Thách thức khi đầu tư giáo dục đại học – Bài 2: Nhà đầu tư phải có tầm nhìn dài hạn
Việc thay đổi hiệu trưởng liên tục sẽ khiến cả hệ thống phải chựng lại để thích nghi với cái mới, không những ảnh hưởng tâm lý đến người học mà còn ảnh hưởng đến cả đội ngũ người lao động của trường, vì họ sẽ phải thích nghi với cách điều hành, quản lý mới, chủ trương mới, chương trình hay phương pháp giảng dạy mới.
Và tất nhiên, sự thông suốt, liền mạch, có tính kế thừa về chủ trương, chiến lược, mục tiêu phát triển của một trường đại học sẽ khó thực hiện.
Áp lực của hiệu trưởng
Theo ông Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Công ty CP Giáo dục và Tư vấn LV&F, về bản chất, đại học tư nói chung hoạt động không khác gì một doanh nghiệp. Chỉ khác ở 2 điểm: Thứ nhất, sản phẩm đầu ra của đại học tư là đặc thù (là con người) vì nó là kiến thức, kỹ năng tư duy và năng lực thực hành một nghề nghiệp nhất định. Đặc biệt hơn là sản phẩm này còn tham gia hoạt động sáng tạo tiếp các sản phẩm khác một cách không giới hạn.
Thứ hai, việc quyết định sử dụng phần thặng dư (lợi nhuận) như thế nào sẽ chỉ ra đại học tư này là vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận. Do đa phần nhà đầu tư luôn kỳ vọng nhanh chóng thu hồi vốn, có lợi nhuận cao nên họ mong muốn tìm được người giỏi để điều hành. Dĩ nhiên, ứng viên hiệu trưởng phải am hiểu về giáo dục, có kinh nghiệm quản lý, quản trị đại học theo hướng hiện đại rõ ràng là được ưa chuộng.
Cũng chính vì vậy, hiệu trưởng đại học tư và đại học công lập có những điểm giống và khác nhau rất cơ bản. Điểm giống nhau: Hiệu trưởng là giám đốc điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sáng tạo ra giá trị của một trường đại học, quản lý từ những vấn đề vĩ mô, định hướng chiến lược phát triển về giáo dục, khoa học công nghệ, quốc tế hóa, cho đến những vấn đề sự vụ như đề án tuyển sinh, phát triển ngành nghề, đào tạo, xây dựng cơ sở, quy hoạch và trang bị phòng thí nghiệm, xưởng thực hành…; đồng thời, hiệu trưởng phải thỏa mãn những tiêu chuẩn theo quy định để được bổ nhiệm, bất kể thực sự họ có biết điều hành hay không, hoặc điều hành giỏi hay không giỏi.
Tuy nhiên, sự khác nhau là: đa số, đại học công lập vẫn coi hiệu trưởng là viên chức nhà nước, mặc dù Nghị quyết 19-NQ/TW đã chỉ đạo phải thuê; trường tư thì đa số hiệu trưởng là người được thuê, bất kể họ có cổ phần hay không có, chỉ có một số ngoại lệ hiệu trưởng đồng thời là nhà đầu tư.
Ở trường công, hiệu trưởng không làm quá 2 nhiệm kỳ và vì thế, đa phần họ chỉ có cái nhìn ngắn hạn, muốn an toàn và ít dám đột phá; trong khi đại học tư thì không có quy định này, nếu hiệu trưởng làm tốt và hợp với định hướng của nhà đầu tư, họ hoàn toàn có thể tại vị rất dài.
Video đang HOT
Do đó, những người giỏi và được nhà đầu tư ủng hộ sẽ có thể làm được những thành tựu lớn. Thu nhập chính thức và có chịu thuế của hiệu trưởng đại học tư cũng cao hơn đại học công lập rất nhiều, khiến họ dễ dàng tập trung vào công việc mà không quá bận tâm kiếm tiền.
Sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng trong giờ học thực hành
Thế nhưng cũng có những cái giá, đó là hiệu trưởng đại học tư đối mặt với áp lực hàng ngày về tăng trưởng, chất lượng, đổi mới (mỗi giai đoạn sẽ có áp lực khác nhau nhưng tuyển sinh/tăng trưởng là thường xuyên nhất). Trong khi đó, hiệu trưởng đại học công lập thì hầu như không quan tâm, bởi trường công thường tuyển sinh khá dễ dàng và cũng chẳng ai đặt ra cho họ loại áp lực này.
Hiệu trưởng đại học tư còn có thể chịu một áp lực khác, đó là mâu thuẫn về lý tưởng, mục tiêu, phương hướng phát triển trường với nhà đầu tư; còn hiệu trưởng đại học công lập thì hiếm khi như thế, bởi hội đồng trường hầu như không có chính kiến gì khác biệt so với hiệu trưởng. Ngoài ra, một bên nhận kinh phí nhà nước (dù toàn bộ hay một phần), với một bên phải tuyển sinh thành công mới có kinh phí hoạt động…, đưa đến cách vận hành và giải quyết vấn đề cũng khác nhau.
Nhà đầu tư phải gặp đúng hiệu trưởng có tài và có tầm
Nói về nhà đầu tư làm thế nào để giúp/tạo điều kiện cho hiệu trưởng có thể quản trị đại học này thành công, thì đó là câu chuyện dài. Thành công theo nghĩa nào, dài hạn hay ngắn hạn? Với ngắn hạn như tuyển sinh càng nhiều càng tốt, mua thêm trường học khác càng nhiều càng tốt, thì không mấy khó khăn.
Với dài hạn, việc xây dựng trường trở thành đại học danh tiếng, hay thậm chí cạnh tranh với các đại học công lập lớn thì không đơn giản. Điều kiện cần là nhà đầu tư phải gặp đúng hiệu trưởng có tài và có tầm, quyết liệt với mục tiêu. Và điều kiện đủ là nhà đầu tư phải giao cho hiệu trưởng quyết định hết mọi việc và sẵn sàng cung ứng mọi điều kiện tài chính cho những quyết sách hiệu quả của hiệu trưởng.
Cùng với đó, nhà đầu tư cũng phải “vì lợi ích trăm năm trồng người” mà đòi hỏi lợi nhuận hàng năm ít thôi, để tập trung thặng dư cho củng cố chất lượng nhân lực, khoa học – công nghệ, giáo dục, quốc tế hóa, cơ sở vật chất. Rõ ràng ở nước ta hiện nay cả 2 điều kiện cần và đủ này đều khó kiếm, nhưng nếu quyết tâm thật sự thì vẫn làm được.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban Đổi mới giáo dục quốc gia giai đoạn 2016-2021, việc thay đổi hiệu trưởng liên tục sẽ đối diện với thực tế “tân quan, tân chính sách”. Điều này khiến cả hệ thống phải chựng lại để thích nghi với cái mới, không những ảnh hưởng tâm lý đến người học, mà còn ảnh hưởng đến cả đội ngũ người lao động của trường.
Cả hệ thống sẽ phải thích nghi lại với cách điều hành, quản lý mới, chủ trương mới, chương trình hay phương pháp giảng dạy mới. Và tất nhiên, sự thông suốt, liền mạch, có tính kế thừa về chủ trương, chiến lược, mục tiêu phát triển (chưa nói tốt hay không, đúng hay sai) sẽ không thực hiện được. Rồi có khi trường đó sẽ cứ mãi loay hoay với bài toán tìm hiệu trưởng.
Một nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM nhìn nhận: Những năm vừa qua, đại học tư có nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào giáo dục. Đây là tín hiệu đáng mừng. Nhưng khi nhà đầu tư không am hiểu giáo dục đại học đã dẫn đến can thiệp quá sâu, có thể đến mức thô bạo vào hoạt động điều hành, có nơi còn thiếu tôn trọng đội ngũ sư phạm, hình thành mô hình quản trị độc đoán, không còn tinh thần cởi mở và dân chủ cần có của một trường đại học.
Vì vậy, quan hệ giữa nhà đầu tư và đội ngũ quản lý cũng không bền chặt, nhiều mâu thuẫn từ ngấm ngầm đến công khai, dẫn tới việc thay thế lãnh đạo, ảnh hưởng lớn đến uy tín của trường.
