Thái Nguyên: Chú trọng lồng ghép “Học thông qua Chơi”
Chiều 21/10, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã hoàn thành Chương trình tập huấn, bồi dưỡng về “ Học thông qua Chơi”, qua đó có bước chuẩn bị cần thiết để triển khai vào thực tiễn dạy học ở các cơ sở giáo dục bậc tiểu học.
Một hoạt động tương tác giữa chuyên gia và học viên tại chương trình tập huấn.
Chương trình được triển khai từ 19/10 đến 21/10, dành cho cán bộ quản lí và chuyên viên bậc tiểu học của các Phòng giáo dục & đào tạo, với sự hướng dẫn của các chuyên gia đến từ Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên)…
Với hai phần nội dung chính gồm Hướng dẫn h ọc thông qua chơi cấp tiểu học và Bồi dưỡng giáo viên về học thông qua chơi, các học viên được tìm hiểu những kiến thức cơ bản cũng như các biện pháp kỹ thuật trong triển khai áp dụng.
“Học thông qua chơi sẽ giúp học sinh được tự mình trải nghiệm, khám phá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Đặc điểm nổi trội của phương thức giáo dục này là người học vui vẻ, tham gia tích cực, cảm nhận ý nghĩa việc học tập, có cơ hội trải nghiệm, được tương tác xã hội. Đây cũng là những yếu tố đáp ứng phẩm chất, năng lực cần đạt mà chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến” – TS Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên), Giảng viên lớp tập huấn trao đổi.
Các học viên tương tác tích cực trong chương trình tập huấn
Video đang HOT
Dự án Lồng ghép học thông qua chơi vào giáo dục tiểu học (iPLAY Việt Nam) chính thức khởi động từ 12/2019, với sự hợp tác của Bộ GD&ĐT và VVOB (Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật, vương quốc Bỉ. Dự án hướng tới nâng cao năng lực giáo viên thực hiện lồng ghép học thông qua chơi vào các hoạt động học tập trên lớp nhằm hỗ trợ học sinh tiểu học Việt Nam phát triển toàn diện và góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thái Nguyên là 1 trong 10 tỉnh/thành nằm trong chương trình của dự án. Sở GD&ĐT Thái Nguyên đang xây dựng kế hoạch tập huấn đến cán bộ, giáo viên để áp dụng trong các trường tiểu học trên toàn tỉnh.
Đánh giá trên hệ thống TEMIS: Tiện lợi và khoa học
Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo hệ thống TEMIS được đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tại các đơn vị, nhà trường của Thái Nguyên đón nhận một cách tích cực.
Ban Giám hiệu và giáo viên trường THCS Lâu Thượng (huyện Võ Nhai) cập nhật thông tin trên hệ thống TEMIS.
TEMIS là hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên , cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (GV, CBQL CSGDPT) thông qua thu thập thông tin và chiết xuất báo cáo về thực trạng bồi dưỡng thường xuyên, đánh giá theo chuẩn trong cả hệ thống giáo dục.
Hệ thống này hướng tới một số nội dung cơ bản như: Xu hướng phát triển nghề nghiệp, nhu cầu bồi dưỡng, sự đánh giá về chương trình bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ GV, CBQL CSGDPT.
Theo đó, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nghề nghiệp; Quản trị nhà trường; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Giáo viên được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.
Với lần đầu tiên triển khai thực hiện sau khi kết thúc năm học 2019 - 2020, hệ thống TEMIS được các cơ sở giáo dục của Thái Nguyên đánh giá tích cực, nhất là về tính tiện lợi và khoa học.
Hiệu trưởng cùng giáo viên trường THCS Nguyễn Du (TP Thái Nguyên) kiểm tra dữ liệu trên hệ thống TEMIS.
Tại trường THCS Nguyễn Du (TP Thái Nguyên), giáo viên tiếp cận và thao tác trên hệ thống nhanh chóng, thuận lợi. Trong số 42 cán bộ giáo viên được đánh giá, có 85% đạt loại Tốt, 15% đạt loại Khá.
