Sốt xuất huyết bùng phát trên cả nước
Nửa đầu năm, số ca sốt xuất huyết ở TP HCM tăng 176% so với cùng kỳ năm ngoái, Hà Nội vài tuần gần đây bệnh nhân cũng tăng.
Nằm tại phòng hồi sức, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Tuấn Anh, 22 tuổi, sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải, mệt lả người do sốt xuất huyết. Anh nhập viện ngày 2/7 trong tình trạng sốt cao liên tục 39 độ C, ban đỏ nổi khắp người, xét nghiệm tiểu cầu giảm mạnh, gan to, chảy máu chân răng. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền dịch.
Nhập viện từ tuần trước, người phụ nữ 40 tuổi ở Hà Nội đang nguy kịch vì sốt xuất huyết. Năm ngoái bà đã phải vào viện vì căn bệnh này, không ngờ năm nay lại tái diễn. Men gan của bà cao gấp 20 lần người bình thường do sử dụng thuốc hạ sốt tại nhà quá nhiều, 8 đến 10 viên một ngày. Sau một tuần điều trị tích cực, bệnh nhân mới dần hồi phục và ổn định.
Bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, ngày 3/7. Ảnh: Lê Nga.
Thống kê cho thấy 6 tháng đầu năm cả nước có 70.800 trường hợp sốt xuất huyết. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, đánh giá mùa dịch sốt xuất huyết 2019 đã bắt đầu khi mưa liên tục kết hợp nắng nóng, đặc biệt là ở miền Nam. “Đây là điều kiện rất thuận lợi để muỗi vằn sinh sản và phát triển làm lây lan bệnh nhanh trong dân cư”, bác sĩ Dũng nói.
Nửa đầu năm đến nay, TP HCM ghi nhận hơn 24.000 ca sốt xuất huyết, tăng 176% so với cùng kỳ năm ngoái, 5 người tử vong gồm 3 người lớn 2 thiếu niên. Số bệnh nhân tăng dần từ những tuần đầu tháng 6 khi mùa mưa bắt đầu. Riêng tháng 6 thành phố có hơn 2.300 trường hợp mắc bệnh, 2 người tử vong.
Tại Hà Nội, số ca tương đương với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên các tuần gần đây số bệnh nhân lại có xu hướng gia tăng. Tuần cuối tháng 6, Hà Nội ghi nhận 162 ca, nâng tổng số người bệnh trong nửa đầu năm 2019 lên 820, trong đó 95 bệnh nhân vẫn đang điều trị ở các bệnh viện. Bác sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết mùa dịch sốt xuất huyết mới chỉ bắt đầu nhưng số bệnh nhân nhập viện đang có dấu hiệu tăng, nhiều người chuyển nặng.
Video đang HOT
Tây Nguyên đang bước vào mùa mưa kèm theo thời tiết bất thường là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi phát triển. Sáu tháng đầu năm, ngành y tế Kon Tum ghi nhận 200 ca, cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2016 đến 2018.
Sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn Aedes aegypti hút máu. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Giai đoạn sốt thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng. Da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Một số biểu hiện dễ gặp tràn dịch màng phổi, gan to, li bì, tụt huyết áp. Người bệnh thường có xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, tiểu máu, xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não. Trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim.
Giai đoạn hồi phục kéo dài 48-72 giờ. Người bệnh hết sốt, thể trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm khi có sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh. Biện pháp chủ yếu là tránh muỗi đốt, diệt loăng quăng, diệt muỗi trưởng thành. Ngủ trong màn chống muỗi, kể cả ban ngày.
Lê Nga – Lê Phương
Theo VNE
Xuất hiện bệnh nhi biến chứng viêm não sau mắc cúm
Theo ghi nhận tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong số bệnh nhi đang điều trị tại khoa thì trẻ mắc cúm chiếm tỷ lệ cao (trên 30 trẻ). Từ đầu năm 2019 đến nay đã có 3 ca biến chứng viêm não sau cúm, tăng cao so với mọi năm.
Có mặt tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương vào sáng 15-2, chúng tôi chứng kiến nhiều trẻ phải nhập viện do cúm mùa đang bùng phát. Tại phòng bệnh nhi mắc cúm nặng, chị Nguyễn Thị Thúy (Mỹ Đức, Hà Nội) đang dỗ con trai 7 tháng tuổi cho biết: "Cháu sốt 39 độ 3 ngày, uống thuốc hạ sốt không giảm, có cơn co giật, gia đình mới đưa vào đây. Nhưng may quá cháu chưa bị biến chứng".
Sau 3 ngày điều trị tích cực, sức khỏe cháu bé đã tiến triển tốt. Trong phòng có 4 bệnh nhi đều là ca nhiễm cúm nặng, nhập viện trong tình trạng sốt cao không giảm, co giật nhưng may mắn đều đến viện kịp thời.
