Tại sao tỷ lệ sinh trai nhiều hơn gái
Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh ở miền Bắc luôn cao nhất nước, ở mức 115,5 bé trai trên 100 bé gái; các chuyên gia nhân khẩu học cho rằng do vùng dân cư còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Chị Thanh, 40 tuổi, ở Hưng Yên, đẻ 3 đứa con gái, đang lo mình sẽ giống như mẹ, phải sinh đến lần thứ 7 mới có được con trai. Vợ chồng chị Tlàm việc đồng áng, chăm đàn lợn, kinh tế khó khăn. Bố mẹ chồng lúc nào cũng giục đẻ tiếp đến bao giờ có thằng cu “nở mày nở mặt” thì thôi. “Gia đình ở quê nên áp lực sinh con trai nối dõi tông đường đè nặng”, chị Thanh chia sẻ.
Thế nhưng nhà nghèo, nếu đẻ tiếp mà lỡ con gái nữa thì vợ chồng chị không thể nuôi nổi. Năm ngoái, mang thai thứ tư, biết đứa bé trong bụng lại là con gái, chị đã âm thầm phá bỏ, hy vọng lần sau sẽ sinh được con trai. “Nếu lần sau lại là con gái, chắc tôi không thể giữ”, chị cho biết.
Ngọc Linh, 27 tuổi, ở Sơn La, kết hôn với chồng là cháu trai đích tôn của dòng họ nên cũng mang gánh nặng phải sinh con trai. Hai vợ chồng thuê nhà ở Hà Nội ở, làm việc, thu nhập khoảng 15 triệu một tháng, nên cũng áp lực kinh tế.
Xác định “phải cố gắng sinh con trai”, song không phải muốn đẻ trai hay gái đều được, chưa kể nuôi một đứa con tốn kém đủ bề. Linh tính ngoài chi phí cơ bản là quần áo, tã, bỉm, sữa…, khi sinh con, một thành viên trong gia đình phải nghỉ làm để trông con, như vậy người còn lại không kham nổi gánh nặng kinh tế. Con lớn lên còn phải chi phí ăn học, vui chơi… Vì vậy, khi chuẩn bị mang thai lần đầu, vợ chồng Linh đã âm thầm tìm hiểu và sử dụng các biện pháp lựa chọn giới tính trước sinh để làm sao đẻ được con trai.
Theo báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới năm 2021 công bố cuối tháng 10, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam năm 2019 vẫn ở mức cao, khoảng 111,5 trẻ sơ sinh nam trên 100 bé gái sinh ra sống. Trong khi đó, tỷ số thông thường ở mức 104-106 bé trai trên 100 bé gái. Đồng bằng sông Hồng có sự chênh lệch cao nhất, khoảng 115,5/100. Các tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất tập trung ở miền Bắc, gồm Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội và Sơn La.
Giáo sư Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhận định ba nhân tố tác động đến mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay, trong đó, nguyên nhân sâu xa do ảnh hưởng của nho giáo, bất bình đẳng giới.
Nho giáo có quan điểm “trọng nam, khinh nữ” rất rõ ràng và cực đoan. Nho giáo đặt phụ nữ ở địa vị thấp kém, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, thậm chí còn cho rằng, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Một trai là có, mười gái coi như không)… Sợi dây tâm thức xã hội vô hình nhưng có sức mạnh bền bỉ, buộc nhiều người Việt vào mục tiêu phải có con trai, tạo thành một áp lực suốt đời không chỉ là của bản thân mà còn của gia đình, họ hàng và cộng đồng, xã hội.
Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp. Trong nền sản xuất phổ biến là nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và trình độ thủ công, sự vượt trội về cơ bắp của con trai trở thành một ưu điểm khi cày cấy, đi biển và khai thác rừng… Năng suất lao động khu vực nông nghiệp thấp nên cha mẹ thường không có tích luỹ để dành cho tuổi già, đại đa số không có lương hưu, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển. Vì vậy, khi hết khả năng lao động, cuộc sống chủ yếu phải dựa vào con trai.
