Thầy cô giáo vùng cao góp tiền, “đỡ đầu” học sinh nghèo

Theo dõi VGT trên

Chứng kiến cảnh học sinh phải nghỉ học giữa chừng, các thầy cô giáo của xã vùng cao Đắk Ha (huyện Đắk G’Long) đã góp tiền, “đỡ đầu” cho các học sinh khó khăn.

Trường Tiểu học- Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, xã Đắk Ha (huyện Đắk G’Long) hiện có gần 600 học sinh, trong đó phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc phía bắc.

Cuộc sống khó khăn, nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì phải ở nhà phụ bố mẹ làm kinh tế. Từ thực tế đó, các thầy cô giáo trường Trần Quốc Toản đã tự nguyện góp tiền, đỡ đầu nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Thầy cô giáo vùng cao góp tiền, đỡ đầu học sinh nghèo - Hình 1

Thầy cô giáo trường Trần Quốc Toản đã tự nguyện góp tiền, đỡ đầu nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thầy cô góp tiền, nuôi học trò nghèo

Cứ thứ 2 đầu tiên của tháng, các thầy cô giáo của Trường Tiểu học- THCS Trần Quốc Toản lại phân công nhau đến thăm từng gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường. Theo lời cô Đinh Thị Hằng, Hiệu trưởng nhà trường, đây là những em học sinh có nguy cơ phải nghỉ học, nếu không được trợ giúp.

Tìm đến nhà em Lý Văn Anh (dân tộc Dao) sau khi đã kết thúc buổi học sáng, cô Hằng cho biết, từ tiền lương hàng tháng, toàn bộ giáo viên trong trường sẽ trích lại một phần, góp quỹ rồi sử dụng để hỗ trợ cho những học sinh. Trong gần 1 năm học, Thắng được hỗ trợ 500.000 đồng/ tháng.

Thầy cô giáo vùng cao góp tiền, đỡ đầu học sinh nghèo - Hình 2

Trường Tiểu học- Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, xã Đắk Ha (huyện Đắk G’Long) hiện có gần 600 học sinh

Gia đình Lý Văn Anh thuộc diện hộ nghèo của xã, cả bố và mẹ đều bị câm điếc bẩm sinh, lại không có đất sản xuất nên quanh năm chỉ đi làm thuê cho người dân trong xã. Thế nhưng, trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, cậu học trò lớp 7 hàng ngày vẫn đi bộ từ 5h sáng, vượt gần 15 km để đến trường.

“Chỉ đến đầu năm học này, khi biết hoàn cảnh của gia đình đặc biệt khó khăn, có khả năng không thể đi học nữa để ở nhà phụ giúp bố mẹ, nhà trường đã nhận đỡ đầu cho Văn Anh. Đặc biệt, qua kết nối với các nhà hảo tâm, nhà trường còn xin được cho em một chiếc xe đạp mới để em đi học mỗi ngày”, cô Hằng kể.

Cùng khu Văn Anh sinh sống còn có Giàng A Thắng (dân tộc Mông). Thắng bị bố mẹ bỏ rơi, sống cùng bà ngoại đã gần 60 tuổi từ khi 4-5 tháng tuổi tới nay. Biết được hoàn cảnh của Thắng, từ khi bước vào lớp 3, thầy cô trong trường hỗ trợ em mỗi tháng 300.000 đồng cùng gạo, muối cho hai bà cháu sinh hoạt mỗi tháng.

Thầy cô giáo vùng cao góp tiền, đỡ đầu học sinh nghèo - Hình 3

Thầy cô giáo trường Trần Quốc Toản đến thăm và tặng quà cho gia đình Lý Văn Anh

Đón nhận tình cảm của thầy cô giáo trong trường, bà Đà Thị Mỵ xúc động: “Bố mẹ nó không nuôi được, chỉ có bà và thầy cô nuôi thôi. Mỗi tháng, cô giáo mang gạo, muối, nước mắm… vào tận nhà. Từ ngày nó được thầy cô nuôi, hai bà cháu cũng đỡ khổ hơn”.

Theo cô Đinh Thị Hằng, không chỉ Văn Anh, A Thắng mà còn nhiều học sinh khác của trường cũng được nhà trường đỡ đầu bằng cách hỗ trợ tiền, gạo, nhu yếu phẩm hoặc đồ dùng học tập hàng tháng. Số lượng học sinh không cố định, rất nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, hàng tháng thầy cô giáo phải rà soát, nắm bắt để kịp thời hỗ trợ các em.

