Thấy giá đỗ có 3 dấu hiệu lạ, tuyệt đối không nên mua kẻo mất tiền mà thêm bệnh
Giá đỗ là một loại thực phẩm có giá thành cực kỳ rẻ, có thể làm ra nhiều món ngon hoặc thêm vào ăn cùng với mì tôm, lẩu… Vậy nhưng, khi ăn giá đỗ cần chú ý những điều sau đây:
Màu ngả vàng
Giá đỗ nảy mầm tự nhiên sẽ có màu trắng, đôi khi trông chúng có vẻ như ngả sang màu vàng một chút. Thế nhưng, giá đỗ có chứa hóa chất nó có thêm một số thành phần tẩy trắng, vì thế màu sắc của giá đỗ trông trắng hơn. Ngoài ra, giá đỗ trồng tự nhiên thường có rễ mọc rất nhiều, trong khi đó giá đỗ có chứa chất phụ gia thì mầm sẽ phát triển nhanh trước khi rễ hình thành đầy đủ.
Nếu nhận thấy giá đỗ có rễ ít, mầm quá trắng thì khả năng cao nó đang có vấn đề.
Mùi lạ
Giá đỗ tự nhiên có mùi thơm của đậu tươi. Nhưng giá đỗ có thuốc hóa học sẽ có một mùi lạ, hơi hăng, chỉ cần ngửi gần một chút là có thể ngửi thấy được. Những mầm đậu có thuốc thường sẽ không ngửi thấy mùi đậu tươi.
Thân mềm và rỗng
Giá đỗ nảy mầm tự nhiên cọng khá dài, bóp thấy cứng và ăn rất giòn. Nhưng giá đỗ có tẩm thuốc, vì tăng trưởng nhanh nên thân xốp, kết cấu mềm dù bề mặt nhìn rất ngon và giòn.
Vì vậy, chỉ cần dùng tay bóp 1 cọng giá đỗ, nếu thấy mềm và rỗng thì chắc chắn không nên mua.
Những điều cần chú ý khi ăn giá đỗ:
Video đang HOT
Không ăn khi bụng đói
Rau giá đỗ có tính mát, lành, nhưng những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đỗ, nếu ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Đặc biệt không ăn khi bụng đói vì sẽ không tốt cho dạ dày.
Không ăn khi chưa được nấu chín
Tuy giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35oC, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật.
Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.
Không ăn giá đỗ thường xuyên
Giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm – ủ truyền thống thì nó rất sạch sẽ và an toàn.
Tuy nhiên, hiện nay vì lợi ích kinh tế, người làm giá đỗ bán thường sử dụng một số loại thuốc kích thích để tăng năng suất. Vì thế, nếu ăn giá đỗ “bẩn” trong thời gian dài sẽ rất nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới bệnh nguy hiểm như ung thư.
Trời nắng nóng học mẹ đảm làm giá đỗ vừa mập vừa sạch, giòn ngon tươi mát ngày hè
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản: 1 chiếc rổ, 2 miếng vải thấm nước và chăm chỉ tưới nước thì sau 3 ngày bạn đã có một mẻ giá đỗ sạch, giòn ngon để thưởng thức rồi.
Giá đỗ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dương tốt cho sức khỏe như vitamin đặc biệt là vitamin C, giàu khoáng chất, amino acid, protein... Chính vì vậy giá đỗ được chị em nội trợ bổ sung thường xuyên vào thực đơn hàng ngày của gia đình.
Cách làm giá đỗ không khó, tham khảo cách làm giá đỗ dưới đây của chị Lã Thu Giang (Hà Nội) để làm cho gia đình thưởng thức, vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh nhé!
Nguyên liệu:
- 100gram đỗ xanh loại nhỏ.
- Rổ/rá
- Vải xô hoặc giấy ăn loại dai, dày
- Vật nặng để đè.
Cách làm:
Ngày 1:
- Cho đỗ xanh vào bát, ngâm với nước ấm khoảng 50 độ C. Bạn có thể pha tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh để ra nước ấm như ý (ngâm với nước ấm giá đỗ sẽ nhanh nảy mầm hơn). Ngâm đỗ từ 8 - 10 tiếng qua đêm.
- Chuẩn bị cái rổ thưa, sau đó ngâm ướt miếng khăn xô hoặc giấy ăn loại dai trước rồi phủ xuống lòng rổ.
- Đậu sau khi ngâm qua đêm vớt ra rồi xả qua nước lạnh, để hơi ráo.
- Cho đậu lên miếng khăn xô đã lót trong rổ, dàn đều đỗ xanh sau đó phủ thêm một lớp khăn xô lên trên lớp đậu. ( Lớp này khăn này không cần quá dày, khiến đậu xanh bí, khó lấy được không khí)
- Tiếp theo bạn rưới nước lên bề mặt khăn xô để khăn ướt và giữ ẩm cho giá đỗ, đặt rổ lên một cái bát/ nồi để hứng phần nước chảy xuống.
- Cuối cùng đặt một cái đĩa nặng lên trên bề mặt khăn xô để nén, việc này giúp cho giá đỗ không mọc lung tung và quá dài, gầy. Nếu bạn muốn giá mập mạp và ngắn hơn có thể đặt thêm 2-3 cái bát.
Lưu ý: Khi làm giá đỗ, cần phải để trong bóng tối thì giá mới trắng. Nếu để ở ngoài sáng, giá sẽ chuyển sang màu xanh vàng, ăn giá có vị hơi đắng. Do đó nếu nhà không có phòng tối hoàn toàn thì các bạn có thể phủ một chiếc túi nilon màu đen lên trên. Không được phủ quá kín làm giá đỗ không thở được và chết.
- Cứ lần lượt mỗi ngày, các bạn tưới nước cho giá đỗ từ 2-3 lần, sáng - trưa - tối. Nếu không có thời gian có thể tưới buổi sáng và tối. Sau khi tưới lại chèn vật nặng lên và cất vào chỗ tối.
- Đến ngày thứ 4 là có thể lấy giá ra ăn và chế biến các món ăn yêu thích.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Thử làm quẩy trộn giá đỗ sốt chua ngọt, ai ngờ có ngay món đưa cơm cho cả nhà Tưởng chừng quẩy chỉ có thể ăn cùng với cháo hay phở, ai ngờ còn một kiểu chế biến khác cũng ngon không kém. Nguyên liệu - 4 miếng quẩy - 1 nắm giá đỗ, luộc trong nước sôi trong 30 giây - 1 chồi gừng - 1 muỗng dầu hào - 2 muỗng nước sốt me - 2 muỗng đường - 1...