Sống chung với virus

Theo dõi VGT trên

Chỉ trong vòng một tháng, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Pháp đã gia tăng với tốc độ đáng lo ngại.

Những con số “cao nhất từ trước tới nay” liên tiếp được thiết lập. Từ 1.000 ca mắc mỗi ngày vào đầu tháng 8, ngưỡng 10.000 ca – một “kỷ lục” kể từ đầu mùa dịch – được ghi nhận chỉ sau một tuần nước Pháp kết thúc kỳ nghỉ Hè và học sinh, sinh viên trở lại trường học.

Sống chung với virus - Hình 1

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Strasbourg, miền đông nước Pháp, ngày 5/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Cho dù diễn biến dịch bệnh hiện nay không giống như tình hình vào các tháng 3-4 vừa qua, do số bệnh nhân nặng phải nhập viện và đưa vào diện chăm sóc đặc biệt, cũng như số ca tử vong thấp hơn nhiều, song rõ ràng là virus SARS-CoV-2 đang lây lan rất nhanh chóng với hơn 13.400 ca nhiễm vào cuối tuần qua. Tỷ lệ dương tính với virus trên tổng số người làm xét nghiệm hiện lên đến 5,9% so với hơn 3% hồi đầu tháng 8.

Lại một lần nữa nước Pháp bị “chia đôi”. Mùa Thu năm 2018, phong trào “Áo Vàng” bùng phát đã khiến cho kết cấu xã hội bị rạn nứt sâu sắc, nhất là giữa tầng lớp dân nghèo sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, với giới tinh hoa lãnh đạo và tầng lớp thượng và trung lưu sống tại các thành phố lớn.

Mùa Thu năm 2020, dịch bệnh chia cắt nước Pháp thành “vùng xanh” nơi virus được khống chế và “vùng đỏ”, nơi đang nằm trong tầm nguy hiểm. Điều cần nhấn mạnh là “vùng đỏ” bao gồm hầu hết các đô thị lớn, dẫn đến việc chính quyền địa phương phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Thậm chí những người dân sống trong “vùng đỏ” gặp nhiều khó khăn khi muốn đi sang các nước láng giềng như Bỉ, Italy và Đức, bởi họ sẽ phải khai báo y tế, xét nghiệm và chấp nhận cách ly.

Với phương châm “sống chung với virus”, Chính phủ Pháp đã công bố nhiều biện pháp mới để kiểm soát dịch bệnh, từng bước ổn định trở lại đời sống kinh tế xã hội vốn bị xáo trộn hoàn toàn sau làn sóng dịch bệnh đầu tiên. Đeo khẩu trang trở thành điều bắt buộc tại các địa điểm công cộng, khu vực kín cũng như ngoài trời, nhất là ở các địa phương bị xếp loại “vùng đỏ”. Từ giữa tháng 5 đến nay, gần 45.000 trường hợp vi phạm đã phải chịu mức phạt lên đến 135 euro (158 USD). Chính quyền nhiều thành phố lớn thậm chí áp lệnh cấm tụ tập trên 10 người trong các công viên và vườn hoa, đóng cửa nhà hàng, quán cà phê từ 23h…

Hệ thống bệnh viện cũng sẵn sàng cho một làn sóng bệnh nhân mới. Theo Bộ trưởng Y tế Olivier Véran, khoảng 12.000 giường bệnh được chuẩn bị tại các khoa chăm sóc đặc biệt, nơi đã tiếp nhận hơn 7.000 bệnh nhân COVID-19 nặng vào thời điểm đỉnh dịch đầu tháng 4 vừa qua. Bên cạnh khối lượng thuốc dự trữ được bổ sung, dự án kho dự trữ quốc gia một tỷ khẩu trang sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9, trong khi hầu hết các bệnh viện đã được cung cấp trang thiết bị đủ để chống lại một cuộc khủng hoảng y tế kéo dài 3 tuần.

