Tên gọi cà phê cappuccino bắt nguồn từ đâu?
thức uống của người Italy là thức uống được rất nhiều du khách lựa chọn khi đến tham quan một vùng đất xinh đẹp này. Vậy cái tên “ Cappuccino” xuất phát từ đâu?
Sự ra đời của cái tên cappuccino có nhiều câu chuyện, trong đó phổ biến nhất liên quan đến Marco da Aviano. Ông là thầy tu thuộc dòng Capuchin, người Italy, được Đức Giáo hoàng cử đến Vienna, Áo vào năm 1683. Ngay khi đến đây, ông được phục vụ một tách cà phê. Thầy tu thấy đồ uống quá đắng nên yêu cầu thêm sữa. Sữa và cà phê hòa vào nhau, tạo ra màu nâu nhạt, giống với màu áo của các thầy tu dòng Capuchin. Và cái tên cappucino ra đời từ đó.
Một giai thoại nữa liên quan đến cựu binh có tên Franciszek Jerzy Kulczycki. Người này trở về khi chiến tranh kết thúc, mang theo những bao cà phê bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại trên chiến trường. Ông mở cửa hàng phục vụ đồ uống tại Vienna. Chính Kulczycki đã đặt tên cho loại cà phê mà ông bán là kapuziner, sau khi thêm sữa, mật ong và các gia vị khác để làm ngọt đồ uống. Không ai biết chính xác Kulczycki mở quán khi nào. Nhưng từ đầu những năm 1800, trong các quán cà phê tại Áo, kapuziner đã được hiểu là cà phê với kem và đường.
Italy là quốc gia tiêu thụ cappuccino lớn nhất thế giới
Món cà phê được nhắc đến trong các giai thoại trên đều được pha chế theo phương pháp sữa không được đánh bông như cappuccino ngày nay. Công thức cappuccino hiện tại bắt nguồn từ đầu những năm 1900, khi một người Italy là Luigi Bezzera được cấp bằng sáng chế máy pha cà phê espresso cải tiến. Và từ đó, trào lưu uống espresso (cà phê nguyên bản) trở nên phổ biến. Nối tiếp sự phát triển của nền văn hóa cà phê Italy, người dân bắt đầu sáng chế ra các phiên bản đa dạng hơn, dựa trên nguyên liệu cơ bản là espresso. Một trong số đó là cappuccino được nhiều người yêu thích. Một cốc cappuccino thường sẽ gồm 1/3 cà phê espresso, 1/3 sữa và 1/3 bọt sữa.
Video đang HOT
Nhiều người Áo vẫn tự hào rằng, đồ uống nổi tiếng khắp thế giới này bắt nguồn từ đất nước họ. Nhưng chính người Italy mới biến nó thành một phong cách sống, thành cái tên nổi tiếng trong làng đồ uống thế giới. Ngày nay, tại quốc gia hình chiếc ủng, đây là thức uống phổ biến hơn cả espresso vì nó có hương vị ngọt ngào hơn. Nó cũng là một trong những đại diện cho ẩm thực Italy.
Có một ngạn ngữ nổi tiếng nói về món đồ uống này là “Người Italy uống cappuccino đến 11h”. Việc người dân không bao giờ dùng sau bữa trưa có thể chỉ là một giai thoại, hoặc một lời đồn. Tuy nhiên, việc này này được coi là khá chính xác. Rất ít người Italy dùng cappuccino buổi chiều vì cho rằng thức uống có sữa này sẽ làm đầy bụng, không tốt cho việc tiêu hóa. Theo truyền thống, họ sẽ uống một ly cappuccino vào buổi sáng cho một sự khởi đầu mới nhiều năng lượng.
Cappuccino phong cách truyền thống của Italy (bên phải) và cappuccino được trang trí ở các nước khác (bên trái)
Sự khác biệt lớn nhất giữa cappuccino mang phong cách truyền thống của Italy và các nước khác chính là hình thức phần bọt sữa phía trên. Theo phong cách Italy truyền thống, cappuccino gồm lớp bọt sữa màu trắng trên mặt ly, và một vòng nâu (chính là cà phê) bao quanh mép cốc. Với các nước còn lại, cappuccino thường được những người pha chế đồ uống vẽ tỉ mỉ các hình thù nghệ thuật lên lớp bọt.
Vì sao có tên gọi cà phê cappuccino?
Nhắc đến Italy, thức uống đầu tiên mà rất nhiều du khách nói đến chính là cappuccino.
