Sự thật bất ngờ về cơ hội việc làm khi học chuyên ngành Golf bị gán nhãn ‘quý tộc’
Chuyên ngành Golf thuộc ngành Giáo dục thể chất của một số trường đại học, hiện nay đây được xem là những ngành thể thao thời thượng có nhu cầu tuyển dụng cao.
Thạc sĩ Ngô Trí Dũng – Phó trưởng phòng Tuyển sinh-truyền thông, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết: “Những thí sinh thi vào ngành chuyên ngành Golf bắt buộc phải có chiều cao, sức khỏe, cân nặng phù hợp. Ngoài việc xét tuyển theo điểm số, một số trường tuyển sinh chuyên ngành Golf cũng sẽ tiến hành kiểm tra năng khiếu.
Đa số các trường đào tạo ngành Golf sẽ có sân Golf mô phỏng để tạo điều kiện cho thí sinh học, rèn luyện kỹ năng thực hành. Ra trường, sinh viên có thể làm huấn luyện viên, làm tại các nhà thi đấu…”
Hiện nay, Golf là môn thể thao thời thượng, ngành học Golf phù hợp với nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội.
Golf cũng là môn thể thao chú trọng đến hình thể và cơ bắp, huấn luyện thay đổi lối sống và hành vi không tích cực của đối tượng tập luyện, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho đối tượng tập cụ thể, nắm bắt bệnh lý thường gặp và có phương pháp tập luyện cho từng đối tượng tập luyện.
Các trường đại học sẽ xây dựng giáo án huấn luyện và có kiến thức về phương pháp tập luyện liên quan đến tố chất vận động nhằm nâng cao các hoạt động vận động chuyên ngành.
Ảnh minh họa
Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Bắc -Trưởng khoa Khoa học thể thao, Đại học Tôn Đức Thắng thì sinh viên theo học ngành Golf sẽ được trang bị năng lực chuyên môn rộng và chuyên sâu trong ngành công nghiệp Golf. Điều đáng nói là tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành và đam mê rất cao.
Video đang HOT
Tốt nghiệp ngành Golf yêu cầu sinh viên đạt được các kiến thức chung về lý luận chính trị do Bộ GD&ĐT quy định, kỹ năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sống.
Tùy thuộc chuyên ngành, sinh viên còn được trang bị kiến thức về quản lý kinh doanh trong lĩnh vực Golf. Sinh viên theo học ngành Golf sẽ được học một trong hai chuyên ngành là Quản trị kinh doanh Golf và Huấn luyện Golf.
Đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh Golf, sinh viên sẽ học về Kinh doanh Golf, Quản lí công trình sân Golf, Quản lí các sự kiện Golf, Thiết kế sân Golf, Xây dựng khóa học đánh Golf, Luật và các kĩ thuật chơi Golf…
Với chuyên ngành Huấn luyện Golf, sinh viên sẽ học về Luật và các kĩ thuật chơi Golf, Phương pháp huấn luyện Golf, Trở thành vận động viên Golf chuyên nghiệp, Huấn luyện tâm lí trong Golf, Sinh lí học vận động trong Golf, Phân tích hình ảnh kĩ thuật xoay người đánh bóng…
Về kỹ năng, tùy thuộc chuyên ngành, sinh viên được trang bị các kỹ năng về tổ chức các hoạt động kinh doanh trong ngành công nghiệp Golf; tổ chức điều hành, quản trị cơ sở vật chất và trang thiết bị trong các sân tập golf; tổ chức giải đấu golf; Chơi tốt và có năng lực huấn luyện golf hoặc trở thành những vận động viên Golf chuyên nghiệp….
Cử nhân ngành Golf có thể tham gia các lĩnh vực như: Tổ chức sự kiện – giải đấu trong lĩnh vực Golf, Quản lí hệ thống sân tập Golf, Kinh doanh sản phẩm về Golf, Quản lí dịch vụ thể thao tại resort và khách sạn 5 sao có sân Golf…
Theo thống kê của ĐH Tôn Đức Thắng, tỉ lệ sinh viên có việc làm trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp của trường với chuyên ngành Golf này là 100%.
Phương án tuyển sinh cho ngành này tại ĐH Tôn Đức Thắng là xét tuyển theo kết quả quá trình học THPT, xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia và xét tuyển thẳng. Đặc biệt, trường sẽ ưu tiên tuyển thẳng đối với các học sinh thuộc các trường năng khiếu thể dục thể thao ứng tuyển ngành Golf.
Làm sao để trường đại học tuyển sinh được ngành golf?
Golf được đào tạo ở TDTU như là một cử nhân, chương trình được chuyển giao từ đối tác là Trường Đại học Chung Ang (Hàn Quốc), nơi có nhiều golf thủ.
Mới đây, Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định đưa Golf vào môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất từ năm học 2021 - 2022.