Ông Frédéric Valletoux, Chủ tịch Liên đoàn các bệnh viện Pháp, xác nhận “có thể lường trước sự việc và có phản ứng tốt hơn” trong trường hợp làn sóng dịch bệnh thứ hai diễn ra, vì ba lý do. Trước hết về mặt tổ chức, sẽ có sự phối hợp tốt hơn giữa các bệnh viện công và tư nhân. Vào lúc cao điểm của dịch bệnh, khu vực tư nhân đã đảm nhận đến 26% số giường hồi sức ở vùng thủ đô Ile-de-France. Ông Frédéric Valletoux nhấn mạnh nếu đợt dịch thứ hai xảy ra, “không nhất thiết phải đợi đến khi dịch ở giai đoạn nghiêm trọng mới huy động họ”.

Liên quan đến hệ thống điều hành, Nhà nước hiện nay trao nhiều quyền hơn cho chính quyền cấp tỉnh. Trong đợt dịch đầu tiên, Nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan y tế khu vực trong việc điều phối các hoạt động chăm sóc y tế. Ông Frédéric Valletoux cho biết từ nay, Nhà nước huy động nhiều hơn nữa sự tham gia điều động của các tỉnh trưởng.

Cuối cùng, các bác sĩ đã rút ra rất nhiều bài học kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nhân. Ông Jacques Léglise, Giám đốc bệnh viện Foch ở Suresnes, giải thích : “Dù chưa có thuốc đặc trị bệnh COVID-19, nhưng chúng tôi có một số loại như Tocilizumab, làm chậm quá trình cytokine – tình trạng cơ thể phản ứng quá mức với virus – và do đó tránh được một phần các trường hợp phải đưa vào diện chăm sóc đặc biệt”. Cho dù tình trạng ùn tắc tại các bệnh viện chủ yếu là ở khoa hồi sức tích cực, song các kỹ thuật hồi sức đã thay đổi. Ông Jacques Léglise chia sẻ : “Chúng tôi đặt nội khí quản cho bệnh nhân ít hơn, thực hành kỹ thuật điều trị oxy nhiều hơn, với thời gian nằm viện ngắn hơn”.

Video đang HOT

Điểm yếu thực sự của các bệnh viện công nằm ở sự căng thẳng của các nhân viên y tế, những người đang kiệt sức, thậm chí bị chấn thương tâm lý sau làn sóng dịch đầu tiên. Ông Frédéric Valletoux cho biết 25% vị trí việc làm đang bị bỏ trống. Trong kế hoạch nâng cấp hệ thống chăm sóc y tế của chính phủ, một khoản trợ cấp 8,2 tỷ euro (9,6 tỷ USD) được đưa ra để tuyển dụng 15.000 nhân viên mới. Tuy nhiên, theo ông Frédéric Valletoux, điều này “sẽ mất nhiều thời gian”, với trung bình một năm để đào tạo một trợ lý điều dưỡng, 3 năm cho một y tá và hơn 10 năm cho một bác sĩ.

Một biện pháp khác của chính phủ là tăng cường năng lực xét nghiệm để sàng lọc những người nhiễm bệnh, nhờ sự tham gia của các phòng xét nghiệm tư nhân. Mọi người dân Pháp vì bất kể lý do gì đều được quyền xét nghiệm miễn phí mà không cần chỉ định của bác sĩ, tuy đối tượng ưu tiên vẫn là những người có triệu chứng bệnh, người nhà của bệnh nhân và các ca tiếp xúc. Theo Bộ trưởng Y tế Olivier Véran, chiến lược này nhằm mục đích xác định càng nhiều người mang virus càng tốt, đặc biệt là trong số những người không có triệu chứng.

