Tác dụng chữa bệnh của rau cải xoong
Rau cải xoong là loại rau quen thuộc với nhiều người nhưng không hẳn tất cả đều biết đến những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại rau này.
Các kết qủa nghiên cứu cho thấy, trong 100g rau cải xoong có giá trị dinh dưỡng như sau: Nước chiếm 93g, protein 1,7 – 2g, chất béo 0,2 – 0,3g, gluxit 3 – 4g, chat xo 0,8 – 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác.
Có thể nhiều người chưa biết, lượng iốt có trong rau cải xoong rất cao 20 – 30mg/100g rau. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn khoảng 10 – 15g cải xoong là có thể đảm bảo đủ lượng i-ốt cho cơ thể. Cung cấp đủ iốt giúp cơ thể chống được bệnh còi xương, béo phì, các bệnh ngoài da, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. Vì thế hãy chăm chỉ bổ sung loại rau giàu iốt này vào thực đơn hàng ngày nhé!
Cải xoong cũng có công dụng rất tốt cho việc chữa bí tiểu. Với những người mắc chứng bệnh này, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau để tình trạng bệnh thuyên giảm hơn. Cải xoong tươi 45g, 20g củ hành tây, 15g củ cải trắng. Tất cả rửa sạch, cắt nhỏ, sấy khô sắc với 1 lít nước còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng trong 7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một cách làm khác cũng đem lại công dụng khá hiệu quả lá lấy rau cải xoong rửa sạch, rồi để ráo. Sau đó, lấy rau cải xoong nhúng qua nước sôi trộn với dầu vừng và giấm ăn trong ngày. Thực hiện liên tục trong 5 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Chữa thận, mật có sỏi
Ngoài công dụng chữa bí tiểu nói trên, rau cải xoong cũng là bài thuốc tuyệt vời đối với những người bị bệnh thận, mật có sỏi. Bạn có thể lấy một lượng rau cải xoong rồi phơi khô nơi thoáng mát và phải phơi trong bóng râm. Mỗi ngày dùng 50g rau cải xoong khô này sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày, Nhớ là phải uống khi nóng để có hiệu quả.
Video đang HOT
Chống ung thư
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí The British Journal of Nutrition (Anh), nếu bạn ăn khoảng 100 g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú và giảm nguy cơ ung thư nói chung. Theo Tiến sĩ Nicholas Perricone, cải xoong chứa nhiều vitamin C, B1, B6, K, E, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua nên tác dụng phòng chống ung thư hơn hẳn các loại kể trên.
Chữa nhiệt lưỡi, chảy máu chân răng do viêm lợi
Đối với những người thường xuyên bị chứng nhiệt lưỡi, chảy máu chân răng thì việc ăn rau cải xong thường xuyên sẽ giúp khắc phục tình trạng khó chịu này. Các làm cũng rất đơn giản như sau: Bạn lấy khoảng 200g cải xoong, rửa sạch nấu với cà rốt, nấu với 400ml còn 100ml, uống hoặc ngậm hàng ngày. Khi làm theo cách này vài ba lần thì sẽ không còn bị nhiệt lưỡi và chảy máu chân răng nữa.
Để chữa ho lao, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc đơn giản từ rau cải xong như sau:
Chuẩn bị rau cải xoong khoảng 150g, phổi lợn 150g. Sau đó nấu thành canh, ăn vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Vào bữa chiều, bạn có thể chế biến rau cải xoong tươi với thịt bò (khoảng 100g là được). Rửa rau cải xoong thật sạch, xào tái cùng thịt bò, sau trộn thêm chút giấm, ăn trong ngày. Để chữa dứt điểm bệnh này, bạn cần ăn liên tục nhiều lần loại rau này..
Giảm cân
Cải xoong là loại rau giúp lấy lại vóc dáng thon gọn nhanh nhất, và đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh. Tác dụng giảm cân của cải xoong nằm trong 2 thành phần chính là chất xơ và vitamin C. Chất xơ có vai trò tạo cảm giác nhanh no, hạn chế chị em ăn nhiều thức, giúp giảm hấp thụ chất béo, thải chất béo ra ngoài.
