Thầy trò trường sư phạm nơi phố núi tưng bừng khai giảng năm học mới
Sáng 11/10, tại TP Buôn Ma Thuột, thầy và trò Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Văn nghệ chào mừng khai giảng năm học 2022-2023.
Dự lễ khai giảng có ông Trần Quang Tân – Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Doanh nghiệp tỉnh; TS. Đỗ Tường Hiệp – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk; đại diện các sở, ban ngành và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
Các đại biểu và sinh viên dự lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Theo báo cáo, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, tuy nhiên nhờ sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, sự hướng dẫn của cơ quan quản lý, thầy và trò nhà trường đã triển khai hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch năm học 2021-2022.
Về công tác tuyển sinh, nhà trường đã tuyển được 346/473 chỉ tiêu ngành Giáo dục Sư phạm mầm non. Tuyển sinh đào tạo nâng chuẩn theo NĐ71 được 72 học viên; tuyển sinh liên thông trình độ đại học (liên kết đào tạo-pv) đạt 297 học viên. Tổng số quy mô đào tạo trong năm học ở các khóa 45, 46 và 47 gồm có 22 lớp với 593 sinh viên, học viên.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tiến hành liên kết đào tạo với các trường đại học Sư phạm ở 11 môn học, với tổng số 1.048 học viên.
Đối với Trường thực hành Sư phạm Mầm non Hoa Hồng (đơn vị trực thuộc), trong năm học tuyển sinh được 145 cháu. Tổng số trẻ được chăm sóc, giáo dục tại đây là 450 cháu.
Video đang HOT
Giảng viên, sinh viên dự lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Về phong trào nghiên cứu khoa học, có 3 đề tài được công nhận cấp trường; có 6 bài báo khoa học; 4 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh; 20 đề cương chi tiết học phần và 222 buổi Seminar cấp trường. Nhà trường cũng tổ chức thành công Hội thi ứng xử Sư phạm cấp trường với 45 sinh viên tham gia theo hình thức trực tuyến.
Về kết quả tốt nghiệp cho sinh viên khóa 45, có 77/94 sinh viên được tốt nghiệp, đạt 81,91%. Trong đó có 29 đạt loại giỏi, 48 đạt loại Khá.
Ths. Nguyễn Ngọc Thành – Phó Hiệu trưởng Phụ trách nhà trường đánh trống khai giảng năm học 2022-2023.
Năm học 2022-2023 này, nhà trường có 147 cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 3 tiến sĩ, 78 thạc sĩ. Tất cả giảng viên, giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Nhà trường sẽ tổ chức đào tạo cho 17 lớp với 478 sinh viên của các khóa 46, 47 và 48.
Phát biểu tại lễ khai giảng, TS. Đỗ Tường Hiệp thay mặt lãnh đạo Sở GD&ĐT ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích mà nhà trường đã đạt được trong năm học vừa qua.
TS. Đỗ Tường Hiệp – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu tại Lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Để triển khai hiệu quả năm học 2022-2023, TS. Hiệp đề nghị thầy và trò nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: “Làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên; xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nhà trường, trong đó chú ý đến việc tham mưu xây dựng đề án phát triển thành phân hiệu của trường đại học; tổ chức các hoạt động đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, đào tạo và dạy học; tăng cường các nguồn lực xã hội hóa để Nhà trường ngày một phát triển”.
Với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” của năm học 2022-2023, Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk đề ra 13 chỉ tiêu quan trọng để phấn đấu. Trọng tâm là nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học sư phạm thực nghiệm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị và quản lý học sinh, sinh viên; gắn đào tạo với chất lượng chuẩn đầu ra theo đơn đặt hàng của địa phương, đơn vị, góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho ngành giáo dục địa phương.
Lớp học siêu vẹo dựng bằng ván gỗ, quây bạt trên bản Kéo Hỏm
Sơn La - Lớp học dựng bằng ván gỗ, quây bạt, vẹo vọ trên nền đất đã xuống cấp trầm trọng; hơn 60 học sinh vùng cao ở bản Kéo Hỏm đang khát khao có một lớp học mới khang trang, đủ đầy hơn...
Học sinh tại điểm trường Kéo Hỏm mong được xây thêm lớp học kiên cố để yên tâm đến trường.
Trong những ngày len lỏi giữa đại ngàn Tây Bắc, PV Báo Lao Động có mặt tại điểm trường Kéo Hỏm, thuộc bản Kéo Hỏm, xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Từ điểm trường chính của trường Tiểu học Chiềng Công, PV phải men theo con đường rừng trơn trượt, khúc khuỷu, một bên vách, một bên là vực thẳm, dài chừng 6 km mới tới được nơi mà điện thoại không thu nổi sóng này.