Sự ra đời của cái tên cappuccino có nhiều câu chuyện, trong đó phổ biến nhất liên quan đến Marco da Aviano. Ông là thầy tu thuộc dòng Capuchin, người Italy, được Đức Giáo hoàng cử đến Vienna, Áo vào năm 1683. Ngay khi đến đây, ông được phục vụ một tách cà phê. Thầy tu thấy đồ uống quá đắng nên yêu cầu thêm sữa. Sữa và cà phê hòa vào nhau, tạo ra màu nâu nhạt, giống với màu áo của các thầy tu dòng Capuchin. Và cái tên cappucino ra đời từ đó.
Một giai thoại nữa liên quan đến cựu binh có tên Franciszek Jerzy Kulczycki. Người này trở về khi chiến tranh kết thúc, mang theo những bao cà phê bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại trên chiến trường. Ông mở cửa hàng phục vụ đồ uống tại Vienna. Chính Kulczycki đã đặt tên cho loại cà phê mà ông bán là kapuziner, sau khi thêm sữa, mật ong và các gia vị khác để làm ngọt đồ uống. Không ai biết chính xác Kulczycki mở quán khi nào. Nhưng từ đầu những năm 1800, trong các quán cà phê tại Áo, kapuziner đã được hiểu là cà phê với kem và đường.
Italy là quốc gia tiêu thụ cappuccino lớn nhất thế giới, và nó cũng được coi là thức uống hảo hạng của quốc gia hình chiếc ủng này. Ảnh: Wallpaper Tip
Món cà phê được nhắc đến trong các giai thoại trên đều được pha chế theo phương pháp sữa không được đánh bông như cappuccino ngày nay. Công thức cappuccino hiện tại bắt nguồn từ đầu những năm 1900, khi một người Italy là Luigi Bezzera được cấp bằng sáng chế máy pha cà phê espresso cải tiến. Và từ đó, trào lưu uống espresso (cà phê nguyên bản) trở nên phổ biến. Nối tiếp sự phát triển của nền văn hóa cà phê Italy, người dân bắt đầu sáng chế ra các phiên bản đa dạng hơn, dựa trên nguyên liệu cơ bản là espresso. Một trong số đó là cappuccino được nhiều người yêu thích. Một cốc cappuccino thường sẽ gồm 1/3 cà phê espresso, 1/3 sữa và 1/3 bọt sữa.
Nhiều người Áo vẫn tự hào rằng, đồ uống nổi tiếng khắp thế giới này bắt nguồn từ đất nước họ. Nhưng chính người Italy mới biến nó thành một phong cách sống, thành cái tên nổi tiếng trong làng đồ uống thế giới. Ngày nay, tại quốc gia hình chiếc ủng, đây là thức uống phổ biến hơn cả espresso vì nó có hương vị ngọt ngào hơn. Nó cũng là một trong những đại diện cho ẩm thực Italy.
Có một ngạn ngữ nổi tiếng nói về món đồ uống này là "Người Italy uống cappuccino đến 11h". Việc người dân không bao giờ dùng sau bữa trưa có thể chỉ là một giai thoại, hoặc một lời đồn. Tuy nhiên, tin đồn này được coi là khá chính xác. Rất ít người Italy dùng cappuccino buổi chiều vì cho rằng thức uống có sữa này sẽ làm đầy bụng, không tốt cho việc tiêu hóa. Theo truyền thống, họ sẽ uống một ly cappuccino vào buổi sáng cho một sự khởi đầu mới nhiều năng lượng.
Sự khác biệt lớn nhất giữa cappuccino mang phong cách truyền thống của Italy và các nước khác chính là hình thức phần bọt sữa phía trên. Theo phong cách Italy truyền thống, cappuccino gồm lớp bọt sữa màu trắng trên mặt ly, và một vòng nâu (chính là cà phê) bao quanh mép cốc. Với các nước còn lại, cappuccino thường được những người pha chế đồ uống vẽ tỉ mỉ các hình thù nghệ thuật lên lớp bọt.
Cappuccino phong cách truyền thống của Italy (bên phải) và cappuccino được trang trí ở các nước khác. Ảnh: 43factory
Tự ngâm vải làm trà vải ngọt thơm lại bảo đảm vệ sinh Mùa vải đang chín rộ, vào bếp làm món trà vải, thức uống hứa hẹn hot nhất hè năm nay. Trà vải có vị thơm mát, miếng vải trắng giòn ngọt thanh, mát lạnh rất hấp dẫn. Nguyên liệu làm trà vải: - 1kg vải tươi - 500ml nước - 400gr đường - 1 tô nước đá lạnh - Trà lipton - Đá...