Vitamin C tăng khả năng trao đổi chất, giúp tiêu đốt mỡ thừa, giải phóng năng lượng hiệu quả. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất thành năng lượng, vì vậy khi giảm cân chị em không thể thiếu loại rau này.
Trị nám và tàn nhang
Trong rau cải xoong có chứa nhiều chất chống oxy hóa và hàm lượng sắt cao nên có khả năng làm đẹp làn da rất tốt. Chất chống oxy hóa có trong cải xoong giúp giảm viêm và giảm kích thước lỗ chân lông. Chất sắt có trong cải xoong thì cung cấp các yếu tố cần thiết làm mờ các vết thâm nám, giúp làn da trở nên trắng sáng hơn. Do đó rau cải xoong có tác dụng trị nám và tàn nhang hiệu quả cho các chị em.
Cách làm đẹp với cải xoong như sau:
Bạn lấy 20g cải xoong tươi, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nhỏ và trộn với một muỗng cà phê mật ong. Rồi cho vào miếng vải mềm, sạch để dùng .Khi dùng,bạn lưu ý trà nhẹ vào vùng da tàn nhang, nám da 2 lần/ngày (sáng và chiều) rồi để cho tới khi khô thì rửa lại mặt bằng nước sạch.
Theo Phunutoday
Hôn có lây HIV không
Em bị viêm lợi, chảy máu chân răng, khi tiếp xúc qua đường miệng với người bị HIV (hôn, đánh răng, uống nước chung ly) thì có thể bị không? (Chung)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Chào bạn,
Trong lây nhiễm HIV, dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm là máu, dịch tiết sinh dục, sữa mẹ. Các dịch tiết khác được xem như an toàn nếu không pha lẫn với các dịch tiết kể trên. Do đó, nếu nước bọt đơn thuần, khả năng lây nhiễm HIV gần như là không thể, song khả năng này sẽ thay đổi và gia tăng đáng kể nếu pha loãng trong đó là máu (từ vết thương, viêm nha chu, vết loét).
Các tiếp xúc ân ái qua đường miệng thông thường bao gồm quan hệ xâm nhập bằng đường miệng (oral sex), hôn sâu (có trao đổi nước bọt, tiếp xúc lưỡi). Các tiếp xúc nước bọt khác được kể đến là hôn lên má, môi, sử dụng chung chén, đũa, uống chung ly nước.
Hành vi quan hệ xâm nhập đường miệng được kể là hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, điều này không cần bàn cãi. Riêng về động tác hôn sâu có trao đổi nước bọt, dịch tiết tiếp xúc chủ yếu là nước bọt, và lo ngại của bạn là dịch tiết này có thể pha loãng với máu do viêm lợi gây chảy máu. Đây là lý do hành vi hôn sâu được cân nhắc trong các đường lây HIV dù nguy cơ thấp hơn so với các tiếp xúc tình dục khác, đặc biệt được lưu ý đối với những bạn tình âm tính sống chung với người nhiễm HIV.
Các tiếp xúc nước bọt như ăn chung mâm, chung chén đũa, uống nước chung ly vốn được xem là tiếp xúc thông thường. Trên thực tế, chưa có ghi nhận nào về trường hợp khai báo lây nhiễm qua các tiếp xúc này. Tuy nhiên, trong tình huống sống chung với người có H, hành vi này được lưu ý cân nhắc vì tính chất tiếp xúc lâu dài, liên tục có thể làm gia tăng nguy cơ, và đặc biệt là những lúc bệnh nhân nhiễm H có những đợt bệnh cấp tính (nấm miệng, loét, lao phổi...).Hôn có lây HIV không
Trường hợp đánh răng sử dụng chung bàn chải với người có HIV được kể là sử dụng chung vật dụng có dính máu vì khả năng chảy máu khi đánh răng là khá phổ biến. Do vậy, đây được xem là hành vi nguy cơ. Rất may, trên thực tế hành vi này không phổ biến, chỉ thỉnh thoảng xảy ra trên những cặp vợ chồng.
Thân ái. Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Keo ong Meldosol Brazil - Giải pháp phòng chống ung thư Artepillin C có trong keo ong Meldosol có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư nhất là ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời keo ong Meldosol còn được sử dụng kết hợp với phương pháp hóa trị, xạ trị như là một giải pháp trị liệu kết hợp tối ưu giúp tăng cường...