Tắm mùa hè: Những “cấm kỵ” để tránh đột quỵ
Trong ngày hè nắng nóng, nhiều người thường tắm nhiều lần để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên nếu tắm sai cách có thể dẫn đến đột tử, đột quỵ não.
Tắm khi vừa đi ngoài nắng về
Khi đi nắng về hay chơi thể thao, hoạt động mạnh làm cho nhiệt độ cơ thể đang rất cao. Nhiệt độ cơ thể đang cao, việc tắm nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến tình trạng đau đầu hoặc đột quỵ não.
Tắm quá lâu
Tắm quá lâu có thể làm cho nhiệt độ cơ thể hạ xuống thấp quá mức, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Việc này khiến bạn dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của mạch máu, huyết áp, dẫn đến ngất hoặc có thể gây đột quỵ và tử vong.
Sau khi tắm xong chúng ta không nên nằm điều hòa ngay bởi việc này sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động lưu thông máu của cơ thể. Không chỉ máu lưu thông lên não chậm mà còn khiến cho hoạt động của tim và huyết áp bị ảnh hưởng.
Việc tắm khuya khiến cho các tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm đối với những người có tiền sử huyết áp thấp, huyết áp không ổn định có thể dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, nếu không được phát hiện sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Nếu bạn ngủ quá say sau khi tắm có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, bất tỉnh, nếu không được phát hiện sớm có thể gây tử vong. Nên ngủ sau khoảng 1-2 giờ tắm. Nếu bạn muốn sạch sẽ, thoải mái thì có thể lau người bằng khăn ấm sẽ giúp bạn có cảm giác thư thái, giấc ngủ ngon hơn.
Tắm ngay sau khi ngủ dậy
Video đang HOT
Đi tắm ngay khi tỉnh dậy là điều không nên làm bởi khi ngủ dậy bụng bạn rỗng có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp đột ngột hoặc đột quỵ não.
Nhiều người cho rằng tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Khi tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong. Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Tắm nhiều lần trong ngày
Mồ hôi ra nhiều trong những ngày nóng nực nên nhiều người thường tắm nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, việc tắm quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt bởi sẽ làm khô da, làm da mất đi các vi khuẩn có ích, thậm chí là còn gây hại cho da bởi sự tác động của các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm.
Tắm nước lạnh
Mùa hè nóng nực khiến nhiều người có thói quen tắm nước lạnh. Tuy nhiên, việc tắm nước quá lạnh sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Đặc biệt với những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp hay sức khỏe đang bị suy yếu, việc tắm nước lạnh rất nguy hiểm và có thể dẫn đến đột quỵ.
Tắm khi đang bị tụt huyết áp
Nhiều người nghĩ tắm nước ấm khi bị tụt huyết áp sẽ khiến cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn nhưng hành động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Nước ấm có thể khiến các mạch máu giãn ra, dễ gây thiếu máu lên não khiến cơ thể càng mệt mỏi, chóng mặt hơn. Tốt nhất nếu đang bị tụt huyết áp, bạn nên nghỉ ngơi trước khi tắm.
Tắm gội sau khi ăn no
Đang lúc ăn no mà đi tắm ngay, phần da và mạch máu sẽ bị kích thích và mở rộng hơn, gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ quan tiêu hóa, làm hại đường ruột, dạ dày và đường huyết…
Chỉ nên tắm mỗi ngày 1 lần. Vào những ngày bạn không tắm, hãy dùng khăn để lau mặt và cơ thể. Thời gian tắm cũng không nên quá lâu, mỗi lần tắm chỉ từ 15 – 20 phút. Chỉ nên tắm dưới vòi hoa sen từ 5-10 phút. Nếu bạn muốn tắm tối thì chỉ tắm trước 20 giờ, tuyệt đối không tắm sau 22 giờ.
Cảnh báo nhóm người ham ăn kem, uống nước đá trong mùa hè
Các loại đồ ăn thức uống lạnh vào mùa hè cực kỳ hấp dẫn, thật khó có ai chối từ được. Thế nhưng nếu ăn nhiều và ăn sai cách thì bạn có thể đối diện với những cơn đau tim, thậm chí là đột quỵ.
Vào mùa hè, hầu hết mọi người đều thích uống những ly nước mát lạnh hay ăn những que kem ngọt lịm để giải khát. Thói quen ăn uống này tưởng chừng rất vô hại nhưng trong một số trường hợp để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Gần đây, bệnh viện Sir Run Run Shaw - một bệnh viện liên kết với Trường Y của Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc đã cấp cứu 2 trường hợp liên quan tới việc ăn uống đồ lạnh, khiến không ít người bàng hoàng.
Trường hợp 1, ông Vương (50 tuổi) nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị đau đột ngột ở vùng ngực, đổ mồ hôi và khó chịu sau 2 tiếng kể từ lúc ăn kem. Sau khi kiểm tra điện tâm đồ, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ST cấp tính. Bác sĩ khẩn cấp phẫu thuật nong mạch vành và đặt stent.
