Chảy máu chân răng, oral sex có bị HIV
Em bị chảy máu chân răng trước khi quan hệ tình dục. Cho em hỏi, hôn và oral sex trong trường hợp này có nhiều nguy cơ nhiễm HIV không? (Liên)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào em!
Video đang HOT
Thông thường các bệnh lây truyền qua đường tình dục lây lan khi có quan hệ giữa người bị bệnh và người không bị bệnh. Trong đó, HIV thường được quan tâm và lo lắng hơn cả.
Về lý thuyết, HIV lây truyền qua đường máu, tức phải có tiếp xúc của máu, dịch của người nhiễm bệnh với vết thương hở (có xuất tiết, chảy máu) của người lành thì mới lây truyền được HIV. Các vết thương hở ở đây không có nghĩa phải nhìn được bằng mắt thường và các dịch, máu cũng vậy. Ví dụ, khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, sự cọ sát của bộ phận sinh dục nam nữ có thể tạo ra các tổn thương xây xước niêm mạc không thể nhìn bằng mắt thường. Khi có tiếp xúc với dịch của người nhiễm, nguy cơ lây nhiễm HIV là hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo cơ chế lây truyền bệnh như trên, trường hợp chảy máu chân răng của em, nếu có các hoạt động tiếp xúc với chất dịch, máu của người mang virus HIV thì nguy cơ nhiễm bệnh có thể xảy ra. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều yếu tố: mức độ tiếp xúc, lượng dịch tiếp xúc, mật độ virus trong dịch, máu của đối tượng nhiễm…. và cả khả năng miễn dịch của chính cơ thể.
Tóm lại, trường hợp của em hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm, dù tỷ lệ là không cao nhưng cũng không được quá chủ quan. Để tránh lo lắng, em nên đến cơ sở y tế chuyên về phòng chống HIV/AIDS để nhận được tư vấn cụ thể, cũng như các biện pháp phòng và điều trị thích hợp.
Chúc em vui khỏe.
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
Nhiều bệnh nhân chảy máu nội tạng không rõ nguyên nhân
Ngày 9-12, GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã thông tin với báo chí về 9 ca bệnh lạ đang điều trị tại Viện này. Các bệnh nhân đều đến từ tỉnh Bắc Giang, bị xuất huyết trong kéo dài, không rõ nguyên nhân.
Cứ xuất viện lại tái bệnh
Tính đến thời điểm này, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận tổng cộng 9 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị xuất huyết kéo dài không rõ nguyên nhân. Điển hình như bệnh nhân Nguyễn Văn H. (51 tuổi, ở Lạng Giang, Bắc Giang) được chuyển đến trong tình trạng xuất huyết dạ dày, đại tràng dài ngày, khắp cơ thể xuất hiện nhiều nốt đỏ bầm, có vảy và chảy máu khó đông. Trước đó, tháng 8-2013 ông H. cũng phải nhập viện điều trị vì các triệu chứng tương tự, được điều trị ổn định nhưng khi về nhà hơn 1 tháng lại tái phát. Còn trường hợp nhỏ nhất là cháu Nguyễn Ngọc Cẩm T. (6 tuổi, ở Tân Yên, Bắc Giang), nhập viện vì tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu cam kéo dài. Giống như bệnh nhân H., sau khi cháu T. được BV điều trị ổn định, về địa phương một thời gian thì các triệu chứng cũ lại xuất hiện. Đáng chú ý, bố mẹ cháu bé này cũng bị các hiện tượng tương tự.
GS.TS Nguyễn Anh Trí cho biết, qua các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, các bệnh nhân nói trên đều bị thiếu yếu tố đông máu. Vì thế, hiện bệnh nhân chỉ điều trị bổ sung vitamin K để cơ thể tự tổng hợp yếu tố đông máu, có bệnh nhân phải truyền huyết tương. Đến thời điểm này, Viện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Tuy nhiên, dựa trên yếu tố các bệnh nhân mắc bệnh cư trú trên cùng một địa bàn, có trường hợp cả gia đình mắc bệnh, cộng thêm yếu tố bệnh thường tái phát sau khi bệnh nhân được xuất viện một thời gian... nên các chuyên gia của BV đều nghĩ nhiều đến khả năng bệnh nhân bị nhiễm độc một chất nào đó làm giảm yếu tố đông máu.
Về địa phương điều tra nguyên nhân
Trước diễn biến này, dự kiến vào ngày 11-12 tới đây, một đoàn công tác của Bộ Y tế do Cục Quản lý khám chữa bệnh chủ trì cùng các bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai sẽ đến Bắc Giang để điều tra tìm hiểu nguyên nhân. Đoàn công tác sẽ lấy mẫu đất, nước, một số loại thức ăn chính ở nơi các bệnh nhân cư trú gửi xét nghiệm. GS.TS Nguyễn Anh Trí nhận định, rất có thể những bệnh nhân nói trên đã cùng ăn một loại thực phẩm hoặc cùng tiếp xúc 1 loại thuốc, 1 loại chất độc nào đó có trong môi trường.
Ngoài các trường hợp nói trên, tại Khoa Huyết học lâm sàng - BV Nhi Trung ương mới đây cũng đã tiếp nhận một bệnh nhi 2 tuổi (ở Tiên Lữ, Hưng Yên) vào viện trong tình trạng chảy máu chân răng khó cầm và xuất hiện các bầm máu trên da vùng cẳng tay phải, vùng thắt lưng sau khi bị ngã hoặc va đập. Kết quả cho thấy bệnh nhi bị rối loạn đông máu do thiếu các yếu tố đông máu và các yếu tố này phụ thuộc vitamin K. Tiền sử cháu bé không có các rối loạn đông máu trước đó. Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ BV Nhi cho rằng nguyên nhân là do bệnh nhi bị ngộ độc loại thuốc kháng đông có trong thuốc diệt chuột thông qua tiếp xúc. Đây là trường hợp thứ 4 mà Khoa Huyết học lâm sàng tiếp nhận điều trị vì bệnh nhi ngộ độc chất kháng đông có trong thuốc diệt chuột từ đầu năm đến nay.
Theo ANTD
Niềng răng thì oral sex sao đây? Không ít trường hợp khi đeo niềng răng vẫn cố oral sex khiến"cậu nhỏ" rách, chảy rất nhiều máu. Em bị hàm hơi vô nên đã quyết định đi niềng răng để cải thiện tình hình. Em chọn hình thức niềng răng cố định nên hơi bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Dùng một thời gian thì đến giờ đã quen nhưng...