Sửa ngay 6 thói quen ăn sáng nhiều người hay mắc phải nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe
Biết rằng, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Thế nhưng, nhiều người vẫn thường chủ quan bỏ qua mà không quan tâm đến việc ăn sáng như nào mới đúng cách.
Bữa ăn đầu tiên trong ngày luôn là bữa ăn quan trọng nhất, do đó, bạn phải đảm bảo cung cấp đủ những nguồn dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động xuyên suốt cho cả ngày dài. Vậy nhưng, vẫn có một đại bộ phận những người không mấy chú trọng đến chuyện ăn sáng, đôi khi là ăn uống qua loa cho có hoặc có thể là bỏ qua bữa sáng luôn. Và hậu quả là những bệnh lý về dạ dày, gan, thận… sẽ được dịp phát triển trong cơ thể bạn và gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe về sau. Cùng tìm hiểu những thói quen ăn sáng tai hại mà nhiều người hay mắc phải để kịp thời sửa đổi ngay từ bây giờ bạn nhé!
Chỉ ăn trái cây vào buổi sáng
Một số cô nàng vì muốn giảm cân nên tiết chế toàn bộ các khẩu phần ăn trong ngày lại và thay thế bằng trái cây tươi. Tuy nhiên, trái cây sẽ chỉ cung cấp vitamin chứ không bổ sung được protein và calories cần thiết cho cơ thể hoạt động. Đặc biệt, khi bụng đói mà ăn đồ chua như cam, quýt, bưởi… sẽ chỉ càng làm tổn hại tới dạ dày. Do vậy, bạn nên sửa ngay thói quen này và tìm đến những chế độ ăn kiêng khác an toàn hơn cho sức khỏe.
Thói quen ngủ nướng khiến nhiều người luôn vội vàng dậy và cầm tạm một số món ăn nhanh như bánh ngọt, sữa tươi… để ăn sáng trên đường đi làm hoặc đi học. Thế nhưng, khi bạn vừa đi vừa ăn sẽ khiến thức ăn bị nhiễm khói bụi, vi khuẩn… từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mặt khác, việc ăn sáng như vậy sẽ làm bạn mất tập trung trong khi ăn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, đồng thời làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Ăn đồ thừa từ tối hôm trước
Đồ ăn thừa khi đã qua chế biến nếu không ăn hết mà cất tủ lạnh sẽ sinh một lượng lớn nitrit gây ung thư. Do đó, vào buổi sáng thì bạn nên ăn đồ tươi mới chứ không nên ăn nốt những phần đồ ăn thừa từ tối hôm trước. Bởi việc quay lại trong lò vi sóng để làm nóng cũng có thể làm mất đi một phần dinh dưỡng và chẳng mang đến lợi ích gì cho cơ thể.
Video đang HOT
Ăn sáng muộn
Nếu bạn thường xuyên ăn sáng sau 9 giờ tối thì đồng hồ sinh học của bạn sẽ bị rối loạn và mất cảm giác ngon miệng khi thưởng thức bữa sáng. Điều này khiến cho cơ thể khó hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu và ảnh hưởng đến bữa trưa. Vậy nên, hãy tập dậy sớm và ăn sáng trong khoảng 6 – 7 giờ sáng là tốt nhất.
Ăn sáng quá nhanh
Khi bạn ăn quá nhanh, cơ thể bạn sẽ không có đủ thời gian để nhai kỹ thức ăn và làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày. Cứ duy trì thói quen này, bạn sẽ gặp phải chứng trào ngược axit dạ dày và một số bệnh về đường tiêu hóa khác.
Bỏ bữa sáng
Đây dường như là một trong những thói quen thường gặp ở rất nhiều người. Việc bỏ bữa sáng không chỉ gây mất sức, mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc mà còn làm cơ thể nhanh đói và mất cân bằng hormone, từ đó dẫn đến những hậu quả như stress, tăng cân nhanh và suy nhược cơ thể.
Theo Helino
Người già nên ăn như thế nào để giữ sức khỏe
Người cao tuổi mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 bữa cá, 3 quả trứng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thêm lạc, vừng, đậu phụ.
