Tháng 9 về miền Tây ăn gỏi tép đồng bông điên điển, chuột chiên mắm
Gỏi tép đồng bông điên điển chế biến phong phú với nhiều nguyên liệu đồng quê, chỉ có thể tìm được ở miệt vườn sông nước ĐBSCL.
Gỏi bông điên điển ở miền Tây có ở nhiều nơi và mang hương vị khác nhau tùy vùng, tùy người chế biến. Món ăn này được chế biến phong phú với nhiều nguyên liệu đồng quê, chỉ có thể tìm được ở miệt vườn sông nước ĐBSCL như: bông điên điển, bông súng, cù nèo, tép đồng (tép trấu, rong, mòng). Vào mùa nước nổi, món ăn này vô cùng hấp dẫn với nguyên liệu tươi ngon.
Để chế biến món ăn này, người đầu bếp sẽ để tép đồng nguyên vỏ, rửa sạch, để ráo nước, ướp chút gia vị, sau đó tùy mỗi nơi mà chọn cách luộc sơ hoặc rang. Nếu rang, tép sẽ giòn vỏ hơn.
Nước trộn gỏi thường là hỗn hợp giấm đường và nước mắm đồng, ít chanh ớt. Hỗn hợp nước này sẽ hòa trộn cùng tép và bông điên điển đã qua xử lý, thêm chút rau răm, rau thơm, diếp cá xắt sợi, vài lát hành tươi, đậu phộng rang… tạo cho món ăn đủ sắc, hương, vị.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận màu vàng của bông điên điển kết hợp với màu đỏ hồng của tép đồng, điểm vài sợi rau mùi màu xanh khiến món ăn càng thêm bắt mắt. Vị chua cay mặn ngọt của nước trộn, vị nhẫn nhẫn, ngòn ngọt, giòn xốp của bông điên điển hòa cùng vị ngọt, giòn tan của tép đồng làm cho món ăn hấp dẫn.
Chuột đồng như một đặc sản của người miền Tây, được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như nướng lu, sấy khô, xé phay và chiên nước mắm. Chuột chiên nước mắm là món ăn tuy có mùi vị hơi nồng nhưng lại được nhiều thực khách thích thú với mùi vị đậm đà, khiêu khích vị giác của người ăn.
Video đang HOT
Để làm món ăn này, những con chuột đồng mập mạp sau khi được người dân bắt về sẽ thui vàng rồi làm sạch, để cho ráo, rồi chặt đầu. Chuột chiên nước mắm có thể để nguyên con hoặc cũng có thể chặt ra từng miếng tùy theo cách thức của người chế biến. Chuột sau khi để ráo cho thêm hành tím đã băm nhuyễn, ướp cùng một chút nước mắm ngon rồi để khoảng 30 phút cho thấm.
Miếng thịt chuột sau khi chiên có màu vàng ươm, giòn rụm. Ảnh: VNE
Sau đó chuột được cho vào chảo dầu sôi ngập, chiên cho đến khi thịt chuột chín, bề ngoài có màu hơi vàng thì lại vớt ra để ráo một chút. Sau đó lại cho vào chiên tiếp lần hai cho đến khi có màu vàng óng.
Bắc một chiếc chảo khác lên bếp, cho một chút dầu, đợi dầu sôi rồi cho tỏi vào phi thơm, cho một lượng mắm và đường vào rồi cho chuột vào đảo đều cho ngấm gia vị, đun đến khi cạn nước thì bắc ra.
Khi đó thịt chuột rất đậm đà, quyến rũ, có sự hòa quyện của tỏi, của đường, của nước mắm làm cho món ăn này rất lạ. Món ăn thường ăn kèm với xoài xanh bào sợi, chấm muối tiêu chanh hoặc mắm me. Suất ăn có giá khoảng 100.000 đồng.
Theo Danviet
Về miền Tây ăn chuột đồng nướng, nhiều người thấy sợ nhưng mà quá ngon!
Có dịp trôi dạt tới Cao Lãnh, một huyện của tỉnh Đồng Tháp, tôi được thằng bạn chiêu đãi món đặc sản của quê nó: Chuột đồng nướng.
Chuột đồng chánh hiệu nướng lửa than liu riu.
Muốn ăn được con chuột ngon cũng cần phải công phu lắm chứ không phải giỡn. Đi chợ từ sớm, tìm những người bán có cái lồng chuột nhỏ nhỏ, xinh xinh, trong lồng khoảng chừng 2- 3 kg chuột, có con bự con nhỏ, đủ kích cỡ thì mới chánh hiệu là chuột đồng.
Còn thấy bán đại trà cái lồng chuột chà bá, chuột con nào con nấy ú nu đều tăm tắp cùng một cỡ là biết chuột ở đâu không? Campuchia chuyển về đó. Nghe mấy chị ngoài chợ đồn là bên Campuchia người ta nuôi nên con nào con nấy mập lù, ăn ngán miệng lắm.
Chuột đồng khìa nước dừa
Mà mấy chị nói cũng đúng, tôi đi làm hay thấy trên cửa khẩu Thường Phước (giáp Campuchia) dập dìu từng xe, từng xe chở chuột về chỗ tập kết, sau đó chuột mới được phân phát ra mọi nơi...
Nay nó đãi tôi nhiều món lắm, nhưng ấn tượng nhất vẫn là món chuột nướng với chuột khìa nước dừa.
Chuột nướng thì ướp tỏi sả, muối đường, bột ngọt, rồi thêm mật ong vào cho thơm, ướp càng đơn giản vậy mà càng ngon, giữ được hương vị đồng quê nhất của món ăn. Đốt lửa than riu riu rồi để lên nướng, món chuột nướng này thì phải ăn kèm chuối chát với khế chua ăn, mới đúng bài.
Còn chuột khìa thì lại càng đơn giản, sấy tỏi lên cho thơm rồi bỏ chuột vào ướp tí muối, bột ngọt, tí đường vì khìa với nước dừa cũng ngon ngọt lắm rồi, đốt lửa riu riu cho chuột thấm từ từ, đến khi kẹo lại là được.
Chuột khìa thì lại càng đơn giản, sấy tỏi lên cho thơm rồi bỏ chuột vào ướp tí muối, bột ngọt, tí đường
Chuột nướng thì ướp tỏi sả, muối đường, bột ngọt, rồi thêm mật ong vào cho thơm
Phần không thể thiếu khi ăn hai món chuột đồng chắc là rượu chuối hột nhà nó tự ngâm, chuối chín ép dẹp ra, rồi phơi cho ráo ráo, đem đi nướng sơ rồi mới ngâm.
Vừa ngồi ăn vừa nhìn khung cảnh vùng quê yên bình, nó đẹp làm sao, đồng lúa mênh mông, dòng nước xanh trong, mới thấy cái hồn quê dân dã thiệt là thân thương biết mấy.
Theo Thanhnien
Sau bão, người dân quê lúa ra đồng săn chuột làm "đặc sản" Sau những ngày mưa bão, người dân huyện Yên Thành (Nghệ An) lại đổ xô ra đồng để săn chuột làm "đặc sản", một món ăn nức tiếng ở vùng quê này. Sau những ngày mưa bão, khi nước ở các cánh đồng dâng lên khiến chuột không thể kiếm ăn được, cũng là lúc chuột đồng chui vào các hang ở bờ...