Theo các chuyên gia giáo dục, chúng ta đừng ác cảm với lợi nhuận. Không thể yêu cầu nhà đầu tư không được tính đến lợi nhuận, vì như thế chính là bóp chết đầu tư của tư nhân vào giáo dục và cũng khó mà đòi hỏi mọi nhà đầu tư có cái tâm trong sáng, hay biết đặt lợi ích dân tộc cao hơn lợi ích cá nhân. Chỉ cần có cơ chế cấp nhà nước ràng buộc chặt chẽ hơn, kèm các biện pháp khuyến khích để nhà đầu tư phải có tầm nhìn dài hạn, thấy rõ được giá trị tổng thể, lợi ích tổng thể và kể cả giá trị tài sản cụ thể tăng lên nhanh nếu chọn hướng phát triển trường mình thành đại học danh tiếng, hay thậm chí là đại học tinh hoa.
Một nhà đầu tư như vậy sẽ không yêu cầu đại học của mình phải tuyển sinh bất chấp, càng nhiều càng tốt, để có nguồn thu cả ngàn tỷ đồng mỗi năm và tính toán được lợi ích hàng năm. Mà ngược lại, họ đặt mục tiêu lợi nhuận tổng thể trong một chiều dài 20 năm chẳng hạn và đồng ý cho đại học của mình trong 10 năm đầu có thể không mang lại thặng dư, mà dành hết nguồn lực của 10 năm đó để hiện đại hóa cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện, gửi nhân lực đi đào tạo tiến sĩ nước ngoài, mở rộng quỹ học bổng để tuyển học sinh tinh hoa.
Cùng với đó, họ sẽ tăng thu nhập liên tục để có nhân lực giỏi và nhất là tuyển chuyên gia nước ngoài để phát triển cấp tốc khoa học – công nghệ và chuyển giao. Một đại học như vậy chỉ cần 10 năm hoặc 20 năm là có thể vào tốp 1.000 thế giới. Và một khi vào được tốp xếp hạng uy tín sẽ “hữu xạ tự nhiên hương”, thu hút người giỏi vào học, sản phẩm sẽ là nhân lực chất lượng cao. Khi đó, trường có thể thu học phí rất cao, thặng dư rất lớn trong những thập niên kế tiếp và vẫn rất đông người học.
Sau 32 năm hình thành và phát triển, theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, hệ thống đại học tư nay đã có 65 trường (cả nước có 237 trường, chưa tính các trường thuộc khối An ninh quốc phòng). Tỷ lệ sinh viên của đại học tư hiện nay là hơn 313.000, chỉ chiếm khoảng 24% (trong khi đó mục tiêu đặt ra là 40% sinh viên đại học tư) trên tổng số sinh viên cả nước (hơn 1,77 triệu sinh viên). Điều này cho thấy trong thời gian qua, đại học tư đã choàng gánh cùng nhà nước trong đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong khi ngân sách của nhà nước không cáng đáng nổi.
Một trường đại học tư thục phi lợi nhuận được thành lập
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 467/QĐ-TTg cho phép thành lập Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (UMT).
UMT là trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, có trụ sở chính tại TPHCM.
UMT có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; có tổ chức, bộ máy và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM được thành lập với mục tiêu hướng tới một nền giáo dục hội nhập quốc tế, giáo dục đại học kết hợp tinh hoa giáo dục đại học quốc tế, đào tạo chuyên sâu về các nhóm ngành xây dựng, quản lý, công nghệ và truyền thông, đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.
Trước đó, ngày 16-11-2020, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Giáo dục Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trường ĐH Quản lý và Công nghệ thông tin tại Khu đô thị Cát Lái, Quận 2.
Trường đại học tư thục không được mở ngành báo chí Bộ GD&ĐT vừa trả lời các cơ sở giáo dục đại học tư thục về việc đăng ký mở ngành xuất bản, báo chí. Theo trả lời các trường đại học tư thục chiều 19/3, lãnh đạo Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết tại điểm 3 về thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng đối với...