Thái Lan tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ sơ sinh
Nhóm dân số nhỏ tuổi nhất của Thái Lan – trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi – sẽ sớm được tiêm vaccine COVID-19 trong bối cảnh nước này đẩy mạnh tiêm mọi nhóm tuổi.
Theo Bộ trưởng Y tế Công cộng Anutin Charnvirakul, Thái Lan đã đặt hàng 3 triệu liều vaccine Pfizer ngừa COVID-19 cho nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dự kiến sẽ được phân phối tới nước này trong tháng tới. Theo đó, trẻ em trong nhóm tuổi này được khuyến nghị tiêm 3 liều riêng biệt, mỗi liều 3 microgram.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ hậu COVID-19
(Ảnh minh họa: Thái PBS)
Cho đến nay, hơn 53 triệu trong tổng số 70 triệu dân số của Thái Lan tiêm ít nhất hai mũi vaccine ngừa COVID-19. Trong số này ít nhất 4 triệu trẻ em trong nhóm tuổi từ 12 đến 17 và 2,6 triệu trẻ em trong nhóm tuổi 5 đến 11.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Kulkanya Chokephaibulkit, chuyên gia giảng dạy bộ môn Nhi khoa tại Bệnh viện Siriraj thuộc Đại học Mahidol, tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Giáo sư Kulkanya cho biết, ít nhất 1/10.000 trẻ em phát triển hội chứng MIS-C từ 2 đến 6 tuần sau khi nhiễm COVID-19. Các triệu chứng MIS-C bao gồm co giật, tiêu chảy nghiêm trọng và thậm chí tử vong.
Video đang HOT
Tại Thái Lan, ít nhất 100 trẻ em đã được chẩn đoán mắc MIS-C kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch COVID-19 vào đầu năm 2020. Độ tuổi trung bình của 51 trẻ em mắc MIS-C và phải điều trị tại Viện Sức khỏe Trẻ em Quốc gia Queen Sirikit là 4,8 tuổi.
Khuyến nghị của chuyên gia
Các bác sĩ nhi khoa của Đại học Hoàng gia Thái Lan khuyến cáo trẻ sơ sinh dưới một tuổi, đặc biệt là những trẻ sinh non, còi xương nhẹ cân, hay có các vấn đề về hô hấp mãn tính bao gồm hen suyễn vừa/nghiêm trọng, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận mãn tính, ung thư, rối loạn ức chế miễn dịch và rối loạn di truyền như hội chứng Down, nên được sớm tiêm vaccine ngừa COVID -19.
Theo các chuyên gia, khoảng cách lý tưởng giữa liều tiêm đầu tiên và thứ hai nên là bốn tuần, (chấp nhận được trong khoảng 3 – 8 tuần), trong khi khoảng cách giữa liều tiêm thứ hai và thứ ba nên ít nhất là 8 tuần.
Theo ông Somsak Lolekha, Chủ tịch Trường Cao đẳng Nhi khoa Hoàng gia Thái Lan, khi so sánh với nhóm trẻ lớn hơn, trẻ sơ sinh dưới một tuổi có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn. Các em bé dưới 1 tuổi có khả năng miễn dịch tương đối thấp, hoặc không nhận được kháng thể từ người mẹ có thể đã nhiễm COVID-19 từ trước đó. Do đó, về cơ bản, các em bé trong nhóm tuổi này không có hệ miễn dịch tự nhiên chống lại COVID-19.
Theo nghiên cứu, vaccine ngừa COVID-19 có hiệu quả tới 73,2% giúp trẻ không bị nhiễm bệnh trong trường hợp bùng phát dịch COVID-19 bởi biến thể Omicron.
Kế hoạch tiêm chủng của Thái Lan
Theo Tiến sĩ Sopon Iamsirithaworn, Phó Tổng giám đốc Cục Kiểm soát Dịch bệnh, Thái Lan sẽ tiến hành tiêm vaccine cho trẻ tại các bệnh viện. Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được đưa đến bệnh viện để tiêm các mũi tiêm cần thiết khác như bạch hầu và ho gà, cha mẹ trẻ sẽ được hỏi liệu họ có muốn tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ hay không. Chính phủ Thái Lan kỳ vọng 40-50% cha mẹ sẽ đồng ý cho trẻ tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Ông Somsak khẳng định người dân không phải lo lắng về các tác dụng phụ của vaccine đối với trẻ, vốn chủ yếu chỉ gây đau, nhức hoặc sốt nhẹ. Thái Lan hầu như không ghi nhận phàn nàn về các phản ứng phụ xuất hiện ở nhóm em từ 5 đến 11 tuổi đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Loại bỏ những lo ngại về việc sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ nhỏ, ông Somsak cho biết RNA trong vaccine là loại mà cơ thể con người tạo ra nếu bị nhiễm COVID-19 và không tồn tại vĩnh viễn.
Nhiều bậc cha mẹ tại Thái Lan tỏ ra thận trọng trong quyết định tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ, đặc biệt là với vaccine mRNA, bởi họ tin rằng đây là một công nghệ mới, dù trên thực tế công nghệ này đã tồn tại hơn hai thập kỷ.
Có cần khám hậu COVID-19 cho trẻ?
Nhiều phụ huynh băn khoăn khi nào nên khám hậu COVID-19 cho trẻ.
Theo Bộ Y tế, tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của người dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi. Hầu hết trẻ mắc COVID-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn.
Theo nhận định của PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, những quan sát gần đây cho thấy, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Hội chứng MIS-C sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh thường xảy ra sau mắc COVID- 19 khoảng từ 2 - 6 tuần với các biểu hiện thường gặp như: Sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ... Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện.
Lấy dịch họng làm xét nghiệm COVID-19 PCR. (Ảnh: medlatec)
"Đến nay chưa có yếu tố nào giúp tiên đoán chắc chắn trẻ sẽ bị hậu COVID-19 sau mắc cấp tính. Một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, sau khi khỏi bệnh sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ... Đây là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức", TS Điển nói.
Theo chuyên gia đầu ngành về nhi khoa Trần Minh Điển, hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác. Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập. Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở. Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.
Bác sĩ lưu ý, khi thấy trẻ có các triệu chứng như trên hoặc thấy xuất hiện bất kì dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp, và chăm sóc hợp lí.
TP.HCM, Đà Nẵng lọt TOP 5 địa phương tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em thấp Trong số các địa phương tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em thấp, có Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương. Theo Bộ Y tế, trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (ngày 1 và 2-9), có gần 355.000 liều vaccine COVID-19 được tiêm, trong đó gần 35.000 liều được tiêm cho trẻ 5...