Sốt virus ở người lớn và những điều cần biết
Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp.
Bệnh thường gặp vào mùa hè, với người lớn, sốt virus có diễn biến thường nhẹ có thể tự khỏi sau 2-7 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp sốt cao, diễn biến nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
1.Nhiều loại virus gây sốt
Sốt virus do các loại virus khác nhau gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận, khu vực nào trên cơ thể như phổi, ruột, các cơ quan trong hệ hô hấp… Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sốt là do một số loại virus như: Rhinovirus, virus cúm, Coronavirus, Adenovirus… Mỗi loại virus khác nhau sẽ gây ra các biểu hiện sốt với nhiều triệu chứng khác nhau ở người bệnh.
Đối với những người lớn trong độ tuổi trưởng thành, nếu hệ miễn dịch yếu cũng dễ bị virus gây sốt tấn công vào cơ thể. Nhất là khi thời tiết thay đổi theo mùa, người lớn dễ bị sốt virus khá giống với trẻ em.
Thường ở người lớn, với những người có sức khỏe tốt, khi bị sốt virus nếu tiến hành điều trị triệu chứng ngay thì vài ngày sẽ đỡ và khỏi bệnh. Khi đó, virus gây sốt cũng được tiêu diệt nhanh chóng, hiệu quả. Còn nếu chăm sóc không đúng cách, theo dõi diễn biến không phát hiện sớm những bất thường sẽ có nguy cơ cao gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Đường lây truyền sốt virus
Nguyên nhân chính của sốt virus chính là bị lây nhiễm virus qua các đường khác nhau. Trong đó chủ yếu qua đường hô hấp, vì virus có trong nước bọt và dịch khi hắt hơi của người bệnh. Khi hít vào, virus sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể.
Virus có trong thức ăn và nước uống có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta sử dụng thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh. Một số loại virus thường thấy chính là enterovirus và norovirus.
Virus còn do muỗi truyền bệnh đây là tác nhân phổ biến nhất. Muỗi là vật chủ trung gian lây truyền các bệnh gây sốt virus, đặc biệt là sốt xuất huyết, Zika.
3. Biểu hiện sốt virus ở người lớn
Hầu hết các trường hợp sốt virus đều có các triệu chứng giống cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, dấu hiệu quan trọng và nổi bật nhất của sốt virus đó là sốt rất cao (có thể trên 39C, tùy chủng virus). Các cơn sốt có thể liên tục tăng và giảm trong thời gian nhiễm bệnh, có thể sốt lên đến 40-41 độ C.
Sốt virus người bệnh cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên
Ngoài biểu hiện sốt cao thì người bệnh còn có các biểu hiện như:
- Đau đầu: Đây là biểu hiện thường gặp của sốt virus, bệnh nhân thường có dấu hiện nhức đầu dữ hội.
- Viêm đường hô hấp: Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi… Người bệnh có biểu hiện đỏ mắt, chảy nước mắt.
- Da nổi mẩn: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt virus, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
- Đau nhức mình mẩy: Người bệnh đau nhức khắp người, đặc biệt là đau nhức ở cơ bắp. Những cơn đau này thường khiến bệnh nhân mệt mỏi không làm được việc.
- Rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện này thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt virus do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, chất nhầy.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể buồn nôn, nôn, xuất hiện hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy…
4. Chẩn đoán sốt virus
Video đang HOT
Sốt do virus và do vi khuẩn có rất nhiều điểm giống nhau nên việc chẩn đoán các bác sĩ dựa vào tiền căn, bệnh sử, tính chất các triệu chứng và cả lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, chủ yếu là để phân biệt với tình trạng nhiễm trùng.
Xét nghiệm là phương pháp tốt nhất giúp chẩn đoán khi sốt virus. Ngoài việc giúp xác định nguyên nhân của sốt virus hay không, xét nghiệm khi sốt siêu vi còn có thể giúp xác định loại trừ các nguyên nhân khác như: nhiễm khuẩn, có thiếu máu, mất nước và các bệnh lý về máu cơ bản khác…để xác định được chính xác tình trạng cũng như nguyên nhân của sốt. Từ đó giúp cho việc điều trị chuẩn xác đúng phác đồ.