Thứ ba, nguyên nhân dẫn tới chênh lệch giới tính đến từ việc lạm dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật. Ngày nay, có thể chẩn đoán sớm giới tính thai nhi và việc phá thai ngày càng thuận tiện, an toàn. Vì vậy, nếu giới tính của đứa con tương lai không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ, người ta có thể phá thai. Bên cạnh đó, sự ra đời của công nghệ hiện đại, khiến việc lựa chọn giới tính khi sinh trở nên khả thi với nhiều gia đình. Công nghệ mới một mặt hỗ trợ phát hiện và giảm thiểu tai biến trong quá trình mang thai và sinh con. Mặt khác nó cũng hỗ trợ việc xác định giới tính của em bé trước khi chào đời, và tạo điều kiện cho việc lựa chọn giới tính trước sinh.
Tình trạng dư thừa nam giới dẫn đến hiện tượng mà các nhà nhân khẩu học gọi là sức ép hôn nhân, tức nam giới ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời và kết hôn. Điều này làm mất cân bằng cấu trúc dân số, từ đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy như cưỡng ép kết hôn, tảo hôn, buôn bán người, lao động tình dục, bạo lực giới trong gia đình…
Hiện nay mức sinh ở Việt Nam giảm tương đối nhanh và số con mà một cặp vợ chồng có thể sinh đang ít đi. Điều này tạo ra áp lực khiến các cặp vợ chồng phải sử dụng những biện pháp lựa chọn giới tính trước sinh để sinh được con trai, ông Cử cho hay.
Ba bé trai chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tháng 7/2020. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, dự báo, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới từ 15 đến 49 tuổi vào năm 2034; dư thừa 2,5 triệu nam giới vào năm 2059.
Trả lời phỏng vấn VnExpress hồi đầu nămvề thực trạng chênh lệch giới tính khi sinh và dư thừa nam giới trong tương lai, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, nhấn mạnh một khía cạnh khác. Đó là song song với hiện tượng dư thừa nam giới là hiện tượng thiếu hụt nữ giới. Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam thiếu hụt 45.900 bé gái, tức là 45.900 bé gái không có cơ hội chào đời chỉ vì các em là con gái. Đây là minh chứng rõ cho thực trạng bất bình đẳng giới đang tồn tại hiện nay.
Trên thế giới khoảng 10 nước đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Ba nước điển hình là Hàn Quốc, Singapore, và Tunisia đã thành công trong việc đảo ngược xu hướng này, đặc biệt là Hàn Quốc.
Một trong những chính sách mà cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đã ban hành là cấm tiết lộ giới tính thai nhi khi khám thai. Riêng Hàn Quốc đã áp dụng những chính sách giáo dục tiến bộ cho phụ nữ, trẻ em gái và cho mọi người về vai trò và giá trị của phụ nữ và trẻ em gái.
Theo bà Naomi Kitahara, điều quan trọng là cần có các biện pháp truyền thông để thay đổi nhận thức của xã hội và cộng đồng về vấn đề này. Đồng thời, các khung pháp lý cũng cần được hoàn thiện để đảm bảo phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong các lĩnh vực như sở hữu và thừa kế tài sản…
Đây cũng là giải pháp mà giáo sư Cử đề nghị. Theo ông, một điều nữa là cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, hương ước, quy ước, trong đó có việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, không tiết lộ giới tính thai nhi… Song hiện nay, việc không tiết lộ giới tính thai nhi vẫn chưa được thực thi nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, nhà nước cần hoàn thiện chính sách an sinh xã hội, để người cao tuổi nói chung và đặc biệt là người cao tuổi có hai con gái an tâm khi tuổi già, như: Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người cao tuổi; Hạ tuổi được nhận trợ cấp cho người cao tuổi hiện nay là 80 tuổi trở lên, có thể hạ xuống 75; Hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng; Khuyến khích và hỗ trợ trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi..
