Tại sao đậy nắp khi xả toilet lại góp phần chống dịch Covid-19?
“Chúng tôi có thể lấy mẫu chất thải vệ sinh và cho kết quả chỉ trong 24 giờ một cách nhanh chóng. Chúng tôi có thể làm xét nghiệm nhanh hơn và tập trung nguồn lực vào đúng nơi cần thiết”, Giám đốc Halden nhấn mạnh.
Việc những bệnh nhân dịch Covid-19 có thể lây lan thông qua đường khí dung đã được các nhà khoa học chứng minh. Cụ thể là lây truyền qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp, lây trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh mà không thực hiện biện pháp phòng bệnh và lây truyền qua bề mặt trung gian đã nhiễm bẩn.
Tuy nhiên còn một đường lây nhiễm nữa mà không nhiều người để ý tới là qua đường vệ sinh, cụ thể là những chất thải vệ sinh do người bệnh thải ra. Thông thường, bệnh nhân được cách ly và chăm sóc trong các cơ sở y tế sẽ khó lây lan qua đường này khi các chất thải vệ sinh của họ được xử lý kỹ. Tuy nhiên với việc ngày càng nhiều người nhiễm virus Sars-Cov-2 mà không có triệu chứng, rủi ro lây lan qua đường vệ sinh cũng là một hiểm họa trong cộng đồng.
Mới đây, một nghiên cứu của Viện vật lý Mỹ (AIP) cho thấy việc xả toilet có thể khiến những giọt nhỏ trong chất thải vệ sinh bắn lên tận 1m, qua đó bám vào các bề mặt khác và có thể lây lan ra cho những người dùng chung.
Nghiên cứu của AIP
Nghiên cứu của AIP cũng chỉ ra rằng việc xả toilet cũng có thể phát tán các hạt nhỏ ra không khí, trôi nổi và tồn tại trong vòng 1 phút. Nếu những người khác sử dụng chung phòng vệ sinh hít phải thì nguy cơ lây lan dịch bệnh là có khả năng xảy ra.
“Mối nguy hiểm lây lan dịch bệnh có thể còn cao hơn khi dùng chung toilet thường xuyên, ví dụ như phòng vệ sinh gia đình hay ở nơi công cộng”, đồng tác giả Ji Xiang Wang của nghiên cứu từ AIP cho biết.
Hiện vẫn chưa rõ liều lượng các hạt nhỏ thải ra khi xả toilet có đủ để nhiễm bệnh cho người khác hay không nhưng các chuyên gia khuyên người dân hãy đậy nắp toilet trước khi xả nước.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu của AIP dựa trên 2 hệ thống xả nước thường dùng hiện nay là 1 ống xả và 2 ống xả. Đối với hệ thống 1 ống xả, nước dội từ trên xuống tạo nên những dòng khí lưu và bắn các hạt nhỏ ra không khí. Với trọng lượng quá nhỏ, những hạt nhỏ này có thể tồn tại trong không khí quanh toilet trong vòng 1 phút trước khi biến mất.
Với hệ thống 2 ống xả, tình hình còn tệ hơn khi chúng tạo thành dòng cuốn khiến 60% hạt nhỏ bị bắn ra không khi bay nhanh hơn.
Xét nghiệm qua đường toilet
Video đang HOT
Bên cạnh những nghiên cứu về khả năng lây lan qua đường vệ sinh, nhiều nhà khoa học hiện đang đề nghị đẩy mạnh xét nghiệp qua đường toilet để gia tăng hiệu quả cũng như phạm vi kiểm tra. Cụ thể, việc xét nghiệm phân người sẽ nhanh và rẻ hơn nhiều so với việc chờ đợi các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng và tự trình diện ở các cơ sở y tế.
“Chúng ta có thể xét nghiệm hàng trăm nghìn người mà chỉ dùng một vài mẫu thử đơn giản, qua đó tiết kiệm thời gian lẫn chi phí”, Giám đốc Rolf Halden của Trung tâm thiết kế sinh học và kỹ thuật sức khỏe môi trường tại đại học bang Arizona nhận định.
