Sứa biển chứa nhiều độc tố dễ gây ngộ độc
Mùa xuân hè là thời điểm sinh sản của sứa biển nên chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Ảnh minh họa.
Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không nên sử dụng sứa biển làm thức ăn, làm gỏi ăn sống, đặc biệt không sử dụng làm thức ăn cho trẻ em; không nên sử dụng sứa biển chế biến thành sản ph ẩm thực phẩm để kinh doanh. Đối với ốc ruốc biển, khi sử dụng làm thức ăn cần ngâm với nước sạch nhiều lần và loại bỏ hết tạp chất, không sử dụng ốc ruốc làm thức ăn cho trẻ em để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ.
Độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt… Ở thể tối cấp, tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt. Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê cần đưa ngay vào bệnh viện để chông sốc phản vệ.
Video đang HOT
Ở thể cấp hay bán cấp, sau chừng 15 phút chạm phải sữa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù Quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu. Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè.
Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Đây là biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc. Ở thể nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu, không nên quá lo lắng.
Tại Việt Nam, sứa biển được sử dụng khá phổ biển để chế biến một số món như gỏi, nộm, lẩu, canh, bún. Tuy nhiên trong quá trình chế biến sứa phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi đó, thịt sứa sẽ chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng chế biến làm thức ăn.
Trước đó từ ngày 5 đến ngày 7/2/2014 tại địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận 14 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải sứa và ốc ruốc biển (có nơi gọi là ốc chép), Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản số 216/ATTP-NĐ ngày 08/2/2014 đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, khuyến cáo người dân không nên sử dụng sứa biển làm thức ăn trong mùa sinh sản (mùa Xuân-Hè); Không sử dụng sứa biển và ốc ruốc biển làm thức ăn cho trẻ em để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ.
Theo VNE
Hàng hiệu cũng chứa nhiều hóa chất độc hại
Tổ chức Hòa bình xanh (Green Peace) vừa phát đi thông cáo quần áo, giày dép của hàng chục thương hiệu nổi tiếng bị phát hiện có chứa hóa chất độc hại.
Cuộc điều tra mới đây của nhóm chiến dịch môi trường cho thấy ít nhất một mặt hàng từ mỗi thương hiệu được phát hiện có chứa hóa chất độc. Những chất này "có thể gây hại đến khả năng sinh sản của con người, hệ thống nội tiết và miễn dịch".
Nhiều hóa chất độc hại trong đồ dùng của trẻ có thể gây hàng loạt vấn đề sức khỏe. Ảnh: Greenpeace.
Tổ chức Hòa bình xanh đã phân tích 82 sản phẩm được sản xuất tại 12 quốc gia, trong đó Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất, với 29 sản phẩm. Các sản phẩm được chọn ngẫu nhiên của các hãng Adidas, American Apparel, Burberry, C&A, Disney, Gap, H&M, Li-Ning, Nike, Primark, Puma and Uniqlo.
Qua thử nghiệm, một số chất độc hại được phát hiện với nồng độ khoảng 1 mg trong mỗi kg sản phẩm. Cụ thể 50 mặt hàng (61%) được thử nghiệm chứa chất nonylphenol ethoxylates (NPEs), có thể làm rối loạn hoóc môn. Ngoài ra còn có sự hiện diện của PFOA là hóa chất chứa ion perfluorinated, với hàm lượng cao, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người.
Đặc biệt, có một loại hóa chất độc hại được ví như "quái vật nhỏ" hiện diện trong tất cả loại quần áo, từ thiết kế sang trọng cho đến sản phẩm rẻ tiền. "Chất này đã gây ô nhiễm hệ thống kênh rạch từ Bắc Kinh đến Berlin. Đây là một cơn ác mộng đối với các bậc cha mẹ khi tìm mua quần áo không có chất độc hại cho con cái họ", Chih An Lee, một thành viên của Tổ chức Hòa bình xanh ở Đông Á cho biết.
Qua cuộc điều tra dài hơi này, tổ chức Hòa bình xanh muốn vận động các nhà sản xuất quần áo trẻ em đến năm 2020 có thể "loại bỏ tất cả chất liệu độc hại" ra khỏi sản phẩm.
Vào năm 2012, Green Peace từng tổ chức cuộc biểu diễn "thời trang về chất độc" ở Bắc Kinh để thu hút sự chú ý của công chúng. Họ đã đưa ra cáo buộc rằng 2/3 sản phẩm may mặc được thử nghiệm có chứa hóa chất độc hại.
Theo VNE
Top 6 thực phẩm quen thuộc dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa Chúng là những thực phẩm hết sức quen thuộc đấy! Cafe Không chỉ kích hoạt việc sản xuất các kích thích tố gây căng thẳng, cafe còn chứa một loại protein rất giống với một loại protein có trong gluten lúa mì. Vấn đề là cả hai loại protein nói trên đều là các loại protein có khả năng gây ra cho chúng...