Đến nay, với 1,2 triệu xét nghiệm/tuần, Pháp trở thành một trong những nước châu Âu đi đầu về xét nghiệm sàng lọc COVID-19. Tuy nhiên nhiều vấn đề gây tranh cãi đang xuất hiện khi trên thực tế, các phòng xét nghiệm hiện rơi vào tình trạng quá tải, nhất là tại Paris và các tỉnh vệ tinh thuộc vùng thủ đô Ile-de-France. Những dòng người chờ đợi hàng tiếng trước cửa phòng xét nghiệm để được lấy mẫu. Sau đó họ phải kiên nhẫn chờ đợi từ 5 đến 7 ngày để nhận được kết quả, so với 3 ngày hồi giữa tháng 8.

Tình trạng tắc nghẽn này khiến nhà dịch tễ học Catherine Hill lo lắng. Theo bà, việc xét nghiệm diện rộng hiện nay “chưa nhằm đúng đối tượng, và nhắc lại rằng cứ hai người bị nhiễm virus thì một người không có triệu chứng. Kết quả là, việc truy vết không hiệu quả, do “4 trên 5 trường hợp dương tính không phải là ca tiếp xúc với một người quen biết được xác định dương tính” theo dữ liệu do Cơ quan y tế Pháp công bố.

Sống chung với virus - Hình 2

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Emile Muller ở Mulhouse, miền đông nước Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc thời gian lấy mẫu và trả kết quả bị kéo dài càng làm suy yếu hệ thống. Ông Thomas Tarjus, bác sĩ đa khoa ở quận 19 của Paris, cho biết nhiều người đến khám ngay khi có triệu chứng, song không thể được làm xét nghiệm đúng lúc. Theo bà Catherine Hill, nguy cơ lây truyền tối đa là 4 ngày trước và 6 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Trong khi đó, trung bình hơn 3 ngày sau khi có triệu chứng thì người bệnh mới đến lượt hẹn xét nghiệm. Bác sĩ Thomas Tarjus lưu ý sự chờ đợi kéo dài khiến bệnh nhân mệt mỏi, “nhiều người đã bỏ cuộc”.

Bà Catherine Hill nhận xét cho dù xét nghiệm được thực hiện, kết quả trả quá chậm cũng không còn hữu ích nữa, do dẫn đến việc “cách ly người bệnh khi họ không còn lây nhiễm nữa”. Cần nhấn mạnh rằng từ đầu tháng 9, Chính phủ Pháp đã quyết định giảm thời gian cách ly đối với những ca dương tính và các trường hợp tiếp xúc gần, xuống 7 ngày so với 14 ngày trước đây. Trong bối cảnh này, các xét nghiệm chậm trễ là một “sự lãng phí lớn” và không thể giúp ngăn chặn sự lây lan của virus.

Bộ trưởng Y tế Olivier Véran cho biết đang cố gắng hết sức để khắc phục tình trạng trên càng sớm càng tốt. Trước tiên sẽ tổ chức lại hệ thống đặt hẹn lịch xét nghiệm, sau đó sẽ mở thêm các trung tâm sàng lọc dành cho các đối tượng ưu tiên ở tất cả các thành phố lớn. Tại vùng thủ đô le-de-France, 20 trung tâm mới được triển khai từ tuần này, mở cửa từ 8h đến 14h để có thể thực hiện ít nhất 500 xét nghiệm mỗi ngày.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế tăng cường các xét nghiệm nhanh, với 5 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên qua dịch họng hầu. Mặt khác, cơ quan y tế cũng đã khuyến nghị việc thử nghiệm xét nghiệm qua nước bọt. Do độ nhạy của loại xét nghiệm này không cao, nên nó được dành cho những bệnh nhân có triệu chứng.

Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố Pháp “đang chuẩn bị một chiến lược lớn hơn với các loại xét nghiệm mới kể từ đầu tháng 10″, trong khi nhấn mạnh đến các biện pháp bảo vệ người cao tuổi tốt hơn mà không phải cách ly. Song khó khăn còn ở phía trước. Một mùa Đông đang đến với nhiều bệnh khác ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm. Các chuyên gia y tế vẫn chưa biết những loại virus của các bệnh mùa Đông sẽ tương tác với SARS-CoV-2 như thế nào, cũng như liệu các biện pháp đối phó với COVID-19 có tác dụng chống lại bệnh cúm hay không. Trong khi chờ đợi, mọi người dân được khuyến khích đi tiêm phòng chống cúm mùa, nhằm giảm nguy cơ bệnh chồng bệnh.