Video đang HOT

“Thực sự các thầy cô giáo công tác tại đây nhiều năm, hiểu được hoàn cảnh của các em nên ai cũng đồng lòng, vui vẻ đóng góp. Không có định mức cụ thể, ai có tiền góp tiền, ai có quà góp quà, miễn sao tất cả đều đến tay những số phận bất hạnh”, cô Hằng nói.

Những món quà “ xã hội hóa”

Theo cô Hằng, không kể những nhu yếu phẩm, đồ dùng cá nhân, mỗi tháng sẽ có khoảng 7-10 học sinh được nhận tiền hỗ trợ do các thầy cô giáo tặng. Ban đầu, nhà trường chỉ lựa chọn 1-2 em, nhưng qua nắm bắt, rà soát của giáo viên, nhà trường đã tăng số lượng học sinh nhận hỗ trợ lên.

“Nếu so với các trường trung tâm, các khu vực thành phố thì có lẽ số tiền 500.000 đồng/ tháng thì không nhiều. Thế nhưng ở địa phương vùng sâu vùng xa như Đắk Ha, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì nó thực sự giá trị. Món quà hàng tháng này, như là cách mà thầy cô giáo “giữ chân” học trò ở lại với lớp học”, cô Đỗ Thị Hà, giáo viên nhà trường nói.

Thầy cô giáo vùng cao góp tiền, đỡ đầu học sinh nghèo - Hình 4

Ngoài sự đóng góp của giáo viên, trong thời gian tới trường Trần Quốc Toản sẽ huy động xã hội hóa để “đỡ đầu” học sinh

Đặc biệt, để nhân rộng việc làm ý nghĩa này, giúp nhiều học sinh khác của trường “yên tâm” đến lớp, Trường Tiểu học- THCS Trần Quốc Toản còn xã hội hóa, huy động sự đóng góp của những phụ huynh có điều kiện kinh tế.

Ông Bùi Cao Chung, Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh, đầu năm học, nhà trường phối hợp với phụ huynh các lớp, tổ chức phiên chợ quê, gây quỹ học bổng cho trường.

Những hàng hóa do mình tự làm ra như các loại rau, củ, quả, cá, gà, vịt được mang đến phiên chợ để bán. Toàn bộ số tiền lãi thu được, sẽ đưa vào quỹ khuyến học của nhà trường, hỗ trợ hàng tháng cho học sinh khó khăn.

Thầy cô giáo vùng cao góp tiền, đỡ đầu học sinh nghèo - Hình 5

Phụ huynh trường Trần Quốc Toản mở “phiên chợ quê” gây quỹ để hỗ trợ học sinh nghèo

Theo cô Hằng, ngoài việc đóng góp của giáo viên thì sự chung tay, giúp sức của phụ huynh, của xã hội sẽ giúp cho việc “đỡ đầu” học sinh của trường lâu dài và hiệu quả hơn.

“Từ việc gây quỹ này, phụ huynh sẽ biết chia sẻ, động viên nhau; các em có hoàn cảnh khó khăn sẽ có thêm nhiều cơ hội để đến trường. Rất may mắn, nhà trường nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, nên gần 1 năm học qua, nhiều học sinh đã được tiếp sức đến trường thông qua nhiều hình thức khác nhau” cô Hằng nói.

Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại "cụm dân cư 8 không" Đắk R'Măng

Những ngày đầu vào dạy tại "cụm dân cư 8 không" ở xã Đắk R'măng, huyện Đắk G'Long, cô giáo Vàng Thị Chim phải nhờ anh trai chở đi vì đường lầy lội, trơn trượt, hai bên đều là vực thẳm.

Gắn bó với điểm trường vì sợ trẻ thất học

Xã Đắk R'Măng là một xã khó khăn của tỉnh Đắk Nông, là nơi sinh sống của hàng ngàn người Mông, di cư từ phía Bắc vào gần 20 năm nay.

Nằm khuất sau rẫy cà phê của người dân là căn nhà nhỏ của cô Vàng Thị Chim (SN 1993, giáo viên trường Tiểu học La Văn Cầu, xã Đắk R'măng, huyện Đắk G'Long). Căn nhà mới chỉ được dựng cách đây hơn 1 tháng, chưa có cửa nên vẫn còn che chắn tạm bằng tấm bạt lớn.

Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại cụm dân cư 8 không Đắk RMăng - Hình 1

Cô Chim thức dậy chuẩn bị bữa sáng cho hai mẹ con để kịp lên đường vào điểm trường cụm 8

Từ 4h sáng, trong cái lạnh của vùng cao Tây Nguyên, cô Chim đã thức dậy chuẩn bị bữa sáng cho hai mẹ con để kịp lên đường vào điểm trường cụm 8. Hơn 2 tháng nay, cô Chim được nhận vào dạy hợp đồng tại trường La Văn Cầu, trở thành nữ giáo viên đầu tiên đến dạy tại điểm trường "cụm dân cư 8 không" sau 20 năm mong mỏi của người dân địa phương.

Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại cụm dân cư 8 không Đắk RMăng - Hình 2

Căn nhà vẫn chưa hoàn thiện của cô Chim tại xã Đắk R'măng

Sức nóng của bếp củi không đủ xua đi cái giá lạnh của vùng đồi núi, cô Chim ôm con vào lòng để ủ ấm trong lúc đun nước pha mì tôm, ăn sáng. Nữ giáo viên tâm sự, chồng cô đi vào rừng hái mây bán. Mỗi tuần về nhà một lần, ở nhà chỉ còn một mẹ, một con.

Những ngày trong tuần, cô Chim bắt đầu rời nhà từ 5h sáng để vượt gần 20km đường rừng để vào cụm dân cư số 8. Cậu con trai mới hơn 2 tuổi của cô được gửi qua nhà ngoại, đến cuối ngày mới đón về.

Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại cụm dân cư 8 không Đắk RMăng - Hình 3

Con đường dẫn vào điểm trường nhiều đoạn trơn trượt

"Nếu hôm nào ông bà ngoại bận quá, mình địu con vào điểm trường luôn. Những ngày đầu tháng 9, có hôm hai mẹ con phải ngủ lại trong điểm trường vì mưa quá, không ra được. Vì công việc nên phải chấp nhận vậy", cô Chim chia sẻ.

Nữ giáo viên tâm sự thật lòng, con đường dẫn vào điểm trường không phải ai cũng đi được. Những ngày đầu vào dạy tại "cụm dân cư 8 không" ( không điện, không đường, không trường, không trạm, không nước sạch, không sóng điện thoại, không sổ hộ khẩu và không khai sinh ), cô Chim phải nhờ anh trai chở đi vì đường lầy lội, trơn trượt, hai bên đều là vực thẳm.

"Đường đất, nếu xe máy mà không được gắn xích thì không thể đi được. Nhiều đoạn mình phải xuống đi bộ để anh trai đi xe máy một mình. Chỉ có hơn 6km nhưng đi mất gần 1 tiếng đồng hồ. Ngày đầu tiên đi làm, mình cũng tính xin nghỉ rồi", cô Chim kể.

Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại cụm dân cư 8 không Đắk RMăng - Hình 4

Đi xe máy gần 2 tiếng mới đến lớp học, điểm trường vẫn còn mù mịt sương mù.

Theo cô Chim, lý do khiến cô gắn bó với nơi khó khăn ấy, một phần vì công việc, một phần vì thương những đứa trẻ của đồng bào mình. "Nếu mình không vào đó dạy, hàng chục đứa trẻ sẽ không được đến trường. Người dân vào đây sinh sống gần 20 năm, học sinh đến tuổi phải đi ở trọ hoặc sang xã khác học nhờ. Vì đường đi lại khó khăn, cuộc sống trọ học vất vả nên các em bỏ học rất nhiều".

Ước mơ trở thành cô giáo từ khi học lớp 6

Nói về cơ duyên đưa mình đến bục giảng, cô Chim kể rằng, gia đình đông con lại ít đất sản xuất nên bố mẹ muốn cô nghỉ học để lập gia đình từ năm lớp 9. Thế nhưng, khi ấy cô đã cương quyết từ chối, xin bố mẹ cho học tiếp THPT.

Tốt nghiệp THPT, cô Chim lại bị bố mẹ thúc giục chuyện lấy chồng vì theo quan niệm của người Mông, con gái 16-17 tuổi đã đến tuổi lập gia đình.

Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại cụm dân cư 8 không Đắk RMăng - Hình 5

Nữ giáo viên từng bị bố mẹ thúc giục chuyện kết hôn sớm theo phong tục

"Bố mẹ mình có 9 người con, chỉ có mình là con gái nên suốt ngày giục mình lập gia đình. Nhưng mình bảo không, mình phải đi học để biết chữ, để tìm cách thoát nghèo", cô Chim kể lại.

