Táo đỏ sấy có ‘thần thánh’ như lời đồn, ai nên hạn chế?
Nhiều người băn khoăn táo đỏ tươi hay sấy khô có tốt như lời quảng cáo và có nên dùng hàng ngày hay không?
Gần đây tôi thấy nhiều người quảng cáo, giới thiệu “mỗi ngày ăn ba quả táo đỏ, cả đời khỏe mạnh”. Tôi chưa biết về công dụng của loại quả này, liệu quảng cáo có thổi phồng quá mức, có nên ăn hàng ngày hay không? (Quỳnh Nga, Hà Nội).
Bác sĩ Đoàn Thu Hồng, phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tư vấn:
Táo đỏ là loại trái cây có vị ngọt, có thể ăn tươi trực tiếp hoặc sấy khô để dùng làm món ăn nhẹ trong ngày hoặc ngâm với nước nóng dùng làm trà, trong đó loại táo đỏ sấy khô được ưa chuộng và dùng phổ biến hơn loại táo đỏ ăn tươi.
Táo đỏ đã được biết đến từ lâu trong y học với công dụng giúp cải thiện giấc ngủ và giảm lo âu. Táo có lượng calo thấp, giàu chất xơ, đặc biệt giàu vitamin C, kali, giúp tăng cường miễn dịch, cân bằng điện giải.
Với cùng một trọng lượng, táo đỏ khô (sấy) thường có lượng đường và calo cao hơn táo đỏ tươi do lượng đường bị cô vào trong lúc chế biến, trọng lượng táo giảm đi và một số nhà sản xuất có thể cho thêm đường bổ sung vào quá trình sấy khô táo.
Táo đỏ có các chất chống oxy hóa như flavonoid, polysaccharides, acid triterpenic, vitamin C giúp chống lại các bệnh mãn tính. Các chất chống oxy hóa đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tim mạch, ung thư,…
Các chất chống oxy hóa trong táo đỏ đã được chứng minh là giúp cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ, cải thiện trí nhớ, giúp bảo vệ các tế bào não khỏi bị tổn thương do các hợp chất phá hủy thần kinh, điều trị chứng mất trí nhớ do bệnh Alzheimer,…
Chất xơ dồi dào trong táo đỏ giúp giảm táo bón, tăng cường lợi khuẩn, tăng cường niêm mạc dạ dày và ruột, giúp giảm nguy cơ tổn thương do loét, chấn thương và vi khuẩn có hại, từ đó cải thiện các triệu chứng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất polysaccharides có trong táo đỏ là loại đường tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa, cùng với lượng chất xơ dồi dào trong táo đỏ, đặc biệt là lignin, giúp chống oxy hóa, tiê.u diệ.t các gốc tự do, tăng cường sản xuất tế bào miễn dịch, trung hòa các hợp chất có hại,… từ đó cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Vitamin C rất dồi dào trong táo đỏ đã được chứng mình là có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Các chất chống oxy hóa trong táo cũng có tác dụng tương tự. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa trong táo đỏ có thể tiê.u diệ.t một số loại tế bào ung thư bao gồm ung thư buồng trứng, cổ tử cung, vú, gan, đại tràng và da.
Video đang HOT
Táo đỏ là món ăn vặt lành tính, gần như không có tác hại, cần chú ý tránh ăn táo nếu đang dùng một trong các loại thuố.c sau:
- Thuố.c chống trầm cảm
- Thuố.c chứa các chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SSNRI)
- Một số loại thuố.c chống co giật: Phenytoin, phenobarbitone, carbamazepine
Ngoài ra lượng đường cao trong táo đỏ sấy khô cũng sẽ không tốt cho những người thừa cân, béo phì hay tiểu đường type 2,… Những người này cũng không nên ăn quá nhiều táo đỏ sấy.
Thuố.c trị giun tóc
Nhiễm giun tóc là một bệnh nhiễm giun ở đường ruột rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Thói quen ăn những thực phẩm chưa được nấu chín có nguy cơ nhiễm phải loại giun này...
