Suýt chết vì đĩa trứng rán: Chuyên gia lý giải có nên ăn trứng để qua đêm
Sáng chuẩn bị đi làm, chị Dung tiếc lấy đĩa trứng rán từ tối hôm trước ra ăn và chỉ 2 tiếng sau chị đau bụng phải đi cấp cứu.
Trứng rán có nhiều tác dụng tốt.
Chị Bùi Việt Dung – 31 tuổi, Hà Nội kể câu chuyện của chị vừa xảy ra cách đây 1 tuần. Chị Dung cho biết buổi tối gia đình chị có khách và thừa nhiều đồ ăn trong đó có nguyên đĩa trứng rán. Sáng đi làm, chị Dung nghĩ nhanh nhất lôi đĩa trứng rán ra ăn. Chị Dung cũng cẩn thận cho vào lò vi sóng bắn nóng lên và ăn.
Tuy nhiên, đến cơ quan lúc 8h chị thấy bụng bắt đầu đau và cơn đau tăng dần. Ban đầu, đau ê ẩm sau đó đau và nôn ói. Chị Dung nhớ lại “đau không rõ vì sao từ bụng xuyên sang lưng tới mức tôi phải cong người như con tôm để chống lại cơn đau. Đau quá, tôi lấy cả khăn để cắn răng lại vì hai răng đập vào nhau cứng hàm. Chưa khi nào tôi đau như thế. Lúc đó, đồng nghiệp của tôi gọi xe cấp cứu. Vừa đau bụng, vừa nôn ói và kèm tiêu chảy nên ai cũng bảo chắc chắn ngộ độc thực phẩm và tôi cũng nói tôi ăn đĩa trứng rán”.
Chị Dung được người quen đưa vào Bệnh viện Xây dựng và sau khi khám bác sĩ hỏi tiền sử ăn uống và kết luận nghi ngộ độc thực phẩm. Chị Dung kể có ăn trứng rán từ hôm trước liền bị bác sĩ “mắng” vì không biết trứng rán không được để qua đêm.
Trao đổi với chúng tôi, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho rằng trứng rán cũng giống như các loại thực phẩm đã nấu chín khác đều không nên để qua đêm và khi đã để qua đêm thì bắt buộc phải để vào ngăn mát tủ lạnh.
PGS Thịnh cho biết quan niệm trứng chín không để qua đêm không phải vì nó có phản ứng sinh ra chất độc gì mà nó cũng giống như các thực phẩm khác rất dễ bị vi sinh vật tấn công gây ra ngộ độc.
Hơn nữa, trứng rán, trứng luộc nhiều người còn chọn cách nấu chưa chín kỹ, ăn tái, ăn lòng đào và khi để qua đêm thì các vi sinh vật chưa bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao sẽ phục hồi và tái sinh. Khi đó, môi trường trứng tái chín sẽ là điều kiện thuận lợi để vi trùng, vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Nếu để qua đêm, qua bữa sau người ăn vào có thể gây ngộ độc nặng.
Nếu không ngộ độc ngay lập tức thì ăn những loại thực phẩm đó vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột. Vì thế, PGS Thịnh khuyến cáo với những quả trứng luộc lòng đào, bạn tốt nhất nên dùng ngay, không thể để quá lâu đặc biệt là để qua đêm.
Video đang HOT
Ngoài việc để trứng qua đêm, PGS Thịnh còn lưu ý trứng lòng đào trong quan niệm của nhiều bạn thì tốt và bổ dưỡng hơn so với trứng luộc chín. Thế nhưng, Protein khi chín nửa vời như thế rất khó để cơ thể hấp thụ.
Khi chiên trứng quá kỹ lòng trắng hay phần rìa của trứng sẽ bị cháy khét. Protein khi bị cháy có thể tạo thành các Axit amin xấu, gây hại cho cơ thể của bạn.
Theo infonet
Các bệnh nguy hiểm có thể ngừa bằng vắc-xin
Việc nhà khoa học Jenner phát minh ra vắc-xin vào năm 1796 là một thành tựu y học vĩ đại của nhân loại.
Kể từ khi vắc-xin ra đời, loài người đã thực sự có được một loại vũ khí siêu hạng, sắc bén nhất, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vắc-xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể toàn thân hoặc một phần hay có cấu trúc tương tự) dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Khoảng 85 - 95% người đã được tiêm chủng sẽ có miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh đó nữa. Ước tính, vắc-xin đã cứu sống khoảng 2,5 triệu trẻ em không chết do các bệnh truyền nhiễm hàng năm trên thế giới. Những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dưới đây có thể phòng ngừa bằng vắc-xin:
Viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B là bệnh do nhiễm virus viêm gan B gây ra. Virus làm tổn thương gan âm thầm, biểu hiện rất ít với sốt, vàng da, vàng mắt. Bệnh nhân nếu có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ tự chống lại virus và vượt qua, nhưng nếu không, bệnh dần tiến triển đến xơ gan, ung thư gan. Cách phòng viêm gan B hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt theo khuyến cáo.
Bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh hay xuất hiện vào thời điểm đông - xuân, là bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng xuất hiện ở người lớn, khả năng gây thành dịch cao. Bệnh sởi lây qua đường không khí, do đó, khả năng bùng phát thành dịch rất cao, nhất là ở những quần thể có tỷ lệ miễn dịch thấp với bệnh. Các triệu chứng của bệnh sởi như: sốt, phát ban toàn thân, ho, sổ mũi nước và mắt đỏ. Dấu hiệu phân biệt sởi với các ban khác là khởi đầu ở sau tai, rồi lên mặt, xuống cổ, bụng, lưng và tay, chân. Ban lặn sẽ để lại vết thâm trên da. Sởi là bệnh rất phổ biến ở nước ta nên được khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi từ khi trẻ 9 tháng tuổi, có thể tiêm nhắc lại theo chỉ định của cán bộ y tế.
Tiêm vắc-xin là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Ảnh: T. Minh
Bệnh quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus) thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể: khoảng từ 30 - 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200C và bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn. Bệnh quai bị thường gặp ở bé trai. Quai bị gây các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, tuyến nước bọt, tuyến mang tai, tuyến dưới hàm sưng to. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim và vô sinh ở bé trai.
Bệnh uốn ván
Uốn ván là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây qua các vết thương ngoài da gây ra. Bệnh nhân có biểu hiện nuốt khó, cứng hàm, sặc, cứng cơ lưng, cơ gáy, co giật. Uốn ván có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thời gian điều trị dài, chi phí cao và nguy cơ tử vong lớn. Phòng bệnh bằng tiêm ngừa uốn ván là hiệu quả nhất khi nghi mắc uốn ván.
Bệnh viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây ra với vật truyền trung gian là muỗi. Trẻ mắc bệnh khởi phát là sốt đột ngột, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Sau 3-4 ngày, người bệnh có thể co giật, lơ mơ, hôn mê và tử vong. Tỷ lệ tử vong là khoảng 20% số trường hợp. Tiêm chủng vẫn là cách phòng viêm não Nhật Bản quan trọng và hiệu quả nhất.
Bệnh Rubella
Là bệnh truyền nhiễm do virus Rubella thuộc họ togavirus gây ra, lây qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc với hạt nước bọt của người mang bệnh hay lây từ mẹ sang con qua nhau thai. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng cũng ít gặp ở trẻ sơ sinh trừ trường hợp trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh. Rubella gây các triệu chứng như sốt và phát ban toàn thân, thường bệnh không gây nguy hiểm và biến chứng nặng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc bệnh thì có thể để lại những di chứng nặng nề cho trẻ. Bệnh có thể phòng ngừa bằng tiêm vắc-xin.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu (trái rạ) là bệnh do siêu vi trùng Varicella zoster gây ra, thường gặp ở trẻ em, gây sốt phát ban và có bóng nước toàn thân. Thủy đậu rất dễ lây lan, nhất là ở môi trường đông đúc như mẫu giáo, nhà trẻ, trường học. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm não, viêm tủy cắt ngang. Hiện nay, có thể tiêm vắc-xin phòng thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng trở lên.
Cúm
Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra và dễ dàng lan truyền qua các giọt nhỏ, gây tình trạng sốt, ho, đau đầu, đau họng, đau cơ. Các chuyên gia khuyến nghị, người khỏe mạnh nên đi tiêm phòng cúm vì virus cúm hiện có khả năng biến đổi và trở nên nguy hiểm hơn, trong khi hệ thống miễn dịch của chúng ta không phải lúc nào cũng ở tình trạng "cập nhật". Do đó, tiêm phòng cúm hằng năm sẽ cung cấp cho chúng ta sự bảo vệ nhất định trước những mầm bệnh bất ngờ.
Viêm màng não do não mô cầu
Đây là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu các type A, B, C, Y và W135 gây ra. Vi khuẩn này lây truyền từ người sang người qua dịch cơ thể tiếp xúc khi ho, hắt hơi. Bệnh gây sốt li bì, mê sảng, hôn mê và co giật, tỷ lệ tử vong ở trẻ khoảng 50%. Hiện nay, đã có vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do vi khuẩn type A, C nhưng chỉ bắt đầu tiêm hiệu quả với trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Bệnh thương hàn
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa gây ra. Bệnh có triệu chứng sốt cao, tiêu lỏng, bụng trướng, có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Phương pháp phòng bệnh thương hàn đặc hiệu, chủ động và hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin.
Bệnh dại
Dại là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại lây qua niêm mạc hoặc vết thương do động vật mắc bệnh dại cắn gây ra. Bệnh nhân bệnh dại thường biểu hiện sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, hay kích động, lên cơn co giật rồi nhanh chóng tử vong. Tiêm vắc-xin phòng dại là cách tốt nhất ngừa bệnh dại khi nghi bị con vật dại cắn. Những đối tượng có nguy cơ bị dại do tính chất công việc cũng có thể tiêm ngừa chủ động.
BS. Lê Anh
Theo suckhoedoisong
Tại sao đôi khi nên để con bạn nghịch bẩn một chút? Có phải lúc nào bạn cũng cố giữ cho con bạn luôn sạch sẽ không? Không nên như vậy! ShutterStock Hãy để cho trẻ thoải mái và có lúc nghịch bẩn một chút, theo The Health Site. Đây là lý do tại sao. Theo Lý thuyết về Vệ sinh, do giáo sư dịch tễ học người Mỹ, David P. Strachan, đề xướng, đăng...