Cô Chim trở thành sinh viên, là một trong những cô gái đầu tiên của bản Mông này bước lên thành phố để đi học. 4 năm, cô tự bươn chải để có kinh phí học tập vì số tiền hàng tháng mà gia đình chu cấp chỉ đủ để ăn uống hàng ngày.

Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại cụm dân cư 8 không Đắk RMăng - Hình 6

Thế nhưng, vì những đứa trẻ khó khăn, cô đã kiên quyết đi học để làm giáo viên

"Động lực duy nhất khiến mình kiên trì bám trụ để học xong đại học là vì những đứa trẻ nơi mình sinh ra, nhất là những bé gái sẽ sớm được bố mẹ gả đi lấy chồng nếu không tiếp tục đi học. Ước mơ trở thành cô giáo nhen nhóm trong mình từ năm mình học lớp 6, sau đó lớn dần qua các năm. Mình càng quyết tâm học thật tốt để không bị bố mẹ bắt lấy chồng sớm", cô Chim tâm sự.

Năm 2016, cô Chim tốt nghiệp đại học chuyên ngành Giáo dục tiểu học, Đại học Tây Nguyên và trở thành nữ giáo viên Mông duy nhất tại xã Đắk R'măng. Nhưng thời điểm đó, dù ngành Giáo dục liên tục thiếu giáo viên song cô Chim vẫn chỉ là giáo viên hợp đồng thời vụ do không có chỉ tiêu biên chế.

Đến năm 2019, cô Chim phải nghỉ dạy vì trường không được hợp đồng với giáo viên đứng lớp nữa.

Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại cụm dân cư 8 không Đắk RMăng - Hình 7

Cô giáo Vàng Thị Chim (bên trái) chia sẻ: "Mình tự hào về quyết định đi học và hiện tại đã trở thành một cô giáo".

"Con đường đứng trên bục giảng của mình cũng gian nan như con đường mình đi học. Dù chưa chính thức là giáo viên, nhưng mình vẫn tự hào về quyết định của mình, trở thành một cô giáo Mông, trở về dạy cho những đứa trẻ nơi mình sinh ra", cô Chim nói.

Năm học 2020- 2021, báo Dân trí phối hợp với nhà tài trợ khánh thành và đưa vào sử dụng điểm trường Khuyến học và Dân trí đầu tiên tại Tây Nguyên - điểm trường Tiểu học La Văn Cầu tại cụm 8. Cô Chim tiếp tục được ký hợp đồng để đứng lớp tại điểm trường này.

Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại cụm dân cư 8 không Đắk RMăng - Hình 8

Bữa trưa chỉ có bánh mì và nước lọc của cô giáo

100% học sinh tại điểm trường này đều là người Mông, thế nhưng do nhiều em chưa được học mầm non nên không biết tiếng Kinh, trong quá trình dạy học, cô Chim phải sử dụng chính ngôn ngữ của đồng bào mình để giảng dạy. Điểm trường cũng chưa có điện lưới quốc gia nên mỗi ngày đi dạy, cô đều mang theo một ổ bánh mì để ăn trưa.

"Được đi dạy, mình vẫn cảm thấy may mắn hơn rất nhiều người. Chính vì thế, bao nhiêu khó khăn trên con đường đến lớp, mình đều quen hết rồi. Chỉ mong sao, học trò ở đây được đến lớp mỗi ngày, mình cũng có sức khỏe tốt để đến lớp", cô Chim chia sẻ trước khi bước vào lớp dạy học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Bị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ýBị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ý
07:51:25 23/12/2024
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanhMỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh
05:56:00 23/12/2024
Chuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mìnhChuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mình
06:50:35 23/12/2024
Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ điNgày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi
08:10:56 23/12/2024
Nữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạngNữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạng
07:47:13 23/12/2024
Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồiLên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi
07:27:52 23/12/2024
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"
07:36:57 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

11 kiểu áo khoác phao thời trang cho bạn thêm ấm áp và thời thượng suốt mùa đông

11 kiểu áo khoác phao thời trang cho bạn thêm ấm áp và thời thượng suốt mùa đông

Thời trang

11:20:37 23/12/2024
Áo khoác phao thường thiên về phong cách thoải mái. Nếu bạn muốn có phong cách cá tính hơn hãy thử kết hợp với giày thể thao hoặc thậm chí là boot, nhưng bạn cũng có thể bất ngờ hơn khi kết hợp với giày lười kiểu học sinh.
Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Sức khỏe