Con đường rừng trơn trượt mà các thầy cô vùng cao phải vượt qua để đến điểm trường Kéo Hỏm giảng dạy. Ảnh: Hùng Dân.
Ghi nhận của PV Báo Lao Động, điểm trường Kéo Hỏm có lớp học 3 gian dựng tạm bằng ván gỗ thưa, lợp bờ rô xi măng cũ, không lát nền. Cả lớp chỉ có vẻn vẹn 6 chiếc bàn nhỏ là lành lặn, vốn là bộ dụng cụ được tài trợ từ trước và gần 20 học sinh chen chúc.
Cô Vàng Thị Ná (24 tuổi) - Giáo viên trường Tiểu học Chiềng Công, cắm bản tại điểm trường Kéo Hỏm cho biết - Học sinh ở đây 100% là người Mông nên tiếng việt nói chưa sõi, hoàn cảnh gia đình các em đều rất khó khăn.
"Những hôm mưa bão, các em phải nghỉ học vì lớp bị dột, ngập nước... đôi lúc thấy thương các em đến bật khóc vì điều kiện còn thiếu thốn quá...
Hiện học sinh Tiểu học ở Kéo Hỏm đang phải học tập tại gian nhà tạm dựng bằng ván gỗ, lợp bờ rô xi măng, không lát nền...
Là giáo viên vùng cao, việc vận động phụ huynh cho trẻ đến trường đã vô cùng nan giải, vì bố mẹ các em ít khi quan tâm tới việc học con trẻ. Trong khi điều kiện vật chất không có, các em dễ sao nhãng chuyện học hành" - Cô Ná tâm sự.
Theo cô Ná, hiện Kéo Hỏm đã có hơn 60 học sinh mầm non và tiểu học, nhưng chỉ có 2 phòng học được xây kiên cố. Do số lượng học sinh đông, nên phải chia bớt các em tiểu học sang lớp học tạm, chất lượng giảng dạy cũng như việc học các em khó được đảm bảo.
Do đường xá cách trở, nên các thầy cô giáo tại Kéo Hỏm phải ngủ nghỉ lại bản cả tuần. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện nên hết sức khó khăn vì không có nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp...mọi sinh hoạt rất bất tiện.
Lớp học tạm của học sinh tại điểm trường Kéo Hỏm.
Bởi vậy, các thầy cô cũng như phụ huynh học sinh rất mong các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ xây thêm phòng học kiên cố cho các em yên tâm đếp lớp, xây nhà công vụ cho thầy cô vững tâm, gắn bó với nghề.
Chị Mùa Thị Sênh (26 tuổi, bản Kéo Hỏm) kể bập bẹ bằng tiếng Việt: "Nhà em có 2 đứa con, 1 cháu lớp mầm non, 1 cháu học lớp 4. gia đình cũng muốn cho con đi học thường xuyên để sau này bớt khổ. Rất mong Nhà nước quan tâm, xây thêm lớp cho các con được đi học đầy đủ."
Khu bếp đơn sơ, thiếu thốn của thầy cô giáo "cắm bản" tại điểm trường Kéo Hỏm.
Thầy Bùi Đình Quân - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiềng Công chia sẻ, Kéo Hỏm là một trong những bản khó khăn, cách xa trung tâm xã nên đa phần các thầy cô đều ở lại cắm bản, hàng tuần thậm chí cả tháng mới về 1 lần.
"Hiểu và cảm thông trước hoàn cảnh cùng sự thiếu thốn của cán bộ giáo viên nên nhà trường luôn ghi nhận những cống hiến của thầy cô.
Nhà trường cũng mong muốn các cấp, các ngành xem xét, hỗ trợ xây thêm lớp học ở điểm trường Kéo Hỏm để nâng cao chất lượng giảng dạy, các thầy cô yên tâm công tác, bám lớp, bám trường" - Thầy Quân bộc bạch.
Nhiều kỳ vọng môn tích hợp nhưng thực tế phần lớn là ghép cơ học 2-3 môn học Thuận lợi hơn các địa phương khác về đội ngũ và cơ sở vật chất nhưng nhiều trường của Hà Nội vẫn gặp vướng khi triển khai dạy môn tích hợp. Năm nay là năm thứ hai triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc trung học cơ sở. Vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm là việc...