Tăng hệ miễn dịch bằng rau củ
Bạn nên tìm đến chế độ ăn uống nhiều rau củ nếu không có hệ miễn dịch tốt. Các chuyên gia cho biết có một số loại rau củ giúp đẩy mạnh khả năng miễn dịch.
Hành củ: Giàu quercetin, một chất chống ô xy hóa mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư. Khi bạn ăn nhiều hành sống, nó giúp giảm lượng chất béo dư thừa tích tụ trong cơ thể.
Cà chua – Ảnh: Khả Hòa
Nấm: Ăn nấm trắng không chỉ tăng hệ miễn dịch mà còn giúp ngừa bệnh ung thư, như ung thư vú.
Cà chua: Ăn loại quả này giúp bạn nạp một lượng lớn vitamin C, một loại chất chống ô xy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch.
Củ dền: Tốt cho hệ miễn dịch vì giúp thanh lọc máu. Củ dền rất giàu chất sắt giúp sản sinh bạch cầu, còn gọi là tế bào miễn dịch chống lại bệnh. Chúng cũng kích thích sản xuất hồng cầu và cải thiện quy trình cung cấp khí ô xy cho tế bào.
Video đang HOT
Củ dền – Ảnh: Shutterstock
Cải bó xôi: Ngừa ung thư, bệnh tim và rất giàu khoáng chất chống bệnh tật được gọi là chất kẽm.
Măng tây: Hàm lượng phong phú protein trong măng tây giúp loại bỏ tất cả các chất độc ra khỏi cơ thể.
A ti sô: Giúp tăng hệ miễn dịch vì nó có một chất gọi là cynarin giúp tạo lá chắn cho cơ thể.
Củ hành – Ảnh: Thái Nguyên
Ớt: Nếu thích ăn ớt đỏ, ắt hẳn bạn có khả năng miễn dịch tốt. Ớt đỏ giúp tích trữ vitamin C cho cơ thể và ngừa bệnh.
Khoai lang: Không chỉ giúp tăng khả năng miễn dịch, ăn khoai lang còn giúp chống ung thư nhờ nguồn dồi dào chất chống ô xy hóa.
Tỏi: Chứa allicin có thể chuyển hóa thành organosulfur, hợp chất bảo vệ tế bào an toàn trước các quá trình hủy diệt tế bào, vốn thường gây ra các bệnh mãn tính.
Theo TNO
Viêm phổi ở trẻ và cách điều trị viêm phổi ở trẻ
Thời tiết chuyển mùa khiến trẻ em dễ mắc viêm phổi do hệ miễn dịch còn chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Cùng tham khảo các cách điều trị viêm phổi ở trẻ.
1. N guyên nhân gây viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng nhu mô phổi do các vi khuẩn như Liên cầu khuẩn hoặc virus cúm A gây ra.
Viêm phổi thường xảy ra khi gặp các điều kiện thuận lợi như: Cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột do thời tiết; uống đồ lạnh; ngồi trong phòng điều hòa lâu; trẻ ra nhiều mồ hôi không được lau khô khiến trẻ bị lạnh thấm ngược; hoặc trẻ tắm ngay sau khi đi chơi về chưa kịp lau khô mồ hôi, tắm lâu khiến cơ thể nhiễm lạnh cũng dẫn tới viêm phổi...
Những trẻ có cơ thể suy yếu, lười ăn, suy dinh dưỡng, thiếu chất càng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch kém phát triển.
2. Triệu chứng viêm phổi ở trẻ
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt cao đột ngột 39 - 40oC, hoặc sốt tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu, ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh vàng, có biểu hiện đau tức ngực ở 1 vùng nhất định, đau tăng lên khi ho, khó thở là những triệu chứng điển hình của viêm phổi. Bố mẹ nên cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
3. Cách điều trị viêm phổi ở trẻ
- Điều trị triệu chứng: bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc long đờm.
- Điều trị nguyên nhân: nếu do vi khuẩn dùng kháng sinh, dùng thuốc kháng virus trong trường hợp viêm phổi do virus cúm A.
- Các biện pháp điều trị hỗ trợ: cho trẻ ăn nhẹ, đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi tại giường, tránh gió lùa, uống và lau người bằng nước ấm giúp hạ sốt và giảm triệu chứng.
- Dự phòng viêm phổi ở trẻ tái phát và các biến chứng đường hô hấp: Đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh cho trẻ ở lâu trong phòng máy lạnh, hạn chế ăn uống đồ lạnh, không tắm lâu, bổ sung các loại thực phẩm tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ.
Theo VNE
Nho đỏ, việt quất giúp tăng cường khả năng miễn dịch Theo một nghiên cứu mới đây, nho đỏ và việt quất có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả hai loại quả này đều chứa hợp chất stilbenoids, hoạt động cùng với vitamin D làm tăng biểu hiện gen peptide kháng khuẩn cathelicidin (CAMP). Ảnh minh họa Các hợp chất stilbenoid gồm resveratrol trong...