11:16:48 23/12/2024
Đây chỉ là mức giá tham khảo, chi phí niềng răng cụ thể sẽ tùy thuộc vào trung tâm nha khoa mà người bệnh chọn lựa. Thêm vào đó, tùy vào tình trạng phức tạp của mỗi người mà giá niềng răng cũng sẽ có sự chênh lệch.
Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Làm đẹp

11:14:08 23/12/2024
Cách làm mặt nạ mật ong và dầu dừa rất đơn giản. Trộn mật ong và dầu dừa theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp lên tóc. Dùng khăn trùm tóc lại và ủ tóc trong khoảng 20 phút, xả sạch tóc với nước mát và để khô tự nhiên.
Vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển dẫn cả 3 con dự dạ tiệc của bà xã Chi Bảo

Vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển dẫn cả 3 con dự dạ tiệc của bà xã Chi Bảo

Sao việt

11:13:58 23/12/2024
Cặp đôi Khánh Thi - Phan Hiển tham dự tiệc cùng con trai và học trò nhí. Nữ kiện tướng Dance sport chia sẻ, chồng chính là động lực để cô làm đẹp.
Hoắc Kiến Hoa khó chịu ra mặt khi đưa vợ con đi chơi, biết nguyên nhân netizen liền quay xe

Hoắc Kiến Hoa khó chịu ra mặt khi đưa vợ con đi chơi, biết nguyên nhân netizen liền quay xe

Sao châu á

11:11:32 23/12/2024
Vừa qua, một netizen tình cờ bắt gặp vợ chồng Lâm Tâm Như - Hoắc Kiến Hoa đưa con gái Cá Heo Nhỏ tận hưởng dịp cuối tuần.
5 cung hoàng đạo có đường tình duyên rực rỡ, thăng hoa năm 2025

5 cung hoàng đạo có đường tình duyên rực rỡ, thăng hoa năm 2025

Trắc nghiệm

11:06:05 23/12/2024
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm đầy bất ngờ trong chuyện tình cảm của 5 cung hoàng đạo này. Bạch Dương - Aries (21/03 - 19/04)
Nguyễn Xuân Son từng từ chối lời mời hấp dẫn của một đội bóng Ả Rập Xê Út

Nguyễn Xuân Son từng từ chối lời mời hấp dẫn của một đội bóng Ả Rập Xê Út

Sao thể thao

11:04:31 23/12/2024
Nguyễn Xuân Son và các đồng đội đã làm cho sức hút của đội tuyển Việt Nam tăng mạnh sau chiến thắng áp đảo trước Myanmar.
Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Sáng tạo

11:03:34 23/12/2024
Nhà thờ Bác Trạch (Thái Bình) được nhận xét là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất châu Âu, địa điểm lý tưởng check-in của du khách mùa Noel.
Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang 'kéo giãn' độ dài ngày

Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang 'kéo giãn' độ dài ngày

Lạ vui

10:57:34 23/12/2024
Một khảo sátmới từ Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ (ETH Zrich) chỉ ra một thứ gì đó ẩn trong lõi Trái Đất đang làm thay đổi độ dài của ngày.
Drama chuyển nhượng T1 - Zeus khiến nam BLV danh tiếng VCS "gặp hạn"

Drama chuyển nhượng T1 - Zeus khiến nam BLV danh tiếng VCS "gặp hạn"

Mọt game

10:38:52 23/12/2024
Trong những ngày cuối năm, cộng đồng LMHT lại đón chào rất nhiều drama cũng như các tranh cãi không hồi kết. Nổi bật trong số đó, có thể kể đến chính là drama chuyển nhượng T1 - Zeus.
Xem lại camera, người mẹ 5 con ở Hà Nội run lên vì những gì đã xảy ra trong phòng ngủ

Xem lại camera, người mẹ 5 con ở Hà Nội run lên vì những gì đã xảy ra trong phòng ngủ

Netizen

09:50:38 23/12/2024
Thấy em gái không may bị hóc dị vật khi đang chơi đùa, anh trai 12 tuổi đã có pha xử lý bình tĩnh và nhanh trí để cứu em khiến nhiều người bất ngờ.