"Thông tin dữ liệu vừa cụ thể, chi tiết, lại vừa có tính tổng quan, cho nên chúng tôi rất thuận lợi trong công tác quản lí. Nhìn vào hệ thống là thấy ngay đội ngũ của mình mạnh ở những tiêu chí gì để phát huy, hạn chế ở tiêu chí gì để điều chỉnh, hoàn thiện", thầy giáo Hoàng Thanh Lâm, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.
Trực tiếp trải nghiệm đánh giá theo chuẩn trên TEMIS, cô giáo Đinh Thị Thanh Hiếu (GV Ngữ văn, Tổ trưởng Tổ Xã hội) chia sẻ: "Tôi thấy các tiêu chuẩn, tiêu chí rất khoa học, các minh chứng được thể hiện bằng hình ảnh một cách trực quan, rõ ràng. Cách làm này sẽ giúp cho việc lưu trữ, theo dõi các thông tin của mỗi giáo viên được đảm bảo và tiện lợi. Tổ Xã hội trường tôi có 20 giáo viên, hệ thống này giúp chúng tôi bao quát thông tin dễ dàng, thay vì việc lo cập nhật, bảo quản hồ sơ giấy tờ như những năm trước".
Đối với một số trường ở khu vực miền núi, việc tiếp cận và triển khai hệ thống TEMIS có đôi chút khó khăn hơn, nhưng vẫn được đánh giá là cần thiết và hiệu quả.
Đối với trường Tiểu học Phú Thượng 1 (huyện Võ Nhai), để việc đánh giá trên hệ thống đạt hiệu quả, các giáo viên trẻ và thông thạo công nghệ thông tin đã kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ kĩ thuật cho một số ít giáo viên cao tuổi. Trong số 23 cán bộ giáo viên được đánh giá, có 20 người đạt loại Tốt, 3 người đạt loại Khá.
"Ban Giám hiệu nhà trường có được cái nhìn tổng thể, đồng thời luôn sẵn sàng nguồn dữ liệu để phục vụ việc theo dõi, quản lí. Nhìn chung, các giáo viên đều đánh giá tích cực việc sử dụng hệ thống này. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc chuẩn bị hệ thống các minh chứng đòi hỏi phải đầu tư công sức, thời gian", cô giáo Nguyễn Thị Huyền, Phó Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.
Các thầy cô giáo trường Tiểu học Phú Thượng 1 (huyện Võ Nhai) trao đổi về đánh giá theo chuẩn trên hệ thống TEMIS
Cô giáo Lê Thị Phương, giáo viên nhà trường cho biết: "Thuận tiện nhất là việc lưu trữ. Chúng tôi có thể truy cập, theo dõi, sử dụng dữ liệu bất kì lúc nào cần thiết mà không phải tìm kiếm lại. Tất nhiên, để có được hệ thống dữ liệu này, ban đầu phải dành công sức cập nhật minh chứng. Ví dụ như minh chứng về kết quả học tập, phải biết trích xuất kết quả rồi lưu thành file để tải lên".
Trao đổi về vấn đề này, cô giáo Nguyễn Thị Chín, Hiệu trưởng trường THCS Lâu Thượng (huyện Võ Nhai) cho rằng: Hệ thống TEMIS có tính khoa học cao, biểu đồ đánh giá cho phép nắm được ngay vấn đề đã làm tốt, vấn đề cần thúc đẩy, giải quyết. Đối với nhà trường, chính nhờ hệ thống này mà đơn vị thấy rõ được khó khăn khi hoàn thiện một số tiêu chí về cán bộ quản lí cốt cán, ngoại ngữ và công nghệ thông tin...
"Bản thân tôi cũng như mỗi giáo viên khi nhìn vào hệ thống sẽ nhận thấy mình cần phát huy điều gì, hoàn thiện điều gì. Chúng tôi coi việc đánh giá theo hệ thống này là yêu cầu, đồng thời là mục tiêu để phấn đấu" - cô giáo Nguyễn Thị Chín nhấn mạnh.
Giáo viên tâm đắc với cách thức bồi dưỡng mới Mô hình mới trong bồi dưỡng giáo viên được nhận định là thuận tiện, hiệu quả; thúc đẩy được tinh thần tự học, tự bồi dưỡng với tài liệu tập huấn chất lượng và sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên, giáo viên cốt cán. Giáo viên tham gia bồi dưỡng trực tuyến. Có thể học mọi lúc, mọi nơi Chia sẻ...