Tại sao không làm xét nghiệm luôn mà cứ phải mất thời gian khám bệnh? Không phải vì tiền, mà là hai hiện tượng này
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì lí do gì bác sĩ luôn thăm khám trước khi chỉ định xét nghiệm, trong khi có những bệnh chỉ cần nhìn vào chỉ số kết quả là biết được ngay?
Nếu vừa vào viện, thay vì đợi bác sĩ khám thì đưa đi xét nghiệm luôn, chẳng phải chẩn đoán bệnh sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn biết bao nhiêu ư?
Tất nhiên, các bác sĩ đã từng nghĩ đến điều này rồi, và họ vẫn chọn làm theo quy trình tuần tự như vậy là có lí do cả.
Lý do đầu tiên có lẽ ai cũng đoán ra, đó là chi phí. Việc thử tất cả mọi khả năng bệnh là rất tốn kém. Muốn chạy phản ứng cần phải có hóa chất và máy móc chuyên dụng, mà những thứ này thường không rẻ chút nào.
Bằng việc khảo sát các triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ loại bỏ một số khả năng không thể xảy ra và chỉ tập trung vào vài kết quả nhất định từ phía phòng xét nghiệm.
Tuy nhiên, lí do quan trọng hơn cả, đó là sự sàng lọc của bác sĩ sẽ làm giảm tác động của hai hiện tượng y học đặc biệt. Chúng có tên là dương tính giả và âm tính giả.
Cái gì giả cơ?
Dương tính giả là xét nghiệm cho kết quả dương tính trong khi người kiểm tra hoàn toàn khỏe mạnh. Tương tự, âm tính giả thì là xét nghiệm cho kết quả âm tính, trong khi người kiểm tra đã mắc bệnh.
Ngắn gọn hơn, âm tính hay dương tính giả là tình trạng kết quả xét nghiệm thu được không chính xác với tình trạng bệnh.
Nhưng tại sao lại có chuyện này? Chẳng phải xét nghiệm máy móc là tuyệt đối chính xác hay sao?
Ồ không! Chúng ta đều biết rằng mọi quy trình trên đời đều có những lỗ hổng. Ngay cả những xét nghiệm có độ chính xác cao nhất cũng chỉ cho ra kết quả đúng đến 99% mà thôi.
Điều đó nghĩa là cứ 1000 người ngẫu nhiên làm xét nghiệm, sẽ có 10 người bị chẩn đoán sai. Những người này hoặc không được tham gia chữa trị kịp thời, hoặc sẽ phải sử dụng một loạt thuốc men, trị liệu… thừa thãi và lo lắng về thứ bệnh mà thậm chí họ không hề mắc.
Và ta có thể chắc chắn là cả hai khả năng đều dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Video đang HOT
Một vài ngành nghề có thể chấp nhận sai số, nhưng y học thì không. Mọi mạng sống đều quý giá và vì thế mà việc sàng lọc lâm sàng luôn phải tồn tại. Thay vì lấy ngẫu nhiên 1000 người để làm xét nghiệm, bác sĩ dựa trên mô tả về triệu chứng và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân để tìm ra 100 người có nguy cơ bị bệnh.
Đem 100 người đó đi thử máu, xác suất chẩn đoán nhầm giảm xuống chỉ còn 1 người.
Vậy nếu đã qua sàng lọc mà âm tính và dương tính giả vẫn xảy ra thì đây có phải là lỗi của các bác sĩ không nhỉ?
Cũng có thể, vì đã là con người, ai cũng sẽ có lúc mắc lỗi. Các chuyên gia xử lí xét nghiệm không phải là ngoại lệ.
Tuy vậy bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự sai lệch của kết quả như:
- Lời mô tả bệnh của bệnh nhân trong khi khám lâm sàng không chính xác, hoặc bệnh nhân nói dối vì các lí do cá nhân dẫn đến sự nhầm lẫn trong chẩn đoán.
- Một vài chất có trong máu (từ đồ ăn hoặc khí bị ô nhiễm chẳng hạn) làm phản ứng đi lệch hướng.
- Trong vài trường hợp, hoạt động sinh lí bất thường của vi khuẩn (như việc tự ngưng kết ngẫu nhiên khi chưa gặp thuốc thử,…) sẽ gây nhiễu cho việc kết luận bệnh.
- Hạn chế về máy móc, thiết bị kĩ thuật, khu vực bảo quản mẫu thử…
Liệu có cách nào làm giảm tỉ lệ này xuống không?
Chúng ta nên chọn khám ở những bệnh viện uy tín và có thể tìm hiểu trước về độ chính xác của xét nghiệm. Bên cạnh đó, chú ý tuân theo chỉ dẫn trước khi xét nghiệm, cố gắng cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất cho bác sĩ, tuyệt đối không nên nói dối vì bất kì lí do nào.
Ngoài ra khi đã nhận được kết quả, bạn có thể đi kiểm tra lại ở một vài nơi khác để đối chiếu các kết luận của bác sĩ và từ đó tìm ra kết luận chuẩn xác nhất.