Mẫu xét nghiệm chất thải vệ sinh
Hiện nay Mỹ đang bị tụt hậu so với nhiều nước về khả năng làm xét nghiệm. Kể từ cuối tháng 3 đến nay, bình quân Mỹ chỉ làm được khoảng 150.000 xét nghiệm mỗi ngày. Trong khi đó, nghiên cứu của trường đại học Harvard cho thấy Mỹ phải thực hiện được khoảng 20 triệu ca xét nghiệm mỗi ngày mới có thể mở cửa trở lại nền kinh tế.
Dẫu vậy với lệnh cách ly, sẽ rất khó khăn và đắt đỏ cho các nhân viên y tế đến từng nhà xét nghiệm. Thông thường phải mất đến cả tuần thì bệnh nhân mới có triệu chứng và thậm chí nhiều người dương tính với Sars nCov2 mà chẳng phát bệnh.
“Chúng tôi có thể lấy mẫu chất thải vệ sinh và cho kết quả chỉ trong 24 giờ một cách nhanh chóng. Chúng tôi có thể làm xét nghiệm nhanh hơn và tập trung nguồn lực vào đúng nơi cần thiết”, Giám đốc Halden nhấn mạnh.
Kỹ thuật xét nghiệm mới cho phép các nhà khoa học xác định nguồn lây bệnh của 1 thành phố, 1 khu dân cư hay hộ gia đình chỉ bằng vài mẫu thử đơn giản, qua đó giúp các cơ quan chức năng khoang vùng dịch. Theo lý thuyết, chất thải vệ sinh của một người nhiễm bệnh dù có lẫn với chất thải của 2 triệu người thì vẫn có thể xét nghiệm ra tùy tình hình môi trường và điều kiện lúc lấy mẫu.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tính toán việc thu thập dữ liệu phân tử từ các nhà máy xử lý chất thải vệ sinh trên toàn quốc và chi phí xét nghiệm chỉ vào khoảng 225.000 USD. Trong khi đó, việc xét nghiệm cho 330 triệu người Mỹ sẽ phải tốn tới 3,5 tỷ USD nếu theo cách thông thường. Thêm nữa, việc xét nghiệm chất thải vệ sinh không yêu cầu mọi người phải tốn công sức đến xếp hàng, chờ đợi tại các điểm lấy mẫu.
Mặc dù vậy, kỹ thuật này vẫn cần nhiều cải tiến khi virus rất nhạy cảm với nhiệt độ và điều kiện môi trường. Nhiều mẫu thử của bệnh nhân nhiễm bệnh có thể không còn virus sau khi đã thải ra ngoài môi trường do nhiệt độ quá cao.
Các nhà máy xử lý chất thải vệ sinh có thể là nơi lấy mẫu xét nghiệm chống dịch Covid-19
Chất nhầy - thành trì đầu tiên của hệ miễn dịch: Chúng ta đều "ghê tởm" nhưng nó cực quan trọng
Nhà sinh vật học Katharina Ribbeck giải thích về các chức năng chủ đạo của dịch trong cơ thể - và tại sao con virus corona mới lại nguy hiểm như vậy.
Ảnh minh họa
SPIEGEL: Con virus corona mới có vẻ như hay tấn công vào các tế bào nhất định trong đường hô hấp. Chị nghiên cứu hướng tiếp cận nào?
Ribbeck: Tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch cơ thể là chất nhầy. Đây là một lớp dầy đặc, đến mức nó có thể giữ lại tác nhân gây bệnh cúm Influenza. Nhưng con virus Sars-Cov-2 mới này lại tạo ra một sự bất thường: nó có thể vận động thoải mái trong cái rào cản chất nhầy của chúng ta, chúng nhanh hơn nhiều, so với kích thước hạt của nó.
