Tác hại nghiêm trọng khi dùng vitamin quá liều
Buồn nôn, tiêu chảy, sỏi thận và co rút dạ dày là những hậu quả do dùng quá nhiều vitamin C hoặc kẽm.
Vitamin rất quan trọng, hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển tổng thể của cơ thể. Tuy nhiên, chúng chỉ nên được tiêu thụ với số lượng nhỏ từ các loại thực phẩm.
Có hai loại: Vitamin hòa tan trong chất béo và vitamin hòa tan trong nước. Vitamin tan trong chất béo lưu trữ trong các mô mỡ. Chúng dễ lưu trữ hơn so với vitamin tan trong nước. Vitamin tan trong nước không ở lâu trong cơ thể, chúng sẽ bị bài tiết ra theo nước tiểu. Các vitamin này được thay thế bằng vitamin tan trong chất béo.
Dưới đây là một số loại vitamin có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể khi dùng với lượng lớn:
Ảnh: health.
Vitamin C
Vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch nhưng dùng quá liều sẽ gây tổn hại sức khỏe. Buồn nôn, tiêu chảy, sỏi thận và co rút dạ dày là những hậu quả do dùng quá nhiều vitamin C. Đây cũng là những rắc rối phổ biến khi bạn tiêu thụ quá nhiều kẽm.
Cơ thể đòi hỏi phải có một lượng vitamin B cụ thể. Đây là loại vitamin cần thiết để duy trì sức khỏe tốt, song dùng nhiều hơn số lượng quy định có thể gây ra các vấn đề thần kinh.
Video đang HOT
Vitamin A và D
Các vitamin này hòa tan trong chất béo và được lưu trữ trong các mô cơ thể. Lượng vitamin A quá cao có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh. Vitamin D còn đang gây tranh cãi. Ở hàm lượng cao nó không được cơ thể dung nạp.
Vitamin E và K
Vitamin E và vitamin K cũng là loại vitamin tan trong chất béo, tiêu thụ với số lượng lớn sẽ có hại cho sức khỏe. Thừa vitamin E có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết. Thừa vitamin K làm ngăn chặn sự đông máu bình thường.
Thực phẩm chức năng và vitamin bổ sung
Thực phẩm chức năng và vitamin bổ sung chỉ dành cho những người thiếu chất dinh dưỡng. Nếu dùng chúng cho người bình thường có thể gây nguy hiểm cho cơ thể do sự tích tụ độc tố. Cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe là giữ lượng vitamin bổ sung ở mức độ vừa phải.
Quỳnh Trang (Theo boldsky)
VnExpress
Tác dụng phụ đáng sợ có thể xảy ra sau khi phá thai
Khi phá thai ngoài ý muốn, nếu không cẩn thận theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ khủng khiếp.
Hầu như sau khi phá thai, tùy theo đặc điểm cơ thể mà bạn có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, khi quyết định phá thai, điều này có nghĩa là bạn phải đối mặt với những tác dụng phụ và rủi ro này. Do đó, bạn nên biết rõ về chúng.
Điều quan trọng trước khi phá thai là bạn nên nói chuyện với một chuyên gia y tế cũng như các bác sĩ sẽ thực hiện cho bạn về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Hãy quay trở lại tái khám khoảng 4 - 6 tuần sau khi phá thai. Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh, bạn nên nhất quyết thực hiện theo chỉ dẫn để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Dưới đây là danh sách những tác dụng phụ thường gặp sau khi phá thai. Bạn có thể sẽ phải trải nghiệm những tác dụng phụ này cho đến 2-4 tuần sau khi thực hiện thủ thuật.
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Tiêu chảy
- Chảy máu vùng kín
- Chuột rút
Bạn có thể phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng sau khi thực hiện thủ thuật phá thai. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bạn có thể phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng hơn sau khi thực hiện thủ thuật phá thai mặc dù các biến chứng nghiêm trọng xảy ra ít hơn:
- Chảy máu nặng hoặc dai dẳng
- Nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết
- Thiệt hại cho cổ tử cung
- Sẹo ở nội mạc tử cung
- Thủng tử cung
- Thiệt hại cho các cơ quan khác
Những lưu ý:
- Nếu bạn đã từng nạo hút thai, hãy gọi cho bác sĩ chuyên khoa và tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
- Nếu bạn gặp những tác dụng phụ như: Đau bụng dữ dội và đau lưng, chảy máu nhiều và dài hơn một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, vùng kín có mùi hôi, bị sốt cao hoặc vẫn thấy cơ thể tiếp tục duy trì các triệu chứng của thời kỳ mang thai... thì phải đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
Theo Doisongphapluat
Nguy cơ tử vong do phát hiện muộn ung thư dạ dày Mỗi năm toàn cầu có hơn 800.000 người tử vong do ung thư dạ dày, trong đó tỷ lệ này ở Việt Nam được xếp vào mức cao với hơn 10.000 người chết. Các chuyên gia nhận định, hơn 3/4 bệnh nhân đi khám ở bệnh viện đều đã ở giai đoạn muộn, vì vậy kết quả điều trị không cao. Là bệnh...