Phải đeo găng tay khi đi mua sắm? 4 lời khuyên tưởng là đúng mà hoàn toàn thừa thãi, chỉ gây tốn thời gian của bạn trong thời buổi dịch bệnh

Bỏ qua các tin đồn vô căn cứ, thì không phải lời khuyên "nghe đúng" nào cũng thực sự đúng đâu.

Cách tốt nhất để hạn chế rủi ro lây nhiễm Covid-19 lúc này là gì, chắc có lẽ bạn cũng nắm được. Đó là đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội, tránh tụ tập đông người - đặc biệt là trong các không gian kín.

Tuy nhiên, các lời khuyên lan truyền trong cộng đồng thì không chỉ có vậy đâu. Có rất nhiều tin đồn về cách hạn chế dịch bệnh khi đi ra ngoài vẫn đang tồn tại ngoài kia. Vấn đề nằm ở chỗ chúng hoàn toàn không gây hại gì, nhưng cũng... chẳng cần thiết, chỉ gây tốn thời gian nếu như bạn làm theo.

Phải đeo găng tay khi đi mua sắm? 4 lời khuyên tưởng là đúng mà hoàn toàn thừa thãi, chỉ gây tốn thời gian của bạn trong thời buổi dịch bệnh - Hình 1

Dưới đây là 5 lời khuyên cực kỳ phổ biến nhưng được đánh giá là không hề hiệu quả, theo ý kiến của Rachel Graham - chuyên gia dịch tễ học từ ĐH Bắc Carolina (Mỹ).

1. Nên đeo găng tay khi đi mua sắm?

Covid-19 có thể tồn tại trên các bề mặt. Vậy chẳng phải sẽ an toàn hơn nếu chúng ta đeo găng tay khi đi mua sắm?

Thực ra thì theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đúng là con người ta có thể nhiễm bệnh nếu chạm tay vào bề mặt vật thể có virus rồi vô tình đưa lên mặt. Tuy nhiên, quá trình ấy không dễ như bạn tưởng. Lý do lây nhiễm chính vẫn là qua giọt bắn, và không khí.

Và cũng bởi vậy, CDC không khuyên người dân cần phải đeo găng tay khi ra ngoài. Đó là một hành động tương đối thừa thãi, dù là găng dùng 1 lần hay tái sử dụng.

Phải đeo găng tay khi đi mua sắm? 4 lời khuyên tưởng là đúng mà hoàn toàn thừa thãi, chỉ gây tốn thời gian của bạn trong thời buổi dịch bệnh - Hình 2

"Tôi không đeo găng tay, nhưng thay vào đó phải rửa sạch trước và sau khi tới đó," - Paul Volberding, chuyên gia dịch tễ từ ĐH California, San Francisco từng trả lời như vậy vào tháng 7/2020.

Thêm vào đó, một số chuyên gia lo ngại rằng việc đeo găng tay sẽ khiến người dân có cảm giác an tâm một cách sai lệch. Như Ravina Kullar, chuyên gia dịch tễ từ Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ nhận định, một số người tin rằng găng tay giống như áo chống đạn đối với virus, nhưng không phải vậy. Đeo găng chỉ tạo thêm một nguồn lây nhiễm nữa mà thôi, nếu bạn đưa lớp găng ấy lên mặt.

2. Phải khử trùng đồ ăn khi mua về

Tháng 8/2020, các chuyên gia y tế Trung Quốc tìm ra dấu vết của virus corona trên bao bì thực phẩm đông lạnh. Tuy nhiên theo Michael Ryan, giám đốc điều hành của chương trình khẩn cấp tại WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), phát hiện này dường như không đáng để lo ngại.

Phải đeo găng tay khi đi mua sắm? 4 lời khuyên tưởng là đúng mà hoàn toàn thừa thãi, chỉ gây tốn thời gian của bạn trong thời buổi dịch bệnh - Hình 3

"Mọi người không nên lo sợ, dù là thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng gói hay đồ ăn đã qua chế biến," - Ryan cho biết.

Caitlin Howell - kỹ sư hóa sinh tại ĐH Maine nhận định virus rất khó có khả năng sống trên thực phẩm đông lạnh. Hoặc dù có sống được, chúng cũng rất thiếu ổn định.

"Có thể việc đông lạnh sẽ làm kéo dài khoảng thời gian lây nhiễm của virus, nhưng việc lan truyền như vậy là cực kỳ hiếm."

3. Phải... cách ly sách trong thư viện

Phải đeo găng tay khi đi mua sắm? 4 lời khuyên tưởng là đúng mà hoàn toàn thừa thãi, chỉ gây tốn thời gian của bạn trong thời buổi dịch bệnh - Hình 4

Việc mượn sách từ thư viện có lẽ cũng không phải điều gì lạ lẫm. Nhưng trong thời buổi dịch bệnh, làm vậy chẳng phải là tăng nguy cơ rước dịch về nhà?

Ồ không! Về cơ bản, vòng đời của virus trên bề mặt vật thể còn phụ thuộc vào vật liệu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, virus tồn tại được 3h trên giấy ăn và giấy in thông thường. Nói cách khác, sách báo ngoài thư viện không phải là thứ chúng ta cần quá lo lắng.

4. Cách ly bưu kiện, thư từ

Nghĩ đến cảnh virus bám trên một lá thư bình thường thôi cũng đủ để khiến bạn nhiễm bệnh thì quá là kinh khủng. Tuy nhiên, việc phải "cách ly" bưu kiện, thư từ của bạn cũng không cần thiết, vì quá trình lây lan như vậy là rất khó xảy ra.

Hơn nữa, quá trình vận chuyển thư từ, bưu kiện thường diễn ra trong tiết trời nắng nóng (ít nhất là giai đoạn này). Virus dù có bám ở đó cũng sẽ rơi vào tình trạng không thể lây nhiễm nữa - theo Graham.

Phải đeo găng tay khi đi mua sắm? 4 lời khuyên tưởng là đúng mà hoàn toàn thừa thãi, chỉ gây tốn thời gian của bạn trong thời buổi dịch bệnh - Hình 5

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?
10:52:10 14/12/2024
Ăn rau tầm bóp có tác dụng gì?Ăn rau tầm bóp có tác dụng gì?
10:56:46 13/12/2024
7 lý do nên uống nước ấm pha chanh mỗi sáng7 lý do nên uống nước ấm pha chanh mỗi sáng
12:22:14 13/12/2024
4 nhóm người không nên dùng tỏi4 nhóm người không nên dùng tỏi
14:40:01 13/12/2024
Mật ong đại kỵ với những người này, tuyệt đối không nên ăn vì cực độcMật ong đại kỵ với những người này, tuyệt đối không nên ăn vì cực độc
15:47:52 14/12/2024
Tai hại khôn lường của thuốc lá điện tửTai hại khôn lường của thuốc lá điện tử
11:24:22 13/12/2024
Bé gái vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cuaBé gái vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cua
11:41:07 13/12/2024
Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổiTăng cường phòng chống bệnh viêm phổi
12:10:14 13/12/2024