SPIEGEL: Con virus làm thế nào để khắc chế được chất nhầy?
Ribbeck: Hiện còn thiếu những dữ liệu chính xác, nhưng có thể, Sars-Cov-2 hạn chế được khả năng bảo vệ của chất nhầy, bằng cách nó triệt tiêu được một số hợp chất đường nhất định, thí dụ như axit sialin. Chúng tôi đang nghiên cứu xem có loại thuốc nào cản trở được điều này hay không.
SPIEGEL: Cái chất nhầy nhụa trong cơ thể bị coi là ghê tởm, tại sao lại như vậy?
Ribbeck: Tôi nghĩ, chủ yếu là do dậy dỗ. Trẻ em phần đông đều thích cái chất nhờn này. Đây là một sự quan tâm nội tại, ăn sâu trong tiềm thức đối với nước bọt, nước mũi và các chất lỏng khác trong cơ thể. Đến tuổi dậy thì những điều này tiêu biến , vì khi khôn lớn, do giáo dục về vệ sinh, người ta tiếp nhận một hình ảnh hoàn toàn khác: chất nhầy bị coi là chất thải bẩn thỉu, có gì đó ghê ghê , nếu không nói là ít nhiều nguy hiểm.
SPIEGEL: Nhưng rõ ràng là trong đờm và những giọt nước li ti có rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng.
Ribbeck: Chất nhầy là một phần của hệ thống miễn dịch con người và nó sẽ bị đào thải khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đại để nó cũng như cái lọc nước vậy, cái lọc phải định kỳ thay ra. Niêm mạc là cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn, nó không có gì để ghê tởm, cần tôn trọng nó và bảo vệ nó.
SPIEGEL: Chúng ta cần niêm mạc chỉ để tự vệ chống lại vật gây bệnh và bụi bẩn?
Ribbeck: Không phải. Không có chất nhầy chúng ta không thể ngửi, không thể nếm, không thể tiêu hóa, không thể hít thở, không thể sinh sản, không thể sống. Nước mắt thực chất là chất nhầy hòa rất lỏng, phân bổ đều trên nhãn cầu do chúng ta nháy mắt. Nhiều giác quan thấm đẫm trong chất nhầy, thí dụ mầm vị giác ở trên lưỡi hay tế bào khứu giác ở trong lỗ mũi.
SPIEGEL: Cuộc sống mà thiếu chất nhầy sẽ ra sao?
Ribbeck:Sẽ rất ngắn. Nếu không có nước bọt chúng ta không thể nuốt và không có chất nhầy phổi thì những lông mao mịn li ti không thể đẩy chất nhầy trong đường hô hấp ra ngoài bằng cách đó chống lại mầm bệnh. Trong dạ dày chất nhầy rất chắc, gần như cao su, và nó bảo vệ cơ thể trước sự tự tiêu hóa. Chất nhầy trong ruột cho các chất dinh dưỡng quan trọng đi qua đồng thời nó là môi trường sống đối với vi sinh vật hữu ích.
SPIEGEL: Điều gì sẽ xẩy ra, nếu chúng ra sản xuất quá ít chất nhầy?
Ribbeck: Điều này cực kỳ khó chịu và có thể dẫn đến chết người. Ở Đức có nhiều triệu người bị bệnh khô mắt, hóa trị cũng có thể làm nhiễu loạn sản xuất chất nhầy. Nếu tuyến nước bọt trong miệng hoạt động không đúng có thể dẫn đến bệnh khô miệng, bệnh Xerostomie. Khoảng một phần năm người cao tuổi bị chứng bệnh này. Một ví dụ khác: Chất nhầy bảo vệ dạ con chống lại sự lây nhiễm, nhưng vào những ngày nhất định nó lại để tinh trùng vượt qua.
SPIEGEL: Chất nhầy được tạo thành bởi chất gì ?