Trong năm học đầu tiên thí điểm, Trung tâm Giáo dục thể chất trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ hợp tác với một doanh nghiệp golf để tổ chức đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất dành cho môn thể thao này.
Trên thực tế, Golf đã từng được đưa vào giảng dạy như là một ngành đào tạo tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (tại Thành phố Hồ Chí Minh) hay Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh).
Sân golf mô phỏng ở Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Là một đơn vị trường học đầu tiên, tiên phong đưa Golf vào giảng dạy như là một ngành đào tạo từ rất sớm, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng suốt 3 năm qua không tuyển được sinh viên.
Chính vì thế, nay thì HIU đã quyết định đưa Golf vào danh sách các môn học thể thao tự chọn cho sinh viên, tập để rèn luyện trong trường học.
Giải thích về việc khó tuyển sinh viên cho ngành học này, Phó Giáo sư Lương Thị Ánh Ngọc - Trưởng khoa Giáo dục thể chất của HIU chia sẻ: Sinh viên học ngành Golf có thể ra làm huấn luyện viên, nhà quản lý hay kinh doanh về golf, tổ chức các sự kiện về golf...
Do mức học phí lên đến 90 triệu đồng/năm học, trường chỉ có sân golf mô phỏng, dụng cụ về golf quá đắt (sinh viên không mua được khi học xong)...nên ngành học này suốt nhiều năm qua không tuyển được sinh viên.
Theo giải thích của Phó Giáo sư Lương Thị Ánh Ngọc, phần lớn những người chơi golf "đếm trên đầu ngón tay", không phải ai cũng có thể chơi môn thể thao này. Thế nhưng, những sinh viên có gia đình kinh tế giàu có thì chỉ thích chơi golf, lại không thích học golf để thành nghề đi làm.
Khác với HIU, Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) vẫn tuyển được gần 30 sinh viên sau gần 2 khóa, do ngành này học này kén người học, và lớp học cũng không cần quá đông sinh viên.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Văn Bắc - Trưởng khoa Khoa học Thể thao của TDTU nói rằng, Golf được đào tạo ở TDTU như là một cử nhân, chương trình được chuyển giao từ đối tác là Trường Đại học Chung Ang (Hàn Quốc), nơi có nhiều golf thủ.
Ngoài ra, Golf còn được đưa vào môn giảng dạy như là môn thể thao tự chọn, áp dụng từ năm học này cho các ngành về Kinh doanh, nhất là Kinh doanh Quốc tế.
Học phí vào khoảng chưa đến 50 triệu đồng/năm học, trường trang bị đầy đủ các dụng cụ học golf cho sinh viên, có sân tập golf tại trường, có học luôn cả trong phòng mô phỏng học ở một số môn, và thậm chí có một số buổi ra sân golf học luôn (nhà trường liên kết với một số sân golf), hay thậm chí các em còn được đi tập cả ở các sân golf 18 lỗ.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Bắc khẳng định: Muốn tuyển sinh được ngành Golf, trường cần phải có chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng dạy phải tốt, thậm chí tại TDTU dạy ngành Golf có cả giáo sư đến từ Hàn Quốc, giảng viên giảng dạy của trường phải được đưa đi học ở nước ngoài về ngành này, cơ sở vật chất phải tối tân.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực thể thao học đường, tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền Thanh cho rằng, sở dĩ Golf chưa được đưa vào đào tạo phổ biến trong trường đại học là do tâm lý của mọi người cứ nghĩ là môn học dành cho con nhà giàu.
Ngoài ra, việc chi phí đào tạo về golf quá cao, mua dụng cụ chơi golf quá đắt cũng còn là một lý do, rào cản khiến golf trở nên phổ biến hơn với các trường đại học.
Khẳng định những lợi ích, giá trị mà môn thể thao chơi golf mang lại cho mọi người (rèn luyện thể chất, phát huy khả năng tư duy và trí tuệ của người chơi...), tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền Thanh mong muốn cần phải tuyên truyền rộng rãi hơn nữa tác dụng của môn thể thao này.
Trước mắt, trong khi chưa thể phổ biến đại trà, thì cô Nguyễn Thị Hiền Thanh đề xuất: Nên đưa golf vào giảng dạy cho sinh viên các ngành kinh tế, du lịch học.
"Vì đây là môn thể thao hiện đại, nên thay đổi tư duy, tiếp cận theo hướng hiện đại cho sinh viên và học sinh của chúng ta " - tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền Thanh giải thích.
Tuyển sinh Đại học 2021: Hàng loạt các trường xét tuyển học bạ, liệu có nảy sinh bất cập? Từ năm 2021, Bộ GD&ĐT giao quyền tự chủ cho các trường Đại học. Do vậy, các phương thức xét tuyển của nhiều trường cũng đa dạng hơn, trong đó có phương thức xét điểm học bạ được rất nhiều trường sử dụng. Tuy nhiên, phương thức này liệu có nảy sinh bất cập? Các trường Top cũng xét học bạ Trong mùa...