Cách phòng ngừa sốt virut
Thời tiết thay đổi, cần chủ động ngừa sốt virut
Cách đúng xử trí sốt virut ở trẻ em
5. Cần chăm sóc đúng cách khi sốt virus
Trên thực tế hầu hết các trường hợp sốt virus đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu chăm sóc tại nhà đúng cách.
Khi bị sốt virus người bệnh cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên nếu sốt cao cần sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol 500mg khi sốt ở nhiệt độ 38,5 độ C .
Người bệnh cần bù nước vì khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên uống nhiều nước lọc và bù điện giải bằng cách uống Oresol (một gói Oresol pha một lít nước uống dần trong ngày).
Người bệnh sốt virus cần ở trong phòng ấm, không nên mặc quần áo quá dày, ở trong phòng quá kín. Dù sốt nên người bệnh thường xuyên cảm thấy ớn lạnh nhưng nhiệt độ bên trong cơ thể vẫn đang rất cao. Do đó cần mặc các loại quần áo nhẹ, thoáng, có thể sử dụng quạt gió chế độ thấp để giữ không khí lưu thông. Cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Trong khi sốt người bệnh cần ăn uống đủ chất, đồ ăn dễ tiêu như: ăn cháo, phở bún,… tăng cường bổ sung vitaimin C, ăn thức ăn lỏng đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục tình trạng sức khỏe.
Đa số trường hợp, sốt virus thường không đáng ngại, nhưng nếu sốt cao 39C hoặc cao hơn hoặc sốt không hạ sau khi uống thuốc, sốt kèm thêm các triệu chứng nghiêm trọng khác thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Những triệu chứng sốt virus ở người lớn cần chú ý là :
Đau đầu dữ dộiKhó thởĐau ngựcNôn thường xuyênPhát ban trầm trọngCổ cứng và đauCo giật, mất tỉnh táo….
Cần phải được nhập viện và điều trị.
6. Biến chứng có thể gặp
Khi sốt virus người bệnh có thể bị rát họng, có mủ, viêm ở phế quản. Nặng hơn có khả năng sẽ bị sốc nhiễm trùng (mạch đập nhanh, khó thở, tay chân lạnh, huyết áp tụt). Lúc ở trong trạng thái nguy kịch này người bệnh dễ dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm ở người lớn mắc sốt virus là viêm phổi, đặc biệt là các chủng virus mới có khả năng gây bệnh nguy hiểm hơn, dễ lây nhiễm và khó kiểm soát bệnh hơn.
Khi virus gây bệnh cũng có thể xâm nhập gây viêm cơ tim, bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn co thắt tim nguy hiểm như: tim đập loạn nhịp, ngừng tim từng đợt. Đặc biệt những người bệnh khi đã hết sốt nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, đuối sức và các triệu chứng đau ngực, hồi hộp hoặc các triệu chứng tim mạch khác thì nguy cơ biến chứng đến tim cao hơn.
Sốt virus không biến chứng chỉ cần điều trị ở nhà. Điều trị triệu chứng như hạ sốt giảm đau bằng thuốc thông thường, giảm ho, uống đủ nước (nước lọc, nước trái cây, nước có chất điện giải) và không cần truyền dịch. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị, không dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Việc tự chữa bệnh như thế dễ dẫn đến các biến chứng do thuốc hay sử dụng không đúng chỉ định. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh trong sốt virus. Sử dụng thuốc kháng viêm nhiều, điều trị không đúng bệnh gây đau dạ dày và có thể tử vong.
7. Lời khuyên thầy thuốc
Để giảm lây nhiễm, người bệnh cần thực hiện cách ly tại nhà trong thời gian sốt virus, nhất là trong thời điểm có sốt.
