Sự thật lỗ nhỏ trên tai biểu hiện người thông minh: Là bệnh nguy hiểm
Lỗ nhỏ xuất hiện trên tai thường không được nhiều cha mẹ để ý do chủ quan. Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khoẻ, đây được xem là một khiếm khuyết bẩm sinh, có thể gây nguy hiểm tới con trẻ.
Lỗ nhỏ trên tai một em bé. (Ảnh: VNExpress)
Thực tế, có một số trẻ sinh ra đã có một lỗ nhỏ trên tai. Không ít phụ huynh cho rằng, đây là đặc điểm của những đứa trẻ thông minh, lớn lên sẽ có được cuộc sống giàu sang, sung túc. Dù đây chỉ là tin đồn vô căn cứ, song các bậc phụ huynh vẫn rất tin tưởng vào điều này.
Tuy nhiên, có vẻ nhiều người không biết lỗ tròn nhỏ trên tai thực chất không phải dấu hiệu thông minh bẩm sinh. Nó là biểu hiện của một chứng bệnh gây hại tới sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.
Lỗ nhỏ trên tai thực tế là một căn bệnh. (Ảnh: NLĐ)
Theo Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh, đặc điểm của lỗ nhỏ trên tai thường nằm ở vị trí vành tai, rơi vào điểm giữa tai và mặt. Lỗ nhỏ này có tên là rò luân nhĩ hay tên khoa học là Preauricular Sinus, được xem là một dị tật bẩm sinh.
Đơn vị này cho rằng, rò luân nhĩ hình thành trong quá trình hình thành phôi thai, xảy ra khi khe mang đầu tiên không khép hoàn toàn. Giải thích theo một cách khác thì đây chính là căn bệnh liên quan tới các nhiễm sắc thể. Rò luân nhĩ có thể gặp ở cả 2 giới, dù nam hay nữ cũng có nguy cơ mắc tương tự như nhau.
Video đang HOT
Thực tế, nếu rò luân nhĩ ở trạng thái bình thường sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn thường xuyên nhắc nhở gia đình rằng không được lơ là nếu trẻ nhỏ bị rò luân nhĩ.
Lỗ rò luân nhĩ có thể gây hại cho trẻ nhỏ. (Ảnh:
Cụ thể, khi tai hình thành lỗ, bên trong sẽ tích tụ các chất bẩn nếu không được vệ sinh kỹ. Về lâu dài, trẻ có thể bị viêm nhiễm, sưng tấy, thậm chí mưng mủ và khiến các bé đau đớn. Từng có khá nhiều trường hợp tai bị sưng to, đỏ cả một vùng tai vì lỗ rò bị tắc nghẽn.
Nhiều người cho rằng, khi lỗ rò luân nhĩ bị nhiễm trùng, sưng hoặc nổi nhọt có thể dùng kháng sinh sẽ hết. Nhưng hậu quả sau đó sẽ gây co dính, xơ sẹo và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Nếu không may bị viêm nhiễm lỗ rò tai, người bệnh cần phải tới bác sĩ ngay để có biện pháp điều trị an toàn nhất.
Tai sưng tấy do lỗ rò luân nhĩ. (Ảnh: NLĐ)
Tuy ẩn chứa nguy hiểm, song lỗ rò luân nhĩ sẽ không thể tự biến mất. Nó có thể theo trẻ tới khi trưởng thành. Bởi vậy, khi có lỗ nhỏ này cần tránh dùng tay ấn mạnh hoặc tác động lực lớn. Mỗi ngày cần vệ sinh nhẹ nhàng để làm sạch tai và lỗ nhỏ. Nếu phát hiện lỗ nhỏ bị bẩn hoặc sưng nhẹ cần sát trùng… cần lau rửa kỹ hơn. Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn, cần can thiệp điều trị triệt để. Dù vậy, các bác sĩ cũng khuyên nếu không nguy hiểm tới trẻ thì không cần can thiệp điều trị.
Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách, vết sưng có thể nặng hơn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dĩ nhiên, cho dù không nguy hiểm nhưng cha mẹ vẫn cần lưu tâm hơn tới những lỗ nhỏ này trên tai con, tránh con bị ảnh hưởng và để lại hậu quả đáng tiếc.
Nam thanh niên 19 tuổi bị suy sinh dục
Bệnh nhân có các biểu hiện như tinh hoàn kích thước nhỏ, lông mu, nách không phát triển, giọng nói cao.
Mới đây, khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tiếp nhận bệnh nhân nam, 19 tuổi, đến khám do bộ phận sinh dục kém phát triển, kích thước tinh hoàn tương đương bé trai, bụng nhiều mỡ bất thường.
Trước đó, bệnh nhân chia sẻ mình không còn phát triển chiều cao, cân nặng từ năm 10 tuổi. Hiện bệnh nhân chỉ cao 1,5 m và nặng 55 kg. Dù đã qua tuổi dậy thì, nam thanh niên này không phát triển lông nách và mu, giọng nói cao.
Tại bệnh viện, kết quả chụp cộng hưởng từ và nhiễm sắc thể đồ của bệnh nhân bình thường. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm nội tiết cho thấy hormone sinh dục giảm thấp tương đương trẻ nhỏ, tinh dịch ít, không có tinh trùng trong tinh dịch.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, cho biết bệnh nhân bị suy sinh dục thứ phát.
Đây là tình trạng cơ thể nam giới không sản xuất đủ lượng hormone testosterone để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường những đặc tính sinh dục nam trong giai đoạn dậy thì. Tình trạng này dẫn đến chậm hoặc không dậy thì ở trẻ nam.
Bệnh nhân nam 19 tuổi đến khám do cảm thấy bộ phận sinh dục kém phát triển. Ảnh minh họa: Curi.
Biểu hiện thường gặp là giọng nói cao, râu, lông, tóc thưa hoặc không có, tinh hoàn kích thước nhỏ hoặc ẩn, bộ phận sinh dục nhỏ, chậm phát triển trí tuệ và tâm thần, khó khăn trong học tập, giao tiếp, suy giảm trí nhớ, chú ý, phát triển tâm lý xã hội kém, dễ xúc động, lo lắng, trầm cảm.
Một số bệnh nhân nam suy sinh dục còn có biểu hiện phát triển ngực như nữ giới, nhiều mỡ bụng, tăng trưởng chậm, chiều cao, cơ bắp kém phát triển, dễ mệt mỏi, lười vận động. Ngoài ra, khối lượng xương của bệnh nhân cũng nhỏ, không cốt hóa đầu xương, loãng xương, dễ gãy xương.
Đến tuổi trưởng thành, nam giới mắc chứng bệnh này có dấu hiệu giảm ham muốn và hoạt động tình dục. Theo bác sĩ Bắc, vấn đề nguy hiểm nhất là khả năng sinh sản của bệnh nhân kém, không có tinh dịch hoặc tinh trùng trong tinh dịch, dẫn tới vô sinh.
Dù không nguy hiểm tới tính mạng, suy sinh dục khiến trẻ dậy thì chậm, ảnh hưởng sức khỏe giới tính, tình dục, tâm lý và sinh sản trong tương lai. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo trẻ đến tuổi dậy thì cần được theo dõi, quan tâm về thể chất và tâm lý. Cha mẹ cũng cần hướng dẫn con khéo léo trong giai đoạn này. Khi trẻ có biểu hiện bất thường, phụ huynh nên đưa con đi khám và điều trị sớm.
Bất thường nhiễm sắc thể - Nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh Bất thường về nhiễm sắc thể được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh. Hình minh họa. Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng...