Thai suy dinh dưỡng, đến tuần 36 vẫn nhẹ cân và điều kỳ diệu từ món cháo giúp bé chào đời nặng 3,1kg
Bị động thai, thai bóc tách ở tuần thứ 13, đến tuần thứ 32, thai suy dinh dưỡng và gần sinh con vẫn nhẹ cân khiến bà mẹ trẻ ở TP.HCM vô cùng hoang mang.
Thực đơn của mẹ trẻ cứu thai suy dinh dưỡng, nhẹ cân
Đó là hành trình mang thai và đón bé Ben chào đời vô cùng chật vật của bà mẹ 9x Hà Ngọc (hiện đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh). Sau niềm hạnh phúc khi biết mình có tin vui thì đến tuần thứ 13 chị Ngọc sửng sốt khi bác sĩ thông báo tình trạng động thai và thai bị bóc tách 20%.
Lúc này chị vô cùng sợ hãi, ám ảnh với suy nghĩ có thể không giữ được con. Sau khi ở nhà nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, ở tuần thai thứ 16, sức khỏe của mẹ và bé đã ổn định.
Niềm vui chưa được bao lâu thì đến tuần 32 chị Ngọc nghe tin sét đánh từ bác sĩ, em bé trong bụng mẹ bị suy dinh dưỡng. Lúc này bé nặng 1,5kg dù mẹ ăn uống cũng như bổ sung các loại vitamin đầy đủ ngay từ đầu thai kỳ.
4 tuần sau, chị Ngọc đến khám định kỳ tại bệnh viện. Bác sĩ cho biết bé nặng 2,5kg kèm lời dặn dò mẹ ăn nhiều thêm.
Mẹ Hà Ngọc và bé Ben thời điểm con được gần 1 tháng tuổi.
Ở thời điểm này, chị bắt đầu uống sữa bầu và đặc biệt mỗi ngày ăn 1 cữ cháo vào khoảng 22 giờ để giúp con có thêm dinh dưỡng vào ban đêm. “Mình đa dạng các loại cháo để mẹ đỡ ngán và có đủ các chất dinh dưỡng cho bé như cháo cá, cháo bồ câu, cháo tim, cháo gà… Đến tuần thứ 39, vợ chồng mình vỡ òa khi siêu âm và hay tin con đã được 3kg”, chị Ngọc cho biết.
Từ sự cố khi mang thai này, chị dành lời khuyên cho mẹ bầu có con nhẹ cân đừng nên quá hoang mang vì bé phát triển khá nhanh từ tuần 36 trở đi.
Vượt cạn như vượt qua cửa tử
Sau bao thử thách trong hành trình hơn 9 tháng mang thai, ngày 7/10 vừa qua bé Ben chào đời và nặng 3,1kg. Nói về quá trình vượt cạn của bà mẹ Hà Ngọc cũng thật “chẳng phải dạng vừa đâu”.
Video đang HOT
Mẹ Ngọc kể, dù dự kiến sinh 2/10 nhưng đến ngày này Ben vẫn nằm im thin thít. Lo lắng, vợ chồng anh chị đưa nhau đi bệnh viện nhưng chưa có dấu hiệu sinh nên chị Ngọc lại được chồng đưa về khách sạn gần đó để nghỉ ngơi, theo dõi.
Hình ảnh 6 ngày sau sinh của Ben khi cậu bé sụt cân khá nhiều.
Sau khi ra huyết nâu và bụng đau lâm râm vào sáng hôm sau thì cả nhà chị lại khăn gói vào viện. Tận 3 ngày tiếp theo, mẹ trẻ gặp phải tình huống éo le hết xuất viện lại nhập viện vì không có dấu hiệu chuyển dạ thực sự, cổ tử cung chỉ mở được 1 phân. Lúc này, chị chỉ có duy nhất cảm xúc là “ thấy người ta đi đẻ ầm ầm mà ham“.
“Ngày 6/10, mình vừa nhập viện vừa khóc lóc vì… mãi chưa được đẻ thì đến chiều cùng ngày bất ngờ bị vỡ ối. Bác sĩ phòng trực kiểm tra và cho đi đẻ gấp. Nhưng đến 12h đêm cổ tử cung mới mở được 2 phân, 2h sáng hôm sau thì cơn đau mạnh hơn và mình bị sốt 38,5 độ. Dù truyền thuốc kích đẻ nhưng đến sáng mình vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng để sinh thường”, bà mẹ vẫn còn ám ảnh nhớ lại.
Nỗi sợ hãi của chị còn tiếp tục kéo dài: “Đến 6h sáng mình như muốn ngất đi, thấy khó thở, bác sĩ cho thở oxy, đo tim thai em bé thì thấy nhịp tim giảm còn 120. Bác sĩ bảo em phải cố gắng thở đi, không là con em không thở được. Thế là mình thở, hít rồi thở như người sắp chết tới nơi. Tiếp đó, bác sĩ truyền hạ sốt và đến 7h30 thì mình bớt sốt, cũng là lúc cơn đau dồn dập rồi cổ tử cung mở 8 phân. Đến phòng sinh, bác sĩ đo tim thai và báo nhịp tim Ben khá yếu vì có thể đã bị nhiễm trùng từ cơn sốt của mẹ”.