Ribbeck: Nhầy là một Hydrogel, được tạo thành trong Becherzellen (tế bào cốc) . Tên la tinh là Mucus. Mucus được tạo thành từ những sợi polymer-protein còn có tên là Mucinen. Nếu chất này được tiết vào nước nó sẽ nở phồng lên to gấp hàng trăm lần, đó chính là chất nhầy.
SPIEGEL: Có phải con người tạo ra rất nhiều chất nhầy?
Ribbeck: không phải, tất cả các loài động vật có vú đều tạo ra Mucus. Nhưng cả các loài có xương sống cũng thế, bạn đã bao giờ chạm tay vào con ếch chưa? Loại này nhờ có chất nhầy nên trơn tuột, cái chất này không những làm cho nó không bị khô da mà còn chống nhiễm trùng.
Chất nhầy có từ rất lâu đời, và cũng rất phổ biến, nó có ở sứa và đỉa biển. Ở san hô nó có hai chức năng, bổ sung nguồn thức ăn và chọn lọc những vi sinh vật có ích, giống như chức năng của chất nhầy trong ruột của người.
SPIEGEL: Các loại vật gây bệnh có tạo ra chất nhầy không?
Ribbeck: Một số loại vật gây bệnh được bao bọc bởi một lớp vỏ là chất nhầy, chúng góp phần bảo vệ mầm bệnh trước hệ miễn dịch của ký chủ và chống các chất kháng sinh. Ngay cả tế bào ung thư tự bảo vệ mình bằng chất nhầy, thậm chí thông qua chất nhầy để phát tán ung thư.
SPIEGEL: Một bài thuốc gia truyền cho hay, người ta nên liếm vết thương của mình, nói đúng theo nghĩa đen. Thực hư điều này thế nào ?
Ribbeck: Nước bọt có tác dụng gần như một loại thuốc: nó có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và kháng virus và hỗ trợ quá trình đông máu và hàn vết thương. Con vật cũng biết dùng cách liếm để chữa trị vết thương của mình. Tuy nhiên trong nước bọt cũng có nhiều loại vi sinh vật có nguy cơ gây nhiễm trùng.
SPIEGEL: Tôi nên ăn uống như thế nào để có thể tạo ra nhiều chất nhầy hữu ích ?
Ribbeck: Rất tiếc chúng ta không có bài thuốc chuẩn nào cả. Chưa có. Nhưng ai muốn có được chất nhầy khỏe mạnh thì rất đơn giản, hãy áp dụng các lời khuyên phổ biến, đó là có lối sống lành mạnh : ăn đủ chất, cân bằng, ngủ đẫy giấc và uống nhiều nước .
SPIEGEL: Nghiên cứu về chất nhầy thành trào lưu? Các ấn phẩm khoa học về chất nhấy được công bố từ đầu thế kỷ đến nay đã tăng gấp đôi , riêng trong năm 2016 đã có tới 1800 bài.
Ribbeck: Ngày nay nhiều hãng dược phẩm và phòng thí nghiệm có chất nhầy trên ra đa của mình, vì các hợp chất đường có trong đó giúp người ta có thể rút ra kết luận về tình trạng sức khỏe. Các thầy thuốc thường xuyên xem các chỉ tiêu về máu hoặc nước tiểu, nhưng cho đến nay không ai quan tâm đến chất nhầy, mucus, để chẩn đoán bệnh. Tôi nghĩ đối với các bệnh viêm loét ruột hay đại tràng, như bệnh Morbus Crohn hay Colitis ulcerosa thì điều này sẽ có ích.
43% bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, có thể lây bệnh cho người khác Các bác sĩ Việt Nam vừa công bố nghiên cứu về "Lịch sử tự nhiên và khả năng truyền nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng" trên chuyên san y khoa thế giới Clinical Infectious Diseases ngày 4.6. Xét nghiệm Covid-19 tại Viện Pasteur TP.HCM - ẢNH MINH HỌA: ĐẬU TIẾN ĐẠT Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh...