Tại sao chúng ta chỉ tiêm vaccine vào bắp tay? Câu trả lời mang nhiều ý nghĩa hơn bạn tưởng tượng
Tại sao không phải là ở những bộ phận khác? Đùi? Mông thì sao?
Chương trình vaccine đang được triển khai rất khẩn trương trên thế giới. Nhưng có một điều có lẽ sẽ khiến nhiều người phải tò mò khi nhắc đến: Tại sao chúng ta đều được tiêm ở cánh tay? Vì sao không phải là ở bộ phận khác? Bắp chân? Đùi? Rồi… mông thì sao?
Thực ra có những lý do hết sức ý nghĩa đằng sau câu chuyện này.
Đầu tiên cần phải nói rõ rằng các loại vaccine sẽ có những cách khác nhau để đưa vào cơ thể. Như vaccine virus rota thuộc dạng uống. Một số khác được tiêm dưới da, như vaccine bệnh sởi, rubella, quai bị (viêm tuyến nước bọt). Tuy nhiên, đa số các vaccine hiện nay đều sẽ được tiêm vào phần bắp.
Bởi vì bắp là nơi có những tế bào miễn dịch
Video đang HOT
Cơ bắp thực sự là nơi tuyệt hảo để tiêm vaccine, bởi các bó cơ chứa những tế bào miễn dịch quan trọng. Chúng có khả năng nhận ra kháng nguyên do vaccine đưa vào, nhằm kích thích hệ miễn dịch phản ứng.
Với trường hợp của vaccine Covid-19 thì hơi khác một chút. Nó không đưa kháng nguyên vào, mà quản lý sản xuất kháng nguyên. Việc tiêm vaccine vào cơ bắp sẽ giúp cố định thuốc, cho phép tế bào miễn dịch có đủ thời gian để cảnh báo và chuyển thông tin đến các tế bào khác, bắt hệ miễn dịch phải hoạt động.
Sau đó tế bào miễn dịch trong cơ bắp sẽ thu nhặt lấy phần kháng nguyên sản xuất được, và gửi chúng đến hạch bạch huyết – phần quan trọng nhất của hệ miễn dịch. Hạch bạch huyết chứa nhiều tế bào miễn dịch hơn để nhận diện kháng nguyên và buộc cơ thể sản sinh kháng thể.
Bởi vậy khi tiêm vaccine, phải chọn khu vực nào gần với hạch bạch huyết. Chẳng hạn như tiêm vào cơ delta, vì nó gần với hạch bạch huyết ở nách. Hoặc tiêm vào đùi, vì hạch bạch huyết nằm ở bẹn.
Các bó cơ có khả năng kìm hãm phản ứng của vaccine trong phạm vi cục bộ.
Nếu vaccine được tiêm vào tế bào mỡ (như tại mông), có khả năng phản ứng viêm nhiễm sẽ gia tăng rất nhanh bởi mỡ có rất ít máu được cung cấp, khiến việc hấp thụ vaccine cũng kém hẳn đi. Các loại vaccine có thêm tá dược bổ trợ để đẩy mạnh phản ứng với kháng nguyên sẽ buộc phải tiêm vào cơ để hạn chế sự kích ứng và viêm nhiễm khó chịu.
Tuy nhiên, kích thước của cơ bắp cũng quyết định vị trí có thể tiêm. Chẳng hạn, người lớn và trẻ em trên 3 tuổi sẽ được tiêm vào bắp tay. Trẻ em dưới 3 tuổi phải tiêm vào đùi, vì phần bắp tay vẫn còn quá nhỏ.
Tiêm ở bắp tay là lựa chọn nhanh nhất và hợp lý nhất
Trong một đại dịch đòi hỏi tiêm chủng toàn diện và công khai, thì yếu tố cần xét đến là sự tiện dụng của công chúng. Liệu bạn có sẵn sàng cởi bỏ quần áo trước vô số con mắt đang nhìn vào? Câu trả lời hẳn là không.
Hơn nữa, việc tiêm chủng cũng cần phải thực hiện nhanh chóng. Vậy nên, tiêm vào bắp tay là lựa chọn tiết kiệm thời gian nhất.
Hợp chất từ cây gừng có thể hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Nara (NAIST), Nhật Bản đã xác định được một trong những hợp chất là 1-acetoxychavicol acetate, hoặc ACA, có nguồn gốc từ cây gừng nhiệt đới Alpinia có thể giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ACA làm giảm tổn thương ty thể thông qua việc giảm các loại oxy phản ứng của ty thể (ROS), ngăn chặn sự hoạt hóa của một phức hợp protein quan trọng được gọi là thụ thể liên kết nucleotide miền giống như thụ thể pyrin họ protein 3 (NLRP3) trong bệnh viêm nhiễm. Nhiều bệnh viêm nhiễm, như viêm ruột, biểu hiện sự kích hoạt không đúng cách và mạn tính của phức hợp này.
Một nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng thể viêm NLRP3 đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình viêm bằng cách tiết ra một phân tử gọi là IL-1. Việc sản xuất ROS làm tăng sự kích hoạt của bệnh viêm nhiễm NLRP3. Điều này khiến các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu cơ chế ACA có thể làm giảm sản xuất ROS trong một số tế bào miễn dịch nhất định.
Hợp chất từ cây gừng nhiệt đới có tác dụng đối với các bệnh viêm nhiễm.
Các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy các tế bào miễn dịch thu được từ tủy xương chuột và sử dụng mô hình chuột bị viêm đại tràng. ACA đã được thêm vào các tế bào đang phát triển và những con chuột sống được cung cấp hợp chất này trong thức ăn của chúng. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động lên việc sản xuất ROS, tiết IL-1 và các dấu hiệu viêm khác.
Kết quả cho thấy: Các tế bào được điều trị bằng ACA đã giảm đáng kể việc sản xuất IL-1, cũng như mức ROS thấp hơn. ACA còn có khả năng ức chế sự hoạt hóa của NLRP3 ở mô hình chuột bị viêm đại tràng.
Các nhà nghiên cứu cho biết: Nhiều cơ chế bệnh sinh liên quan đến sự rối loạn điều hòa của thể viêm. Các tế bào máu của những người bị viêm khớp dạng thấp hoặc các rối loạn tự miễn dịch khác thường xuyên có mức độ IL-1 có nguồn gốc từ bệnh viêm tăng lên. Do đó, nhắm mục tiêu vào thể bệnh NLRP3 bằng một hợp chất như ACA có thể là một chiến lược điều trị đầy hứa hẹn.
Phát hiện của các nhà nghiên cứ nhằm cung cấp bằng chứng mới cho một cơ chế phân tử cụ thể chi phối các đặc tính chống viêm của ACA. Hơn nữa, nó làm nổi bật tiềm năng của ACA trong việc sử dụng điều trị các bệnh do phân tử IL-1 làm trung gian, hoặc liên quan đến sự xuất hiện cơn bão cytokine, như đã thấy ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng.
Ăn nhiều muối gây rối loạn các tế bào miễn dịch Theo một nghiên cứu mới, việc ăn quá nhiều muối có thể làm giảm lượng năng lượng mà các tế bào của hệ thống miễn dịch có thể tạo ra, khiến chúng không thể hoạt động bình thường. Việc tiêu thụ quá nhiều muối từ trước đã được các nhà khoa học chỉ ra rằng sẽ dẫn đến những vấn đề khác nhau...