Thầy cô giáo ở Nghệ An trồng rau, nuôi gà hỗ trợ bữa ăn cho học sinh bán trú
Sau Tết Nguyên đán, hiện nhiều trường học ở vùng cao Nghệ An lo lắng vì thiếu nguồn thực phẩm sạch dự trữ cho học sinh bán trú. Để giải quyết mối lo ấy, giáo viên ở các nhà trường đã bắt tay vào trồng rau, nuôi gà, lợn hỗ trợ bữa ăn cho các em.
Hiện nay, những vườn rau ở các trường bán trú trên địa bàn huyện Kỳ Sơn chưa phát triển trở lại, trong khi đó nguồn cung cấp thực phẩm sạch rất khó để đưa vào các trường vùng sâu, vùng xa khiến nhiều trường học lo lắng. Ảnh: Đào Thọ
Để giải quyết vấn đề này, các trường bán trú của huyện Kỳ Sơn đã tổ chức cho giáo viên bắt tay vào cải tạo vườn rau, nuôi gà, lợn. Tại trường PTDTBT THCS Nậm Típ (Kỳ Sơn), những luống rau bị hoang hóa đã được đào lên để trồng thay thế các loại rau mới. Ảnh: Đào Thọ
Một số trường đã đầu tư hệ thống nước tưới đảm bảo để tránh rau chết trong mùa khô hạn sắp tới. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Lô Khăm Phu – Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn cho hay: Các vườn rau chủ yếu theo mùa vụ và được trồng xen canh gối tiếp nhau nhằm đảm bảo cho học sinh ăn từ đầu năm đến cuối năm. Nếu không trồng kịp thì chỉ trong khoảng 1 tháng nữa học sinh sẽ không đủ rau sạch để ăn. Ảnh: Đào Thọ
Ngoài việc trồng rau, nhiều trường học còn nuôi cả gà, lợn để đảm bảo nguồn thực phẩm cho học sinh bán trú. Theo thầy Nguyễn Công Danh – Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Típ thì đây chủ yếu là giống gà, lợn bản địa thịt thơm ngon. Ảnh: Đào Thọ
Ông Phan Văn Thiết – Trưởng phòng GD&ĐT Kỳ Sơn cho biết: Kỳ Sơn là địa bàn có nhiều trường bán trú, chủ yếu các trường ở xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, bởi vậy, việc đáp ứng thực phẩm cho học sinh tại chỗ luôn được các thầy, cô quan tâm hàng đầu. Thời gian qua, ngành Giáo dục Kỳ Sơn đã động viên các thầy, cô giáo tự nguyện vào cuộc trồng rau, nuôi lợn, gà để hỗ trợ bữa ăn bán trú cho các em học sinh. Trong ảnh: Nhờ sự vào cuộc của các thầy, cô giáo, bữa ăn của học sinh bán trú vùng cao luôn được đáp ứng đầy đủ rau, thịt sạch. Ảnh: Đào Thọ
Buốt lạnh vì rét, học sinh miền núi đốt củi sưởi ấm học bài
Những ngày qua, nhiệt độ tại các huyện miền núi Nghệ An xuống thấp, một số nơi 0 độ C. Băng giá rơi phủ trắng từ rừng đến bản làng, học sinh nơi đây phải mang củi tới trường đốt lửa sưởi ấm để học bài.
Tại một số xã của huyện Kỳ Sơn, (Nghệ An), nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, có nơi 3 độ C, 41 trường các cấp ở huyện này phải thông báo cho học sinh nghỉ học. Tuy nhiên, một số xã nhiệt độ khoảng 10 độ C, học sinh vẫn tiếp tục học tập bình thường. Nhưng khi về đêm, nhiệt độ xuống thấp, để sưởi ấm, học sinh mang củi tới trường để nhóm lửa sưởi ấm.
Học sinh co ro vì rét.
Bếp lửa được nhóm trong chậu nhôm, một nhóm học sinh cùng sưởi ấm học bài.
Từng bó củi được học sinh đưa từ nhà đến, để đảm bảo an toàn, khi đốt lửa, các em đặt những nơi thông thoáng.
Học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nậm Càn học bài bên bếp lửa.
Học sinh đốt lửa phía ngoài phòng ký túc để sưởi ấm.
Những ngày tiếp theo, nhiệt độ tại huyện biên giới Kỳ Sơn tiếp tục ở mức thấp. Học sinh sử dụng củi đốt tiết kiệm để duy trì sưởi ấm lâu dài.
Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An 'góp cơm' để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ Bậc mầm non của Nghệ An hiện có hơn 660 điểm trường lẻ, tập trung ở những vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn. Vậy nhưng, đã nhiều năm nay, các điểm trường vẫn duy trì việc tổ chức bán trú cho trẻ để đảm bảo học sinh đến trường chuyên cần và đầy đủ. Bữa ăn bán trú tưởng là việc...