Ảnh minh họa
Giảm khẩu phần ăn so với thời trẻ
Nhu cầu năng lượng ở người 60 tuổi giảm 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Nhu cầu về năng lượng khuyến nghị là 1.700-1.900 kcal mỗi người mỗi ngày. Trong đó, ngũ cốc cung cấp 68%, các chất béo 18% và các chất đạm 14% tổng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chỉ số BMI nên duy trì ổn định ở mức 18,5-22,9.
Chế độ ăn chia thành nhiều bữa nhỏ, nhai chậm nhai kỹ thức ăn. Chế biến các món hấp, luộc nhừ thay thế các món rán nướng. Các món ăn chế biến mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để phù hợp với hàm răng yếu và dễ tiêu hóa. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối. Sau khi ăn xong nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sẽ giúp dạ dày nhào trộn thức ăn và dễ tiêu.
Ăn giảm thịt, chất béo và muối
Nhu cầu chất đạm 60-70 g một ngày, trong đó đạm động vật chiếm 30%. Người cao tuổi ăn ít thịt, thay vào đó là các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua (100 g tép chứa 910 mg canxi, 100 g cua chứa 5.040 mg canxi). Các protein thực vật như đậu đỗ, vừng lạc, đậu phụ có nhiều chất xơ giúp thải lượng cholesterol. Nên ăn ít nhất mỗi tuần 3 bữa cá, 3 quả trứng và ăn thêm sữa chua (dễ tiêu và có lợi cho tiêu hóa).
Về chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỷ lệ chất béo thực vật chiếm 35%. Dầu thực vật tốt với người có tăng huyết áp, không có cholesterol và ít axít béo bão hòa hơn mỡ động vật.
Ngoài giảm cơm, người cao tuổi cần chú ý giảm thịt, mỡ, đường. Thịt tính bình quân không vượt quá 1,5 kg đầu người trong một tháng, mỡ và dầu dưới 600 g, đường dưới 500 g.
Ngoài ra, ăn hạn chế các thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại dưa cà muối. Hạn chế những đồ ăn, thức uống gây mất ngủ như cà phê, chè đặc.
Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá
Nên ăn các thức ăn thực vật như vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín, ăn ít thịt thay vào đó là cá, tôm.
Mỗi gia đình nên có một lọ vừng lạc để bổ sung cho bữa ăn hằng ngày. Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá. Nên ăn cá nhỏ, kho nhừ hai lửa để ăn được cả xương có thêm canxi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi. ậu, lạc, vừng, cá có tác dụng phòng, chống các bệnh tim mạch.
Ăn nhiều rau tươi, quả chín
Người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như chổi quét hết các chất bổ béo thừa đẩy ra theo phân, giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Rau tươi, quả chín còn cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.
Nhu cầu chất xơ là 25 g một ngày, đặc biệt là chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol và đường máu. Người cao tuổi thường bị loãng xương và thiếu các vitamin, khoáng chất. Vì thế, cần ăn các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày nên ăn 300 g rau xanh và 100 g hoa quả.
Uống đủ nước theo nhu cầu
Người cao tuổi thường thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Uống 1,5-2 lít nước một một ngày, chủ động uống nước không chờ khát mới uống. Nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen...
Làm chậm quá trình lão hóa và duy trì cân nặng hợp lý bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mỗi buổi sáng dậy vận động 30 phút, trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 15 phút, tối nên đi bộ 30 phút giúp ngủ ngon hơn. i bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi và có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, và cải thiện tình trạng đau mỏi xương.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến
Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Theo Vnexpress
Đây là những lý do khiến chuối trở thành loại quả hữu ích nhất đối với cơ thể của bạn Cùng tìm hiểu về những lợi ích mà quả chuối đem lại cho cơ thể của bạn ngay nhé! Chuối là một loại trái cây nhiệt đới vô cùng quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Nó không chỉ là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà còn là nhân tố giúp ngăn ngừa rất nhiều triệu chứng mà...