Nguồn: How Stuff Works, Regan Zambri Long
Theo Helino
Vắc-xin lao có thể đẩy lùi bệnh... đái tháo đường týp 1
Vắc-xin BCG phòng bệnh lao có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường týp 1 xuống đến mức gần như không thể phát hiện, một nghiên cứu kéo dài 8 năm cho thấy.
Vắc xin có thể giúp bệnh nhân đái tháo không còn cần phải thường xuyên kiểm tra đường huyết
Nghiên cứu mới bao gồm 52 người mắc bệnh đái tháo đường týp 1. Sau 3 năm điều trị, mức đường huyết trung bình đã giảm 10% và giảm 18% sau 4 năm. Những người tham gia điều trị có chỉ số đường huyết trung bình là 6,65, gần với mức 6,5 được coi là ngưỡng chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Trong khi đó, chỉ số đường huyết của nhóm giả dược tiếp tục tăng trong giai đoạn thử nghiệm.
Nhận xét về nghiên cứu, GS. Helen McShane, Khoa Vi-rút học, Đại học Oxford, nói: "Việc phát hiện thấy hai liều BCG, một vắc xin an toàn đã có tuổi đời gần 100 năm, có thể cải thiện đáng kể kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1, là rất đáng chú ý.
"Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu ủng hộ cơ chế miễn dịch hợp lý cho hiệu ứng bền vững này, và bổ sung thêm kiến thức ngày càng tăng về tác động của BCG đối với các bệnh tự miễn.
"Những tác động quan sát ở đây, tăng lên theo thời gian, có thể đưa đến một cách hiệu quả về chi phí để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong đáng kể liên quan đến căn bệnh này."
GS. Andrew Hattersley FRS, chuyên ngành Y học Phân tử, Đại học Y Exeter, cho biết nếu điều này được chứng minh là có hiệu quả thì đây sẽ là một "tiến bộ lớn".
GS. Daniel Davis, Đại học Manchester, thì nói: "Số lượng bệnh nhân khá ít được nghiên cứu ở đây nhưng nghiên cứu chỉ ra một con đường rất hấp dẫn và quan trọng trong đó sức mạnh của hệ miễn dịch của chúng ta có thể được điều chỉnh nhờ vắc-xin BCG".
"Các nghiên cứu thêm nên, và, đang được thực hiện để khẳng định chắc chắn cách làm này có hay không giúp ích cho bệnh nhân đái tháo đường týp I, và thậm chí các bệnh tự miễn khác".
Các chuyên gia Anh đã ca ngợi kết quả là "rất hào hứng" và nói thêm rằng nếu vắc-xin đơn giản và an toàn này có tác động tương tự trong các thử nghiệm lớn hơn, thì đây sẽ là "tiến bộ lớn" trong điều trị bệnh đái tháo đường týp 1.
BS. Denise Faustman, người đứng đầu thử nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, cho biết: "Đây là minh chứng lâm sàng về khả năng giảm đường huyết một cách ổn định xuống gần mức bình thường bằng một vắc-xin an toàn, ngay cả ở những bệnh nhân mắc bệnh từ lâu.
"Ngoài các kết quả lâm sàng, chúng tôi đã hiểu rõ cơ chế thông qua đó các liều vắc-xin BCG hạn chế có thể mang lại những thay đổi vĩnh viễn, có lợi cho hệ miễn dịch và hạ đường huyết trong bệnh đái tháo đường týp 1".
Được sử dụng trong gần một thế kỷ qua ngăn ngừa bệnh lao, vắc-xin BCG giúp tăng cường và điều chỉnh hệ miễn dịch. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc tiêm vắc-xin đẩy nhanh tốc độ các tế bào chuyển hóa glucose thành năng lượng và các thử nghiệm trên chuột cho thấy rằng vắc-xin này cũng có thể có lợi trong việc chống lại bệnh đái tháo đường týp 2.
Bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường týp 1
Xảy ra khi tuyến tụy (một tuyến nhỏ phía sau dạ dày) không sản sinh ra insulin - hoóc-môn điều hòa lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu quá cao, nó có thể dần dần phá hủy các cơ quan của cơ thể.
Chỉ 10% bệnh nhân đái tháo đường là týp 1 nhưng đây là loại bệnh đái tháo đường phổ biến nhất ở trẻ em.
Đái tháo đường týp 2
Cơ thể không sản sinh đủ insulin để hoạt động bình thường, hoặc các tế bào của cơ thể không phản ứng với insulin. Điều này có nghĩa là glucose vẫn còn trong máu và không được sử dụng để tạo thành năng lượng.
90% người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường tysp 2 và bệnh có xu hướng phát triển muộn trong đời
Đái tháo đường thai kỳ
Khoảng 1/20 phụ nữ mang thai sẽ gặp tình trạng đường huyết cao đến nỗi cơ thể không thể sản sinh đủ insulin để chuyển hóa. Tình trạng này cần phải được quản lý trong khi mang thai nhưng hầu như luôn hết sau khi sinh.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Cô gái bị nhầm là chàng trai vì bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ Bệnh nhân 20 tuổi (Hà Giang) giới tính nữ nhưng lại có tính cách và hình thể nam, âm vật bị phì đại trông như dương vật. Ảnh minh họa Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang thăm khám, làm xét nghiệm cho 5 bệnh nhân bị rối loạn phát triển...