Giun tóc là một loại giun tròn thường ký sinh ở hệ tiêu hóa của con người. Giun tóc có thể ký sinh ở đại tràng và manh tràng, một số thì ký sinh ở ruột thừa, hiếm khi ký sinh ở ruột non. Loại ký sinh này sẽ lấy dinh dưỡng thông qua việc hút má.u bằng cách cắm đầu vào thành ruột, còn phần đuôi sẽ lơ lửng trong lòng ruột.
Khi nhiễm giun tóc, người bệnh thường không có triệu chứng đặc biệt. Một số người bệnh có các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, nhức đầu, chán ăn... Nhiễm giun tóc ở mức độ nặng sẽ gây:
Tổn thương niêm mạc ruột tại chỗ, hậu quả dẫn đến hội chứng tiêu hóa giống như hội chứng lỵ (đau bụng, đại tiện nhiều lần, phân ít mỗi lần đi và đôi khi có lẫn má.u).
Thiếu má.u, suy nhược cơ thể và giảm cân một cách bất thường...
Nhiễm giun tóc nặng và kéo dài có thể gây sa trực tràng và nhiễ.m trùn.g thứ phát do quá trình sa và loét trực tràng này.
1. Các thuố.c điều trị nhiễm giun tóc
Nhiễm giun tóc thường được điều trị trong 1 - 3 ngày. Nguyên tắc lựa chọn thuố.c trong điều trị giun tóc đảm bảo các yếu tố thuố.c có tác dụng với nhiều loại giun (có thể điều trị được giun móc,...), ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao.
- Mebendazole có phổ chống giun sán rộng. Thuố.c có hiệu quả cao trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc,... Thuố.c cũng diệt được trứng của giun đũa và giun tóc.
Khi sử dụng mebendazole, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ hiếm gặp như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy...
Chống chỉ định cho người quá mẫn với mebendazole, người bị bệnh gan. Không sử dụng thuố.c cho tr.ẻ e.m dưới 2 tuổ.i và phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Chú ý tương tác thuố.c:
Phenytoin, carbamazepine làm giảm nồng độ mebendazole trong huyết tương.
Cimetidine làm tăng nông độ mebendazole trong huyết tương.
- Albendazole thường được dùng trong điều trị nhiễm một hoặc nhiều loại ký sinh trùng đường ruột. Một số tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình dùng thuố.c như nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy...
Chống chỉ định với người có tiề.n sử quá mẫn cảm với các thành phần của thuố.c. Không sử dụng thuố.c cho người mang thai hay nghi ngờ có thai hoặc cho trẻ dưới 1 tuổ.i.
Nhiễm giun tóc là một bệnh nhiễm giun ở đường ruột rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
2. Một số lưu ý khi dùng thuố.c
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả. Ngoài dùng thuố.c diệt giun tóc, người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống, đảm bảo giữ vệ sinh cho hệ tiêu hóa, tránh tái nhiễm giun hoặc các vấn đề liên quan gây hại sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Để phòng tránh nhiễm giun tóc, cần:
Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để ngăn nguy cơ nhiễm giun.
Vệ sinh môi trường sống, không gian nhà ở, thường xuyên quét dọn, lau chùi, sử dụng dung dịch sát khuẩn, diệt trùng để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
Có biện pháp xử lý chất thải, nước thải, rác tại hộ gia đình đúng cách. Không sử dụng phân tươi để ủ và tưới cây trồng, nhất là các loại rau củ quả.
Rửa sạch rau củ quả trước khi ăn, tốt nhất nên ưu tiên các món ăn chín uống sôi. Không ăn sống những loại rau mọc dại ở khu vực có nhiều chó, mèo, súc vật sinh sống.
Đậy thức ăn cẩn thận, tránh ruồi nhặng, không sử dụng thực phẩm đã hư hỏng.
Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng dung dịch xà phòng sát khuẩn để đảm bảo tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
Khám sức khỏe nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.
Tránh việc tự ý sử dụng thuố.c, lạm dụng thuố.c gây nhờn thuố.c ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh hoặc gây tác dụng phụ hại sức khỏe.
Uống nước chè tươi có tốt cho sức khỏe? Chè tươi là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy uống nước chè tươi có tốt không? Uống nước chè tươi có tốt không? Nước chè tươi là một trong những loại thức uống được yêu thích và tốt cho sức khỏe. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời Tiến sĩ Howard Sesso, phó giáo sư y khoa tại trường Y...