Không đến cơ quan, trường học và nơi đông người. Hạn chế tiếp xúc với người thân trong gia đình.
Đeo khẩu trang và thay khẩu trang thường xuyên. Rửa tay bằng các dung dịch rửa tay thông thường.
Trở lại sinh hoạt bình thường khi người bệnh hết sốt trên 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt.
Khi ho, hắt hơi, sổ mũi cần che bằng khăn giấy hay tay áo. Rửa tay sau khi ho hắt hơi giúp giảm lây nhiễm cho những người xung quanh. Khi phải chăm sóc người bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và theo dõi các dấu hiệu của sốt virus.
Nâng cao hệ miễn dịch bằng cách bổ sung kẽm và vitamin C, uống đủ nước, tập luyện thể dục thể thao, ngủ đủ giấc. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, môi trường xung quanh sống mát mẻ, sạch sẽ.
Cách chữa ho dai dẳng sau nhiễm trùng đường hô hấp
Ho dai dẳng sau nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm hay thậm chí là COVID-19... rất phổ biến.
Những cơn ho này chủ yếu là ho khan thường kéo dài hơn ba tuần sau khi nhiễm trùng...
1. Nguyên nhân của ho dai dẳng kéo dài
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong mũi, xoang, họng (hầu) hoặc thanh quản. Các triệu chứng thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày và có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, nghẹt/chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu và đau cơ.
Ho kéo dài được cho là do dịch nhầy chảy vào cổ họng (chảy dịch mũi sau) hoặc tình trạng viêm liên quan đến nhiễm trùng ban đầu. Phần lớn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là do virus và tất cả những bệnh này đều có thể gây ho kéo dài. Các virus thường gặp như: Rhinovirus (cảm lạnh thông thường), cúm, parainfluenza, adenovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV).
Ít phổ biến hơn, nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể do vi khuẩn như H. influenzae, S.pneumoniae... Nếu những vi khuẩn này lây nhiễm sang các xoang, còn gọi là viêm xoang do vi khuẩn, thì tình trạng nhiễm trùng có thể giống với bệnh ho sau nhiễm trùng cho đến khi bạn được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Nhiễm trùng gây ra nhiều chất nhầy có thể làm tăng nguy cơ ho, đặc biệt nếu không thể làm sạch phổi một cách đầy đủ (hay nói cách khác là chất nhầy không được đào thải ra ngoài). Nguy cơ ho cũng tăng song song với thời gian nhiễm trùng.
Ho dai dẳng rất hay gặp sau nhiễm trùng đường hô hấp trên.
2. Chẩn đoán ho như thế nào?
Chẩn đoán ho sau nhiễm trùng căn cứ vào lâm sàng, chủ yếu dựa trên các triệu chứng và khám sức khỏe của người bệnh. Ví dụ: Thời điểm các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu, đặc điểm của cơn ho hiện tại và có triệu chứng nào khác không... Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số quan trọng như nghe tim, phổi, khám mũi...
Bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh bị ho kéo dài, bao gồm:
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Bệnh hen suyễn Viêm phổi hoặc viêm phế quản Viêm xoang do vi khuẩn Hút thuốc Sử dụng thuốc (thuốc ức chế men chuyển sử dụng điều trị tăng huyết áp gây ho)\ Suy tim sung huyết Ung thư phổi
Tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ có thể người bệnh sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác, ví dụ: Chụp X quang phổi, CT, hoặc xét nghiệm đo độ pH (đo nống độ axit trong thực quản)... trước khi chuyển sang kế hoạch điều trị.
3. Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế
Người bệnh cần đi khám ngay nếu đang bị ho và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Ho sau nhiễm trùng thường được chẩn đoán bằng cách khám sức khỏe và xem xét các triệu chứng. Các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định để loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như hen suyễn. Thở khò khè, ho ra nhiều chất nhầy và sốt là tất cả những dấu hiệu bạn cần được đánh giá càng sớm càng tốt.