Fan aespa bất bình vì SM chia line thiếu công bằng, có thành viên bị tố bất tài vì không hát giây nào còn nhảy hời hợt?
Sự xuất hiện của thành viên này luôn gây tranh cãi lớn trong cộng đồng fan aespa.
aespa đang tích cực quảng bá cho ca khúc mới phát hành mang tên Savage . Ngoài các sân khấu âm nhạc hàng tuần, SM cũng tung ra các sân khấu biểu diễn độc quyền được đầu tư bài bản, chỉn chu. Tối 17/10, sân khấu mới nhất của Savage đã được phát hành.
Sân khấu biểu diễn Savage của aespa
4 thành viên aespa xuất hiện với những bộ outfit quen thuộc từng xuất hiện trong bộ ảnh quảng bá album trước đây. Sân khấu được đầu tư hiệu ứng đèn ấn tượng cùng góc quay đa dạng bắt trọn mọi thần thái đỉnh cao của nhóm.
Sân khấu biểu diễn mới nhất của aespa được đầu tư hiệu ứng bắt mắt
Tuy nhiên, ở phân đoạn sau của màn biểu diễn, aespa đã xuất hiện với đầy đủ 8 thành viên. Vẫn với những bộ quần áo cũ, 4 chị em ae-aespa đã xuất hiện và nhảy đoạn vũ đạo điểm nhấn của Savage .
aespa đã hội ngộ đầy đủ 8 thành viên tại sân khấu này
8 thành viên cùng hội tụ trên sân khấu để thể hiện sự đoàn kết đúng với tinh thần ca khúc, thế mà người hâm mộ lại bất bình, chê lên chê xuống. Cụ thể, dường như Karina, Winter, Giselle và NingNing đều phải "gánh" toàn bộ bài hát và các ae chỉ góp mặt sương sương cho vui. 4 thành viên ảo này đã không hát câu nào còn nhảy hời hợt làm người xem không thể nào hài lòng về tổng thể sân khấu.
Sự xuất hiện của 4 thành viên ae khiến fan chê lên chê xuống
Người hâm mộ người kêu gọi SM chia line công bằng cho cả 8 người, người "bash" visual lẫn kỹ năng của 4 thành viên ae:
- Đề nghị SM cho 4 thành viên ae phô diễn giọng hát nhiều hơn. Thấy mới có mấp mé môi thôi chứ không nghe tiếng. Chung 1 nhóm mà cứ để 4 thành viên còn lại cân hoài. Push đều chút đi.
- Mấy thành viên ae nhảy hời hợt, cho rời nhóm đi chứ thái độ như vậy mà cũng đòi làm idol sao.
- Hiếm lắm mới đủ 8 người mà mấy thành viên ae nhảy hời hợt quá.
- Nghi vấn 4 thành viên ae bị đối xử bất công khi lên hình ít hơn 4 thành viên còn lại.
- Rồi 4 thành viên ae ca sĩ gì mà không hát thế?
- Cho mấy chị ae thay đồ đi chứ.
- OT4 không thích điều này!
Người hâm mộ vô cùng căng thẳng, bất bình với 4 thành viên ae. Thật chỉ ước như các nhân vật ae để yên cho aespa tự toả sáng giùm!
Fan bất bình chuyện Jaehyun đẩy Taeyong khỏi vị trí center, Knet thờ ơ: Kém nổi thì phải chịu "truất ngôi" thôi? Sau nhiều năm độc tôn chiếm giữ vị trí center, phải chăng đã đến ngày Taeyong bị thay thế? Tối ngày 14/9, sau khi tấm ảnh teaser nhóm nhá hàng cho album Sticker của NCT được tung ra đã nhanh chóng dấy lên một tranh cãi. Không ít người đã lên tiếng bất bình vì chuyện Taeyong bị đẩy khỏi vị trí center...