Đột phá khoa học có khả năng chữa khỏi HIV vĩnh viễn
Loài người tiến gần hơn một bước tới việc chữa khỏi HIV vĩnh viễn nhờ phương pháp điều trị mới do các nhà khoa học Australia tìm ra.
Ảnh hiển vi điện tử quét cho thấy HIV-1 (màu xanh) đang nảy chồi từ tế bào lympho được nuôi cấy
Phương pháp này sử dụng hạt nano mang công nghệ mRNA , kích hoạt các tế bào nhiễm HIV phát ra tín hiệu, giúp hệ miễn dịch và thuố.c kháng virus nhận diện, tiê.u diệ.t các ổ virus tiềm ẩn. Trước đây, HIV chưa thể chữa khỏi hoàn toàn do virus có khả năng xâm nhập vào DNA tế bào, ẩn náu ở trạng thái không thể bị phát hiện.
Tiến sĩ Paula Cevaal, nhà khoa học tại Viện Doherty, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết chưa từng có công nghệ nào phát hiện virus HIV hiệu quả như phương pháp này. Bà kỳ vọng liệu pháp cũng hiệu quả trong nghiên cứu động vật và nghiên cứu lâm sàng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, sau nhiều lần thử nghiệm vì kết quả gây bất ngờ đối với nhóm chuyên gia. Dù vậy, các thử nghiệm hiện mới chỉ dừng ở giai đoạn tiề.n lâm sàng, trong phòng thí nghiệm và trên các mẫu tế bào do người nhiễm HIV hiến tặng. Các nhà khoa học nhấn mạnh cần thử nghiệm thêm để xác định, liệu việc kích hoạt tín hiệu phát hiện virus có đủ để kích thích phản ứng miễn dịch thực sự trong cơ thể hay không.
Công nghệ được sử dụng chủ yếu dựa trên nền tảng mRNA, tương tự trong vaccine Covid-19 của Pfizer. Hạt nano được thiết kế để đưa thông tin mRNA vào tế bào nhiễm bệnh, khiến tế bào sản sinh ra các chất chỉ điểm, từ đó đán.h thức hệ miễn dịch.
Video đang HOT
Nếu thành công, đây có thể là bước ngoặt với gần 40 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn cầu, phải uống thuố.c suốt đời để kìm hãm virus HIV, tránh phát bệnh hoặc lây truyền.
Với nhiều người, HIV vẫn là virus chế.t người. Theo số liệu của UNAids, năm 2023, trung bình mỗi phút có một người chế.t vì HIV.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?
Vaccine ung thư chủ yếu được xem như phương pháp điều trị sử dụng cho các ca bệnh đã được chẩn đoán.
Tiến bộ trong nghiên cứu vaccine chống ung thư được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ quá trình phát triển vaccine mRNA chống COVID-19 (ảnh minh họa)
Vaccine ung thư không giống như vaccine phòng ngừa cúm và các bệnh truyền nhiễm khác. Các bệnh ung thư không lây nhiễm cho con người mà xảy ra do trục trặc trong cơ thể, thường là khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Vì vậy, vaccine ung thư không hẳn là loại thuố.c mà sau khi dùng bạn sẽ không bị ung thư nữa, mà chủ yếu được xem như phương pháp điều trị sử dụng cho các ca bệnh đã được chẩn đoán.
Một số vaccine phòng ngừa có thể chống lại ung thư từ khi chưa mắc bệnh là các loại vaccine phòng nhiễm các loại virus làm tăng nguy cơ ung thư (viêm gan, HPV).
Gần đây, tiến bộ trong nghiên cứu vaccine chống ung thư được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ quá trình phát triển vaccine mRNA chống COVID-19.
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.
Vaccine mRNA hoạt động bằng cơ chế mã hóa chuỗi protein của kháng nguyên ung thư trong mRNA, đưa mRNA này vào cơ thể để các kháng nguyên này được sinh ra trong cơ thể và buộc hệ thống miễn dịch phải tấ.n côn.g chúng.
Vì vậy, các vaccine mRNA sẽ được tạo ra cá nhân hóa dựa trên "hộ chiếu khối u" của mỗi người. Việc phân tích các đặc điểm di truyền của tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh sẽ cho thấy chính xác cách điều chỉnh vaccine để hệ miễn dịch của bệnh nhân bắt đầu chống lại chúng.
Các nhà khoa học chỉ mới ở giai đoạn đầu của hành trình tạo ra một loạt vaccine ung thư đầy đủ. Còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết và một khoảng cách trong việc đưa lý thuyết đến gần thực tế.
Trước hết, không phải tất cả các tế bào khối u đều có kháng nguyên riêng, trong khi đây là điều kiện chính để phát triển vaccine. Nếu hướng hệ miễn dịch vào những kháng nguyên cũng đồng thời có trong các tế bào khỏe mạnh, vaccine cũng sẽ tiê.u diệ.t chúng và hậu quả của việc này có thể rất nguy hiểm.
Ngoài ra, các tế bào khối u không phải lúc nào cũng "ngoan ngoãn" chờ đợi số phận mà vaccine đã tạo ra. Chúng có thể sử dụng các cơ chế khác nhau để trở nên vô hình đối với hệ thống miễn dịch, hoặc tiến hóa, cố gắng sống sót sau sự tấ.n côn.g của hệ thống miễn dịch. Trong một số trường hợp, vaccine chỉ kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi bệnh.
Trong cuộc chiến chống lại ung thư, kích thước của khối u cũng đóng vai trò lớn. Ngay cả khi có phản ứng miễn dịch cần thiết, có thể vẫn chưa đủ để vượt qua khối u hoàn toàn. Bản thân hệ thống miễn dịch cũng có thể làm cơ thể suy yếu.
Ngay cả khi tìm thấy một loại vaccine có hiệu quả cho một loại ung thư cụ thể, nó vẫn cần phải được điều chỉnh cho các nhóm người khác nhau: người già, tr.ẻ e.m, người mắc bệnh đi kèm.
Việc phát triển vaccine mRNA cũng liên quan đến việc tạo ra một loại thuố.c được cá nhân hóa, nghĩa là mỗi bệnh nhân sẽ cần phải có mũi tiêm riêng dựa trên phân tích khối u.
Việc sản xuất một loại vaccine như vậy không chỉ mất nhiều thời gian (và trong thời gian này, khối u có thời gian để thay đổi) mà còn tốn kém.
Nga dự kiến phát miễn phí vaccine chống ung thư cho bệnh nhân
Ông Andrey Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y khoa X-quang thuộc Bộ Y tế Nga, mới đây cho biết Nga đã phát triển vaccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân.
ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật học quốc gia cho biết các thử nghiệm tiề.n lâm sàng chỉ ra vaccine mới ngăn chặn sự phát triển của khối u (75-80%) và di căn tiềm ẩn.
Nga dự kiến sẽ lưu hành rộng rãi loại vaccine này từ đầu năm 2025.
Tìm ra loại siêu kháng thể có thể vô hiệu hóa HIV Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu vai trò của VR07, một thành viên trong dòng họ kháng thể IgG có tiềm năng mở đường cho liệu pháp kháng thể đơn dòng chống lại virus HIV. Công trình được thực hiện bởi Viện Ragon của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Harvard, Trường Đại học Darmouth...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 loại rau tốt nhất, có tác dụng ngừa ung thư

