số môn thể thao có lợi cho tuổi thọ là quần vợt, bơi lội, aerobic,… Trong số người vận động thể chất 150 phút mỗi tuần từ cường độ vừa phải đến cường độ mạnh, người chơi các môn kể trên giảm được 47% nguy cơ tử vong trong thời gian 9 năm, so với người không vận động.
Đi bộ, tập thái cực quyền, các môn tập tăng sức chịu đựng và thể lực đều mang lại lợi ích này – theo các chuyên gia Đại học Y khoa Vanderbilt.
Kiểm soát cân nặng thông qua lượng calo mỗi ngày
Cách kiểm soát cân nặng hiệu quả, đơn giản nhất là theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình hằng tháng và ghi chép lại. Để kiểm soát tốt cân nặng là thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động thể chất phù hợp cùng một tinh thần lạc quan, yêu đời.
Làm được như vậy, chúng ta sẽ có một chỉ số cân nặng lý tưởng, một nền tảng sức khỏe dẻo dai, cường tráng, giúp phòng ngừa bệnh tật.
Chế độ dinh dưỡng tốt là theo đúng nhu cầu khuyến nghị: nam giới trưởng thành dưới 60 tuổi tùy theo mức độ lao động nhẹ, vừa hay nặng sẽ cần từ 2.300 - 3.000 kcalo/ngày, trên 60 tuổi từ 1.800 - 2.500 kcalo/ngày; nữ giới trưởng thành dưới 60 tuổi cần 1.900 - 2.500 kcalo/ngày, trên 60 tuổi từ 1.700 - 2.200 kcalo/ngày.
Cách kiểm soát cân nặng hiệu quả, đơn giản nhất là theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình hằng tháng (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, quả chín, tối thiểu 400 - 500 g rau xanh, 200 - 300 g quả chín, uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Tránh ăn các thực phẩm như mỡ động vật, thực phẩm chiên rán công nghiệp (bim bim, mì ăn liền, xúc xích, khoai tây chiên, thịt rán...), không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần (nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, ung thư).
Nên vận động thể chất 60 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Có thể vận động bằng nhiều cách theo sở thích và điều kiện của mỗi người như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập gym, yoga, thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ...
6 biểu hiện thể lực kém, cơ thể cần vận động Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người từ 18 - 64 tuổi cần 150 phút vận động thể chất với cường độ vừa phải hoặc 75 phút vận động cường độ mạnh hơn mỗi tuần. Thể dục, vận động mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giúp hạ huyết áp cao, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cải...