Sau những lần rặn bằng toàn bộ sinh lực sót lại, em bé chào đời nhưng chị cảm nhận con mình vàng tím, con không khóc mà chỉ rên lên è è yếu ớt. Sau 2 phút được ôm con vào lòng, bé được chuyển qua phòng cấp cứu và hai mẹ con cách ly nhau đến 3 ngày. Khi sinh bé được 3,1 kg nhưng sau 6 ngày truyền kháng sinh thì con được về bên mẹ còn nhỏ thó, da nhăn nheo.
Bé Ben khi đã được hơn 1 tháng tuổi.
Sau tất cả những hoang mang, lo lắng và có khi như chạm lằn ranh sinh tử thì đến nay bé Ben đã được hơn 1 tháng tuổi. Thời điểm bé chưa đầy tháng đã tăng 1,5kg nhờ bú sữa mẹ hoàn toàn.
Theo kinh nghiệm của bà mẹ Hà Ngọc, sữa mẹ cần chất lượng chứ không phải số lượng. Để đảm bảo chất lượng chị khuyên các mẹ khác uống thêm canxi, DHA và vitamin tổng hợp để có được nguồn sữa đầy đủ chất cho bé.
Ảnh: NVCC
Theo Helino
Bệnh lao phổi có lây không?
Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,...) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn với câu hỏi bệnh lao phổi có lây không?
1. Bệnh lao phổi có lây không?
Nguồn bệnh gây ra bệnh chủ yếu là do lây nhiễm từ người bị bệnh qua các hoạt động hô hấp như hắt hơi, ho, khạc... Đây là con đường dễ nhất và phổ biến nhất khiến bệnh lao phổi lây nhiễm từ người này sang người khác.
Khi cơ thể có cơ địa kém, chỉ cần hít hoặc tiếp xúc với vi khuẩn lao là đã nguy cơ cao mắc bệnh. Lượng vi khuẩn lao từ một người bệnh phát ra không khí có thể truyền sang cho 10-15 người khác.
Các bác sĩ cho biết một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lao phổi dễ dàng lây nhiễm hơn như suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định, mắc bệnh HIV... Những người này khi tiếp xúc với người bệnh hoặc gặp các yếu tố vi khuẩn lây bệnh sẽ dễ dàng mắc lao phổi.
Bệnh lao phổi có lây nhiễm từ người này sang người khác
2. Bệnh lao phổi lây qua đường nào?
Vi khuẩn lao phổi sẽ lây truyền qua những con đường cơ bản sau:
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp
Đường hô hấp là con đường nhanh nhất, gần nhất để lây bệnh lao phổi từ người bệnh sang người khác. Thông qua trò chuyện, tiếp xúc với người bệnh ho, khạc, hắt hơi, xì mũi... bệnh lao phổi có thể dễ dàng lây nhiễm. Các vi khuẩn lao phổi phát tán ra ngoài môi trường, xâm nhập vào cơ thể và rất nhanh phát triển, hình thành bệnh ở người khác.
Bệnh lao phổi lây qua đường cọ xát
Người bình thường hoàn toàn có thể bị lây lao phổi thông qua những vết trầy, xước, các vết thương khi cọ xát với người bị bệnh. Bởi vậy cần tránh tiếp xúc với người bệnh khi người bệnh bị các vết thương do cọ xát.
Bệnh lao phổi lây qua đường sinh hoạt
Sinh hoạt chung với người bệnh lao phổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Dùng khăn chung, dùng chung bát đũa... là con đường lây nhiễm bệnh lao phổi từ người bệnh sang người bình thường. Khi sống chung với người bệnh lao phổi, người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện cũng như điều trị sớm nếu bị lây.
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp
Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con
Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên không phải 100% trường hợp trẻ đều bị lây lao phổi từ mẹ. Khi mẹ mắc bệnh cần được theo dõi và thực hiện các chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm lao phổi từ mẹ sang con.
Bệnh lao phổi lây qua đường tình dục
Trong quan hệ tình dục khi hai người thực hiện hôn sâu, trao đổi tuyến nước bọt thì rất dễ lây nhiễm lao phổi cho người còn lại.
3. Biện pháp phòng ngừa lây lao phổi
Tăng cường sức khỏe, làm sạch và thông thoáng tốt môi trường sống
Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp.
Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.
Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.
Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể lây lan qua những con đường hết sức đơn giản, mỗi người cần biết cách phòng ngừa, cũng như điều trị đúng cách.
Theo congthuong.vn
Mẹ 9x trải nghiệm sinh thường lần 2 ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Dịch vụ sinh nở đã được nâng cấp đáng kể Những chia sẻ tường tận của chị Quỳnh Anh sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn chi tiết về dịch vụ sinh nở ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bên cạnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (hay còn gọi là viện C) cũng là một bệnh viện tuyến đầu về sinh nở và...