Thấy 4 dấu hiệu này, đừng chủ quan mà hãy đi khám hen suyễn ngay
Thở khò khè là một trong những biểu hiện điển hình của hen suyễn. Nhưng trước khi các triệu chứng rõ ràng này xuất hiện, hen suyễn có thể bắt đầu với những dấu hiệu thầm lặng hơn nhiều.
Shutterstock
Khi thấy các biểu hiện sau, người bệnh nên đi khám để biết xem liệu mình có đang bị hen suyễn hay không.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ ho là triệu chứng của cảm lạnh hay viêm phế quản. Tuy nhiên, ho dai dẳng có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo hen suyễn, theo MSN.
Cơn ho do hen suyễn sẽ nặng hơn mỗi khi bạn cười hoặc nằm. Nguồn gốc gây ho là những bất thường xuất hiện từ ngực chứ không phải ở cổ họng, tiến sĩ Richard Lockey, chuyên gia dị ứng và miễn dịch học tại Đại học Y khoa Nam Florida (Mỹ), cho biết.
Ngáp hoặc thường thở sâu
Những hành động ngáp hoặc hít thở sâu diễn ra một cách thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của hen suyễn. Đây đều là những cách thở giúp cơ thể hấp thụ được nhiều ô xy hơn và thải ra nhiều khí carbon dioxide hơn.
Khi một người ngáp hay hít thở sâu thường xuyên thì đó là hành động diễn ra trong vô thức để giúp cơ thể cố nạp thêm ô xy. Nguyên nhân là do khí quản đang bị tắc nghẽn vì hen suyễn.
Video đang HOT
Hay mệt mỏi
Thở khò khè và ho suốt đêm khiến người bệnh hay giật mình. Nếu kéo dài, tình trạng này gây mất ngủ, thiết ngủ, làm suy giảm sức khỏe thể chất, tinh thần khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Mất ngủ mạn tính cò thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và khiến bệnh hen suyễn thêm nặng. Điều may mắn là khi các triệu chứng của hen suyễn được kiểm soát thì các vấn đề về giấc ngủ cũng biến mất.
Các bác sĩ cho biết từng có trường hợp người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau khi tham gia cuộc thi chạy bộ. Trước đó, sức khỏe của bệnh nhân bình thường. Giữa cuộc chạy, họ có biểu hiệu khó thở, tức ngực khiến mọi người xung quanh lo sợ là bị đau tim.
Tuy nhiên, các chẩn đoán sau đó cho thấy bệnh nhân bị hen suyễn. Triệu chứng đau và căng tức ngực của hen suyễn có thể khiến mọi người hiểu lầm là đau tim, theo MSN.
Theo thanhnien
Trẻ nhỏ thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?
Thở khò khè là tiếng thở bất thường ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều bố mẹ không phát hiện ra rằng đây là những dấu hiệu của một số bệnh như: hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn so với người lớn, do đó tình trạng thở khò khè cũng gặp thường xuyên hơn. Bố mẹ cũng rất khó để nhận ra tiếng thở bất thường ở con nếu không thực sự để ý.
Bác sĩ Trần Văn Huy (Bệnh viện Nhi Trung ương) mách bố mẹ các dấu hiệu của bệnh thông qua tiếng thở khò khè rất nhỏ của trẻ.
Làm sao để phát hiện ra trẻ nhỏ thở khò khè?
Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản là các ống dẫn khí khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn và cản trở đường lưu thông của không khí. Từ đó khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè.
Bố mẹ có thể nhận biết tiếng thở khò khè bằng cách áp sát tai và gần miệng trẻ, nghe kỹ tiếng thở, đặc biệt là khi trẻ nằm im. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp rất khó phát hiện và phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ.
Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo bác sĩ Huy cho biết, tiếng thở khò khè có thể là dấu hiệu của hàng loạt những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: hen suyễn, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.
Trong đó hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi dẫn đến tiếng thở bất thường. Hen suyễn là bệnh di truyền, là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa...
Ngoài ra, bệnh nhi có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp cũng khiến trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.
Tiếng thở khò khè ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản. Đây là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng bị xẹp lại.
Từ đó làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở phát ra âm thanh lớn thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.
Tiếng thở bất thường này cũng là dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp.
Ngoài ra, khi trẻ mắc dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép cũng tạo ra tiếng thở giống như vậy.
Bố mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ thở khò khè?
Bác sĩ Huy cho biết, khi phát hiện trẻ thở khò khè, đầu tiên bố mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu tình trạng này còn kéo dài thì nên cho trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Phụ huynh không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc kháng viêm, long đờm, kháng sinh...
Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và có thể hút mũi cho trẻ để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Trẻ cần được bú mẹ nhiều hơn để cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm như: thở rút lõm ngực, ngủ li bì, người tím tái, rối loạn tri giác... cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Theo thoidai
Lý do khiến bạn ho dai dẳng không dứt khi chuyển mùa Ho là triệu chứng, không phải là bệnh. Tuy nhiên, khi cơn ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày lại có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm đường hô hấp. Vi rút cảm lạnh: Ho dai dẳng diễn ra trong 3 tuần hoặc ít hơn có thể là do cảm lạnh. Thật không may, kiểu ho này - chủ...