Các loại thực phẩm giàu estrogen vừa tốt cho sức khỏe, vừa đẹp từ bên trong

Sĩ tử có nên dùng viên uống bổ não trong mùa thi?

Căn bệnh ung thư đang trẻ hóa, tỷ lệ cao phát hiện khi đã di căn

Tác hại của lạm dụng thực phẩm chức năng

Diễn biến mới vụ 7 người nhập viện sau ăn buffet ốc

Các loại lá uống mát gan, giải độc cơ thể hiệu quả

Thời điểm ăn tối tốt nhất

5 loại đồ uống tốt cho người gan nhiễm mỡ

Nguồn dự trữ má.u khan hiếm, nhiều bệnh nhân mỏi mòn chờ đợi

Thực phẩm nên có trong bữa ăn của người bệnh COPD

Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM nguy kịch vì nhập viện muộn
Có thể bạn quan tâm

Mưa lũ do bão số 1 khiến 6 người thiệ.t mạn.g và mất tích
Tin nổi bật
18:59:22 14/06/2025
VinaPhone gặp sự cố trên cả nước, người dùng "than trời" vì mất sóng
Netizen
18:45:27 14/06/2025
Phát hiện đối tượng mang m.a tú.y qua kiểm tra nồng độ cồn
Pháp luật
18:44:38 14/06/2025
Israel 'chỉ mới bắt đầu' tấ.n côn.g Iran, ông Trump khen Tel Aviv
Thế giới
18:41:59 14/06/2025
Nóng: "Kẻ thù của Taylor Swift" bị đuổi cổ khỏi phiên tòa xét xử "ông trùm biến thái" Diddy, chuyện gì đã xảy ra?
Sao âu mỹ
18:36:02 14/06/2025
Điểm danh những mẫu xe máy độc lạ, hàng hiếm tại thị trường Việt
Xe máy
18:09:58 14/06/2025
Doãn Hải My b.ị ch.ê xuống sắc liền tung luôn ảnh cam thường kho.e bod.y nuột nà, chân dài thẳng thắp khiến "anti" câm nín
Sao thể thao
18:01:03 14/06/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 14/6 - tử vi 12 chòm sao ngày mới
Trắc nghiệm
17:33:43 14/06/2025
Màn lột xác ngỡ ngàng không tin nổi của "ái nữ" từng bị bạo lực mạng suốt tuổi thơ vì ngoại hình xấu xí
Sao châu á
17:28:06 14/06/2025
Ca sĩ Việt là "đại gia ngầm" nói thẳng với con gái: Nếu con gặp toàn dở hơi, hãy xem lại chính mình
Sao việt
16:36:42 14/06/2025