Ông Vương lên cơn nhồi máu cơ tim sau 2 tiếng ăn kem. (Ảnh minh họa)
Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng đau ngực của ông Vương đã thuyên giảm đáng kể. Ông nói với sĩ rằng, bản thân không có tiền sử tăng huyết áp hay tăng lipid máu. Yếu tố rủi ro nhất là ông ăn nhiều kem mỗi ngày.
Trường hợp 2, thật trùng hợp, 2 ngày sau đó bệnh viện tiếp tục tiếp nhận một trường hợp tương tự. Đó là một cụ bà 70 tuổi họ Lý, sau khi chơi đánh bài bà có cảm giác khó chịu, đau bụng trên, buồn nôn và nôn nhiều lần. Bà Lý nghĩ rằng mình ăn thứ gì đó không tốt nên sau vài giờ chịu đựng đã đến bệnh viện kiểm tra.
Tại đây, bác sĩ khoa Tiêu hóa nghi ngờ là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim nên đã chuyển bà Lý qua khoa cấp cứu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán bà bị nhồi máu cơ tim cấp tính, nhanh chóng tiến hành phẫu thuật khẩn cấp. Cuối cùng bà Lý cũng đã vượt qua được cơn nguy hiểm.
Khi được hỏi về lịch sử ăn uống, bác sĩ nhận thấy vào thời điểm nắng nóng này, bà Lý thường xuyên uống nước đá lạnh để giải khát. Bác sĩ cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến bà Lý bị lên cơn đau tim như vậy.
Bác sĩ Châu Quân Tuệ, trưởng khoa Tim mạch tại bệnh viện Sir Run Run Shaw cho biết: " Theo thống kê, 30% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính sẽ có các triệu chứng về đường tiêu hóa trước, biểu hiện thường thấy là đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nên nó thường bị chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày, viêm ruột hoặc chứng khó tiêu. Từ 3 - 24 tiếng trước khi cơn đau tim xuất hiện, những triệu chứng trên có thể xảy ra, đặc biệt là xuất hiện nhiều ở phụ nữ, người già hoặc người mắc bệnh tiểu đường".
Tại sao ăn uống đồ lạnh lại dễ gây ra nhồi máu cơ tim?
Khi ăn uống quá nhiều đồ lạnh, nó sẽ khiến các mạnh máu bị co thắt đột ngột, dẫn tới huyết áp tăng đột ngột. Đối với bệnh nhên có tiền sử bị tăng huyết áp, thói quen ăn uống này dễ gây ra ngồi máu cơ tim và đột quỵ.
Sau khi ăn đồ lạnh, ngoài các triệu chứng về đường tiêu hóa, nếu kèm theo đau xiphoid (đau mỏm mũi kiếm), đổ mồ hôi thì bạn cần nghĩ ngay đến bệnh nhồi máu cơ tim. Xiphoid nằm phía trên bụng trên và đầu dưới của xương ức, như trong hình dưới đây.
Vị trí đau xiphoid.
Triệu chứng điển hình và không điển hình của nhồi máu cơ tim
- Triệu chứng điển hình
Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim là "đau tim" hay "đau tức ngực". 70% biểu hiện thường thấy là đau ngực dữ dội kéo dài trong nửa tiếng và phải nhanh chóng được cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
- Triệu chứng không điển hình
30% biểu hiện còn lại là từ các cơn đau ở các bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết trong số đó là các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn...
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như đau răng, đau đầu, đau họng, đau chi trên hoặc lưng. Với những triệu chứng này, bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua.
Đau răng cũng là một trong những dấu hiệu không nên bỏ qua. Ảnh: DailyExpress
Bác sĩ Khưu Phúc Vũ, Phó trưởng khoa Tim mạch tại bệnh viện này cũng nói thêm: " Hiện, tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim không điển hình tăng lên rất nhiều. Bởi vì những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhồi máu cơ tim không điển hình không rõ ràng, có thể dễ nhầm lẫn với bệnh khác, dẫn đến chẩn đoán sai".
Bên cạnh đó, bác sĩ Khưu cũng nhắc nhở những người đang bị tiểu đường, tim mạch vành, béo phì và người già khi bị đau ở vùng thượng vị, đau răng, khó chịu không rõ nguyên nhân, hãy nghĩ ngay đến khả năng bị nhồi máu cơ tim cấp tính và khẩn trương đến bệnh viện kiểm tra. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh vẫn còn ý thức và khả năng di chuyển, tốt nhất nên dừng tất cả mọi việc lại và gọi xe cứu thương đến.
Những thói quen dễ gây cảm lạnh trong mùa hè Sử dụng quạt thường xuyên, ngồi máy lạnh quá nhiều; bật nhiệt độ thấp, ngâm mình lâu trong nước... dễ khiến cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho virus tấn công. Cảm lạnh thường do nhiễm virus và chúng có thể xâm nhập cơ thể bất cứ lúc nào. Không chỉ trong mùa đông, thời tiết nóng bức ngày hè cũng có...