Ho ra nhiều chất nhầy (đờm) Thở khò khè hoặc khó thở Sốt dai dẳng Giảm cân không giải thích được Tưc ngực Ho ra máu Nôn mửa trong hoặc sau khi ho Mệt mỏi bất thường
4. Chữa ho dai dẳng thế nào?
Có rất nhiều loại thuốc trị ho, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc
Ho sau nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy bác sĩ có thể kê đơn dùng một số loại thuốc.
4.1 Thuốc trị chảy nước mũi sau (dịch chảy vào mũi sau gây ho)
Ho liên quan đến chảy nước mũi sau được điều trị bằng thuốc kháng histamin như clemastine hoặc chlorpheniramine...
Tuy nhiên khi dùng các loại thuốc này, người bệnh có thể buồn ngủ (do tác dụng an thần của thuốc). Mặc dù an thần hơn các loại thuốc mới hơn, nhưng những loại thuốc kháng histamine thế hệ cũ này có hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu cơn ho sau virus.
Nếu người bệnh cảm thấy bất lợi về tác dụng an thần của thuốc, bác sĩ có thể kê đơn thuốc xịt mũi như azelastine, fluticasone propionate hoặc ipratropium bromide) hoặc có thể dùng các loại thuốc kháng histamine mới hơn như fexofenadine, loratadine, cetirizine...
4.2 Thuốc trị viêm
Ho sau nhiễm trùng liên quan đến những thay đổi viêm trong mô đường thở được điều trị tương tự như bệnh hen suyễn.
Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thích phế quản . Người bệnh sẽ hít một loại thuốc, nếu nó ảnh hưởng đến khả năng thở của người bệnh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc sau:
Corticosteroid dạng hít Chất đối kháng thụ thể leukotriene, như singulair (montelukast) Prednisone đường uống. Nếu đường thở không nhạy cảm với xét nghiệm trên bác sĩ có thể kê đơn dùng ipratropium bromide dạng hít.
4.3 Thuốc ho không kê đơn
Một số thuốc ho không kê đơn cũng giúp làm dịu cơn ho:
- Thuốc ức chế ho như dextromethorphan giúp ngăn chặn phản xạ ho. Dextromethophan được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính, không có đờm và không có tác dụng long đờm. Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên.
- Guaifenesin là thuốc long đờm, giúp làm loãng đờm nhầy trong đường thở, giúp được loại bỏ dễ dàng hơn thông qua phản xạ ho... Loại thuốc này có cơ chế khác hẳn với dextromethorphan. Vì vậy việc sử dụng hai loại thuốc ho này là khác nhau, cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ...
- Viên ngậm họng cũng thường được sử dụng để kiểm soát cơn ho sau nhiễm trùng, bất kể nguyên nhân cơ bản là gì. Loại thuốc này thường chứa sự kết hợp của các thành phần bao gồm mật ong, tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp...
5. Lưu ý khi dùng thuốc
Ho là một phản xạ tốt giúp tống các dị vật bao gồm cả virus, vi khuẩn... ra khỏi đường hở. Vì vậy, không nên dùng thuốc ức chế cơn ho. Nếu ho nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nên tư vấn, tham khảo ý kiến của bác sĩ để được dùng đúng thuốc.
Trong quá trình dùng, thuốc có thể gây một số bất lợi cho người sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết được các bất lợi này để nhận diện (nếu xảy ra) và phòng tránh (nếu có thể) hoặc khắc phục...
Trường hợp dùng thuốc không thuyên giảm, người bệnh cần đi khám để đánh giá lại điều trị, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều hay phác đồ điều trị khi cần thiết.
Nghiên cứu hé lộ lý do tại sao Covid-19 gây rối loạn chức năng sinh dục nam Trong khi chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về tác động thụ động của Covid-19 đối với các cơ quan khác của cơ thể, một nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ một vấn đề khá quan trọng. Trong khi mọi người tìm mọi cách để ngăn chặn virus, ít ai quan tâm đến việc tìm hiểu xem đại dịch có...