Thay đổi đáng sợ nếu bỏ ăn sáng 4 ngày: Ai có thói quen này nên xem ngay!
Nỗ lực ăn món lành mạnh, sinh hoạt điều độ của bạn có để đổ sông đổ biển nếu hay bỏ qua bữa sáng, vì chỉ 4 ngày không ăn sáng trong tuần, nguy cơ tiểu đường tăng đến 55%!
Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Tiểu đường Đức (Dsseldorf, Đức) đã xem xét tác động của thói quen ăn uống lên bệnh tiểu đường thông qua hồ sơ của 96.000 người. Họ phát hiện ra rằng chỉ cần mỗi tuần bạn bỏ bữa ăn sáng 1 ngày, nguy cơ tiểu đường type 2 đã tăng 6%.
Ăn sáng lành mạnh và đều đặn rất quan trọng trong việc ngăn chặn tiểu đường – ảnh minh họa từ Internet
Càng nguy hiểm hơn nếu bạn thuộc tuýp nay ăn, mai bỏ, vì cứ thêm 1 ngày trong tuần bỏ ăn sáng, nguy cơ lại tăng thêm gấp bội. Với 4 ngày bỏ ăn sáng, nguy cơ tiểu đường tăng đến 55%.
Tiến sĩ Sabrina Schlesinger, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết có tới 30% người dân khắp thế giới hay bỏ bữa ăn sáng. Trớ trêu rằng những người thừa cân lại hay bỏ bữa ăn sáng nhất với hy vọng rằng nó giúp giảm lượng calo tổng thể họ nạp trong ngày dẫn đến việc họ càng khó thoát bệnh tiểu đường.
Việc bỏ bữa sáng còn thúc đẩy người ta ăn vặt thêm trong ngày và ăn khuya. Mà những bữa ăn vặt với nhiều thực phẩm không lành manh và việc ăn quá gần giờ ngủ từ lâu đã được chứng minh là gây tăng cân và tiểu đường.
Người bỏ bữa sáng cũng ăn trưa nhiều hơn vì họ đói hơn, dẫn đến sự gia tăng đột biến của glucose và insulin, không tốt cho quá trình trao đổi chất và về lâu dài cũng thúc đẩy sự đề kháng insulin và dẫn đến tiểu đường type 2.
Khi bạn ăn sáng đều đặn, bữa ăn này sẽ khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể và thay đổi cách mà cơ thể sử dụng đường được nạp vào. Thay vì lưu trữ đường trong các tế bào mỡ, bữa ăn sáng giúp cơ thể tập biến nó thành năng lượng. Vì vậy, người ăn sáng sẽ thấy khỏe mạnh, dồi dào năng lượng hơn, giảm việc tích mỡ thừa, đồng thời quản lý tốt hơn cảm giác thèm ăn và các cơn đói trong suốt cả ngày.
Các nhà khoa học khuyến cáo một bữa ăn sáng cân bằng nên dồi dào chất xơ, tinh bột cùng với một ít thịt và đường. Hai thực đơn gợi ý cho người ít thời gian ăn sáng là món bột yến mạch ăn kèm với sữa và trái cây; hoặc bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt ăn với món trứng tráng, rau củ.
Video đang HOT
Theo Người Lao Động
6 tranh cãi về sức khỏe lớn nhất mọi thời đại
Khoa học đang tiếp tục phát triển và không nên quên rằng 80 năm trước, các bác sĩ đã khuyên hút thuốc lá!
ShutterStock
Dưới đây là các chủ đề sức khỏe gây tranh cãi, theo Reader's Digest.
1. Cà phê
Nhiều chuyên gia đã đổ lỗi cho cà phê ức chế tăng trưởng, gây huyết áp cao, đau tim.
Nhưng các nghiên cứu đã kết luận rằng những người uống ba đến bốn tách mỗi ngày có tỷ lệ tử vong thấp hơn. Uống cà phê thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh gan và tim.
Tuy nhiên, cà phê có thể gây hại cho thai nhi và có thể góp phần gây ra bệnh loãng xương, theo Reader's Digest.
2. Muối
Trong một thử nghiệm, những con chuột được cho ăn nhiều muối, có huyết áp tăng lên và cộng đồng y tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về muối.
Sau đó, thông điệp Hướng dẫn liên bang của Mỹ khuyến cáo chỉ nên ăn 2,3 gram natri mỗi ngày.
Rồi một nghiên cứu năm 2016 cho thấy giới hạn trên là quá nghiêm ngặt.
Trong số những người ăn nhiều muối, chỉ những người bị huyết áp cao mới có tỷ lệ mắc các vấn đề về tim mạch cao hơn. Với những người tiêu thụ lượng natri thấp nhất, cho dù huyết áp cao hay không cũng trải qua nhiều biến cố tim mạch và tử vong, theo Reader's Digest.
3. Chất béo
Nỗi sợ chất béo bão hòa đã giảm kể từ khi các chuyên gia tim mạch nhận ra chất béo chuyển hóa trong bơ thực vật vẫn gây chết người.
Tuy nhiên, tờ New York Times cho biết chất béo bão hòa vẫn có thể góp phần gây ra các cơn đau tim.
Thay thế chất béo bão hòa bằng dầu ô liu hoặc dầu cải giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Reader's Digest.
4. Thịt
Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, những người ăn thịt tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, tờ New York Times cho biết nguy cơ ăn thịt với số lượng hợp lý là rất nhỏ, ít hơn nhiều so với tác hại của việc hút thuốc lá.
Tuy nhiên, tác hại tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ tử vong do ung thư, bệnh tim, bệnh hô hấp, tiểu đường, nhiễm trùng và các bệnh khác cao hơn so với những người ăn ít nhất, theo Reader's Digest.
5. Tinh bột
Chế độ ăn kiêng ít tinh bột đang ngày càng phổ biến và được cổ vũ.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý rằng carbohydrate lành mạnh như các sản phẩm và ngũ cốc nguyên hạt có thể đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào, theo Reader's Digest.
6. Ăn khuya
Các nhà dinh dưỡng cho rằng một calo là một calo bất kể tiêu thụ nó vào lúc nào, và thực tế đa số mọi người vẫn ăn tối khá muộn.
Nghiên cứu mới cho thấy cơ thể tiêu hóa tốt hơn đối với các bữa ăn sớm hơn trong ngày. Tờ New York Times báo cáo rằng tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn vào ban ngày, các enzyme và quá trình tiêu hóa khác dường như cũng hoạt động nhiều hơn vào ban ngày.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những người thừa cân ăn bữa sáng nhiều, bữa trưa vừa phải và bữa tối nhẹ đạt kết quả tốt hơn trong các xét nghiệm về lượng đường trong máu, insulin và các yếu tố nguy cơ tim mạch so với những người dành bữa ăn lớn nhất vào cuối ngày, theo Reader's Digest.
Theo thanhnien
Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 Theo tạp chí Journal of Nutrition, các chuyên gia ở Trung tâm tiểu đường Đức đã phân tích dữ liệu từ 6 công trình nghiên cứu. Tất cả các công trình này đều tập trung vào mối quan hệ giữa dinh dưỡng và nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thể 2. Tổng cộng, gần 100.000 người đã tham gia vào các nghiên...