Tin đang nóng

Vũ Khắc Tiệp xác nhận bị Ngọc Trinh nghỉ chơi, lý do liên quan đến 1 đoạn clipVũ Khắc Tiệp xác nhận bị Ngọc Trinh nghỉ chơi, lý do liên quan đến 1 đoạn clip
06:50:36 15/12/2024
Nam ca sĩ được cả showbiz mong chờ kết hôn cuối cùng cũng sắp cưới?Nam ca sĩ được cả showbiz mong chờ kết hôn cuối cùng cũng sắp cưới?
07:00:12 15/12/2024
Mỹ nam cổ trang đẹp khuynh đảo concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Nhan sắc phi giới tính tuổi U40 đáng ngưỡng mộMỹ nam cổ trang đẹp khuynh đảo concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Nhan sắc phi giới tính tuổi U40 đáng ngưỡng mộ
07:11:40 15/12/2024
Hà Trí Quang: "Tôi may mắn gặp Thanh Đoàn đúng lúc tình yêu gần như sụp đổ hết"Hà Trí Quang: "Tôi may mắn gặp Thanh Đoàn đúng lúc tình yêu gần như sụp đổ hết"
08:43:07 15/12/2024
When the Phone Rings tập 6: Tiểu kiều thê bị đẩy xuống vực, tổng tài bất lực gào khócWhen the Phone Rings tập 6: Tiểu kiều thê bị đẩy xuống vực, tổng tài bất lực gào khóc
07:03:16 15/12/2024
Mỹ nam 1 năm đóng 5 phim rác, diễn dở đến mức khán giả đòi trả lại tiềnMỹ nam 1 năm đóng 5 phim rác, diễn dở đến mức khán giả đòi trả lại tiền
07:06:41 15/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"
07:46:34 15/12/2024
Concert 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Binz bật khóc khi nhắc đến 1 người đặc biệt trong đờiConcert 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Binz bật khóc khi nhắc đến 1 người đặc biệt trong đời
06:54:18 15/12/2024

Tin mới nhất

Mắt đổ ghèn khi ngủ dậy cảnh báo mắc bệnh gì?

Mắt đổ ghèn khi ngủ dậy cảnh báo mắc bệnh gì?

10:48:01 14/12/2024
Do vi khuẩn: ghèn sẽ dính, chất đặc màu xám, vàng hoặc xanh lục. Ghèn này sẽ dính quanh mí mắt và lông mi khiến người bệnh khó mở mắt khi sáng ngủ dậy.
Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

10:45:49 14/12/2024
Bên cạnh đó, những liệu pháp tâm lý kết hợp với các phương pháp điều biến não bộ như kích thích từ xuyên sọ cũng được áp dụng để hỗ trợ trẻ cai nghiện hiệu quả. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự đồng hành và hỗ trợ tinh thần từ gia đ...
Căn bệnh bí ẩn lan rộng tại Congo

Căn bệnh bí ẩn lan rộng tại Congo

10:42:37 14/12/2024
WHO cho biết, kể từ ngày 24/10, 406 trường hợp mắc căn bệnh chưa xác định này (với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ thể) đã được báo cáo cho đến ngày 5/12 tại khu vực Panzi ở phía Tây Nam Congo.
7 cách ăn uống bảo vệ sức khỏe tim mạch

7 cách ăn uống bảo vệ sức khỏe tim mạch

10:40:36 14/12/2024
Trong thời đại mà hầu hết các lựa chọn thực phẩm của chúng ta đều thiếu dinh dưỡng và chứa nhiều chất béo, muối và carbs, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe.
Chàng trai 26 tuổi bị đột quỵ, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn uống nguy hiểm

Chàng trai 26 tuổi bị đột quỵ, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn uống nguy hiểm

14:38:08 13/12/2024
Qua trường hợp trên, chuyên gia Dương nhắc nhở chúng ta nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh các thực phẩm nhiều dầu, đường, natri, đồng thời tiêu thụ đủ chất xơ, protein và rau quả.
Bộ Y tế: Bám sát diễn biến dịch bệnh bí ẩn tại Congo

Bộ Y tế: Bám sát diễn biến dịch bệnh bí ẩn tại Congo

12:07:29 12/12/2024
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị đang theo dõi và bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh mới tại Congo.
Kiểm soát bệnh tim và chứng mất trí bằng cách ăn thực phẩm này