Trước đó, hai ca bệnh vào nhập viện điều trị tại Khoa Truyền nhiễm đã bị biến chứng viêm não. Bệnh nhi 5 tuổi nhập viện với triệu chứng trạng sốt cao, nôn khan và đau đầu. Bệnh nhi 2 tuổi sau 3 ngày sốt cao, đến ngày thứ 4 đỡ sốt nhưng lại li bì, chậm chạm, ngủ cả ngày không tỉnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán các cháu đều bị viêm não do biến chứng sau cúm.
Sau một thời gian điều trị tích cực, sức khỏe 2 bệnh nhi đã hồi phục và xuất viện. Hiện tại Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho 1 bệnh nhi biến chứng viêm não sau cúm. Theo Ths.bs Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), bệnh nhi này đã hồi phục, tỉnh táo hơn, hết tình trạng ngủ li bì.
Ths.bs Đỗ Thiện Hải cho biết, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 3-15 trẻ nhiễm cúm vào điều trị. Cúm là bệnh viêm đường hô hấp do virut cúm gây lên, bệnh lây lan rất mạnh qua đường hô hấp. Triệu trứng là các bé sốt rất cao (39-40 độ), nếu xử lý thuốc hạ sốt không tốt sẽ gây tình trạng co giật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
Ngoài sốt còn một số triệu chứng khác như ho nhiều, chảy nước mắt, nước mũi, đau họng, buồn nôn, khám họng có viêm đỏ, có thể viêm phế quản. Biến chứng hay gặp nhất của cúm là sốt quá cao gây co giật (trên 39,5 độ), viêm phổi có thể do virut cúm hoặc viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn khác có trong hầu họng của bệnh nhân.
Tuy nhiên, theo BS Hải, biến chứng năm nay xuất hiện nhiều hơn là viêm não sau cúm. Từ đầu năm 2019 đến nay, đã ghi nhận có 3 ca biến chứng viêm não sau mắc cúm, tăng hơn so với mọi năm (những năm trước cả năm chỉ có 1-2 ca).
Triệu chứng viêm não là sau khi xuất hiện các biểu hiện cúm từ 2- 3 ngày, trẻ bắt đầu chậm chạm, ngủ nhiều, có trẻ buồn nôn, nôn khan, co giật, có trẻ lại có một số biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng thần kinh trung ương như li bì, hôn mê, co giật.
Mùa đông - xuân là thời điểm thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp phát triển, đặc biệt là dễ lây lan ở các nơi tập trung đông người. Bệnh viêm đường hô hấp hay gặp ở người lớn là cúm, trẻ em là cúm, sởi, ho gà, quai bị. "Nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong vòng 48h đầu, có triệu chứng sốt thì sử dụng thuốc tamiflu mới có tác dụng.
Sau 48h chủ yếu chỉ điều trị hạ sốt và chăm sóc cho bé để phòng biến chứng. Phụ huynh lưu ý chăm sóc trẻ nhiễm cúm bằng thuốc hạ sốt paracetamol 6h/lần để giảm nguy cơ co giật. Cho trẻ sử dụng thuốc giảm ho để tránh biến chứng viêm phổi, trẻ lớn dùng nước muối loãng để rửa mũi, xúc họng. Phải chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ để giúp nhanh phục hồi cơ thể, đặc biệt trong các bệnh nhiễm trùng" - BS Hải khuyến cáo.
Hầu hết các bệnh nhân mắc cúm nên điều trị tại nhà, tuy nhiên phải theo dõi một số dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục không hạ, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, khó thở, không chịu chơi...phải đưa trẻ đi viện để tránh biến chứng. Biến chứng viêm não sau cúm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại di chứng về thần kinh, nặng có thể gây tử vong.
BS Hải cũng cho biết, những trẻ em trên cơ địa viêm tiểu phế quan, co thắt tiểu phế quản, hen phế quản, béo phì thì phải đặc biệt lưu ý vì đây là nhóm sẽ làm cho bệnh cúm rất nặng.
Các chủng cúm thông thường ở Việt Nam như H1N1, H3N2 đều có vaccine phòng ngừa, nhưng tỷ lệ tiêm phòng cúm ở nước ta còn rất ít. BS Hải khuyến cáo người dân nên tiêm vaccine để phòng tránh cúm, tốt nhất là tiêm vào mùa thu để khi tới mùa đông - xuân, xuân - hè khi dịch xảy ra hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
Trần Hằng
Theo Công an nhân dân
Bệnh sốt xuất huyết vào mùa Mặc dù mùa dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) mới chỉ bắt đầu, nhưng tại các cơ sở điều trị, số ca nhập viện do SXH đang có dấu hiệu tăng, thậm chí có những ca tử vong. Các chuyên gia cảnh báo, dịch bệnh SXH năm nay đến sớm hơn thông thường, người dân không nên chủ quan, lơ là. Bệnh nhi...