Tại sao đến tuổi dậy thì mà không phát triển?
Em 13 tuổi, dậy thì đã hai năm nhưng chỉ cao 1,43 m, ngực cũng không phát triển. Em có bị tăng trưởng chậm không? (Tâm)
Các bạn em dậy thì đều cao và ngực phát triển rất nhanh, chỉ có em là thấp, ngực vẫn “trước sau như một”. Em bơi, tập thể dục, tập nhảy đều đặn nhưng vẫn không phát triển được như các bạn. Ba mẹ nghĩ cơ thể em thiếu canxi nên đã bổ sung cho em nhiều thực phẩm giàu canxi như phô mai, sữa chua, cá hồi, sữa đậu nành, cam… Em ăn hàng ngày vẫn không có hiệu quả. Ba mẹ em cũng không cao, ba 1,65 m còn mẹ chỉ 1,47 m. Có phải do gene nên em không phát triển được không? Em phải bổ sung gì để cơ thể phát triển tối đa về chiều cao, cân nặng, ngực?
Trả lời:
Trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động chính của hormone sinh dục, các cơ quan trên cơ thể sẽ phát triển vượt trội, từ chiều cao, cân nặng đến các mô ngực. Em đã đến tuổi dậy thì mà các cơ quan chững lại thì rất có thể bị chậm tăng trưởng. Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền và các hóc môn trong cơ thể. Em đã bổ sung canxi và chế độ tập luyện nhưng không cải thiện được nhiều, rất có thể nguyên nhân chính là do yếu tố di truyền. Trên thực tế, nếu cha mẹ không cao thì con sẽ khó phát triển chiều cao, ngực cũng vậy. Tuy nhiên, 13-16 là lứa tuổi phát triển mạnh nhất, em hoàn toàn có thể cải thiện bằng chế độ luyện tập và ăn uống.
Hai yếu tố quan trọng để vòng một định hình và phát triển là đạm và chất béo. Đạm ở đây là đạm động vật như thịt, trứng, tôm, cua cá. Mỗi ngày nên ăn khoảng 250 g đạm động vật. Chất béo có thể bổ sung từ các loại đồ uống, hoa quả như sữa đậu nành, quả bơ… Những thực phẩm này có tác dụng giúp tăng độ đàn hồi của các mô ngực.
Video đang HOT
Về chiều cao, bổ sung canxi cho cơ thể là điều cần thiết. Canxi chiếm 99% trong cấu trúc xương và răng. Do đó thiếu hụt chất này sẽ hạn chế chiều cao cơ thể. Đặc biệt đối với tuổi dậy thì, nên bổ sung nhiều nguồn thức ăn từ hải sản giàu canxi như cua, ốc, tôm, tép, cá… Em đã bổ sung canxi hàng ngày nhưng không có kết quả, đừng lo lắng. Em vẫn cần duy trì chế độ ăn giàu canxi trong thực đơn và duy trì thời gian dài, không nên vì cơ thể chưa có dấu hiệu phát triển mà ngừng lại sẽ càng khiến em khó khăn trong việc áp dụng những phương pháp phát triển chiều cao sau này. Tập luyện thể thao cũng là cách tốt để cơ thể khỏe mạnh.
Trong tuổi dậy thì, việc thay đổi tâm sinh lý là điều rất khó tránh khỏi. Em không nên quá lo lắng. Hãy giữ tinh thần thoải mái, hồn nhiên, như vậy cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng và nhanh phát triển nhé.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan
Theo vnexpress.net
Tại sao trẻ đến tuổi dậy thì mà không tăng chiều cao?
Con gái tôi từ năm 12 tuổi đến nay có vẻ chững lại và hầu như không cao thêm. Hiện bé 14 tuổi mà chỉ cao 1,45 m.
Theo tôi biết ở giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển chiều cao vượt bậc. Nhưng con tôi thì hầu như không cao hơn. Xin hỏi tôi có thể cho con dùng thuốc điều trị chậm tăng trưởng không? (Kim Hương).
Bác sĩ Trần Quang Khánh, Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang thăm khám cho bệnh nhi.
Trả lời:
Chào chị,
Trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động chính của hormone sinh dục, chiều cao của trẻ sẽ tăng vọt trung bình 8-20 cm. Con gái chị đã đến tuổi dậy thì mà việc phát triển chiều cao đã chững lại thì rất có thể bé bị chậm tăng trưởng.
Phương pháp điều trị hormone thường áp dụng cho trường hợp trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng và những nguyên nhân khác như hội chứng Turner, bệnh thận mãn, trẻ sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai...
Việc bổ sung hormone tăng trưởng có thể giúp trẻ cải thiện chiều cao. Tuy nhiên, vì bé nhà chị đã dậy thì nên việc sử dụng hormone tăng trưởng không còn hiệu quả nữa do ở tuổi dậy thì, các sụn đầu xương của bé đã đóng lại. Do đó, lưu ý với các phụ huynh, nếu nghi ngờ con chậm tăng trưởng chiều cao, nên đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên môn để khám và tầm soát sớm. Việc điều trị cần phải tiến hành trong giai đoạn từ 4 đến 13 tuổi.
Thân ái.
Tiến sĩ Trần Quang Khánh
Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Theo vnexpress.net
Phát hiện trên quần con gái 5 tuổi dính máu, mẹ không ngờ mình là người gián tiếp gây ra Câu chuyện của bé gái 5 tuổi sẽ giúp các bậc phụ huynh cẩn trọng hơn khi cho con tiếp xúc với động vật. Người mẹ tên Lý Na ở Trung Quốc có đứa con gái 5 tuổi. Cô cho biết mấy ngày trước con gái nói rằng cô bé cảm thấy mông bị đau và cảm thấy khó chiu. Sau đó, cô...