Kiểm soát bệnh tim và chứng mất trí bằng cách ăn thực phẩm này

09:57:40 12/12/2024
Theo các nhà nghiên cứu, những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do gây hại, vốn liên quan đến nhiều loại bệnh nghiêm trọng, đặc biệt như bệnh tim và chứng mất trí nhớ.
TP.HCM nâng cao năng lực điều trị ung thư từ tuyến y tế cơ sở

TP.HCM nâng cao năng lực điều trị ung thư từ tuyến y tế cơ sở

09:55:57 12/12/2024
"Tôi tin rằng với sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh, thành, Sở Y tế TP.HCM, bệnh viện và các chuyên gia y tế, đề án sẽ đạt được kết quả tích cực, đóng góp vào công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân trong khu vực" - bác sĩ Dũng chia sẻ.
Nguy kịch vì một thói quen rất phổ biến của đàn ông Việt

Nguy kịch vì một thói quen rất phổ biến của đàn ông Việt

09:22:35 12/12/2024
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết người đàn ông mắc bệnh tiểu đường, cần dùng thuốc đều đặn hàng ngày nhưng đã tự ý bỏ thuốc nhiều tuần nay và thường xuyên uống rượu.
Bệnh hiểm 1,6 triệu người Việt mắc phải, tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư máu

Bệnh hiểm 1,6 triệu người Việt mắc phải, tỷ lệ tử vong cao hơn ung thư máu

08:41:03 12/12/2024
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người bị căn bệnh này. Tỷ lệ tử vong của bệnh cao hơn nhiều so với ung thư vú, ung thư máu và ung thư đại trực tràng.
Chăm sóc sức khỏe đúng cách trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Chăm sóc sức khỏe đúng cách trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

08:40:06 12/12/2024
Mọi người có thể dùng máy hút ẩm, máy lọc không khí, thuốc đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa bằng chất khử khuẩn để diệt muỗi. Đặc biệt, cần mắc màn khi ngủ để không bị muỗi đốt.
Loại rau rẻ bèo cực nhiều ở chợ Việt, vừa bổ tim vừa ngừa ung thư cực hiệu quả

Loại rau rẻ bèo cực nhiều ở chợ Việt, vừa bổ tim vừa ngừa ung thư cực hiệu quả

08:38:27 12/12/2024
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn cải thảo thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt.

Có thể bạn quan tâm

Có lẽ tôi đã yêu nhầm một 'thợ đào mỏ'

Có lẽ tôi đã yêu nhầm một 'thợ đào mỏ'

Góc tâm tình

09:50:43 15/12/2024
Đọc đoạn chat của người yêu và bạn, tôi ấm ức nghĩ rằng anh chỉ là kẻ đào mỏ. Nếu anh không như vậy, tại sao không phản hồi người bạn.
Renée Zellweger tái xuất Lễ tình nhân 2025, rơi vào lưới tình với hai trai đẹp nóng bỏng trong 'Tiểu thư Jones: Suy vì anh'

Renée Zellweger tái xuất Lễ tình nhân 2025, rơi vào lưới tình với hai trai đẹp nóng bỏng trong 'Tiểu thư Jones: Suy vì anh'

Phim âu mỹ

09:24:00 15/12/2024
Valentine năm 2025, phần thứ 4 của thương hiệu Bridget Jones đình đám sẽ trở lại sau sự thành công vang dội của 3 phần trước với tên Tiểu thư Jones: Suy vì anh
Sơn Tùng M-TP hoá "boy phố" làm tắc 5 ngả đường Thủ đô, lần nữa rủ khán giả Hà Nội hẹn hò gây sốt

Sơn Tùng M-TP hoá "boy phố" làm tắc 5 ngả đường Thủ đô, lần nữa rủ khán giả Hà Nội hẹn hò gây sốt

Nhạc việt

09:19:34 15/12/2024
Trở lại Hà Nội sau hơn 2 tuần kể từ màn gây bão với Y-Fest, Sơn Tùng tiếp tục chứng minh vị thế số 1 khi làm tắc 5 ngả đường đổ ra trung tâm quảng trường.
Ngu Thư Hân tạo đột phá với kiểu vai 'ngốc bạch ngọt'

Ngu Thư Hân tạo đột phá với kiểu vai 'ngốc bạch ngọt'

Hậu trường phim

09:13:54 15/12/2024
Ngu Thư Hân chọn tiếp tục theo đuổi hình tượng ngốc bạch ngọt . Lựa chọn này thông minh hơn rất nhiều so với việc thay đổi hướng đi ngay khi nổi tiếng.
Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Trung Quốc

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Trung Quốc

Thế giới

09:13:47 15/12/2024
Nhờ vào môi trường tự nhiên độc đáo, Vân Nam là nhà sản xuất truffle đen chính của Trung Quốc. Truffle từ khu vực này được đánh giá cao trên thị trường ẩm thực cao cấp toàn cầu nhờ vào chất lượng và hương vị tuyệt vời.
Lee Seung Gi dập tắt tin đồn bất hòa với Yoo Jae Suk

Lee Seung Gi dập tắt tin đồn bất hòa với Yoo Jae Suk

Sao châu á

09:09:11 15/12/2024
Lee Seung Gi đã chia sẻ về bài hát cầu hôn của mình và giải đáp những tin đồn gần đây về mối quan hệ với Yoo Jae Suk.
Tìm thấy thi thể nữ tài xế, xuyên đêm trục vớt ô tô rơi sông Đồng Nai

Tìm thấy thi thể nữ tài xế, xuyên đêm trục vớt ô tô rơi sông Đồng Nai

Tin nổi bật

08:59:48 15/12/2024
Lực lượng cứu hộ đã hoàn tất việc đưa thi thể nữ tài xế và trục vớt ô tô lao xuống sông Đồng Nai sau nhiều giờ tìm kiếm.
"Mẹ hai con" Nhã Phương mặc gợi cảm trên thảm đỏ

"Mẹ hai con" Nhã Phương mặc gợi cảm trên thảm đỏ

Phong cách sao

08:52:24 15/12/2024
Diễn viên Nhã Phương gây chú ý trên thảm đỏ khi diện đầm ngắn, khoe chân thon và vóc dáng thon gọn sau khi sinh con thứ 2.
Chặt đứt đường dây ma túy của cặp vợ chồng ở ngã ba Cai Lang

Chặt đứt đường dây ma túy của cặp vợ chồng ở ngã ba Cai Lang

Pháp luật

08:41:14 15/12/2024
Lực lượng cảnh sát đột kích căn nhà thuê ở ngã ba Cai Lang (TP.Đà Nẵng), chặt đứt đường dây ma túy của vợ chồng Tâm, Oanh vốn lợi dụng kiệt hẻm ngoằn ngoèo để giao dịch ma túy.
Ngọc Sơn: "Đất đai, tiền bạc mẹ đưa cho ai tôi không biết"

Ngọc Sơn: "Đất đai, tiền bạc mẹ đưa cho ai tôi không biết"

Sao việt

08:40:26 15/12/2024
Nhiều người còn nói với tôi là họ biết mẹ tôi để tiền chỗ này chỗ kia, đến đó mà lấy đi nhưng tôi không cần - Ngọc Sơn chia sẻ.
Kỳ diệu du lịch nông nghiệp: Làng quê Việt Nam là kho báu triệu đô

Kỳ diệu du lịch nông nghiệp: Làng quê Việt Nam là kho báu triệu đô

Du lịch

08:10:46 15/12/2024
Từ những làng quê hẻo lánh, người dân phải rời bỏ ra đi kiếm sống. Nhưng đổi thay như phép màu nhờ du lịch đã cho thấy kho tàng ẩn giấu ở mỗi vùng nông thôn.