Sỏi thận hình thành thế nào, điều trị ra sao?
Sỏi thận hình thành do kết tinh của một số chất trong cơ thể. Khi được thải ra ngoài qua đường tiểu, nhiều viên nhỏ đến mức người bệnh không cảm nhận được.
Trong khi đó, sỏi lớn hơn có thể gây đau, thậm chí đau dữ dội.
Sỏi thận được cấu tạo chủ yếu từ canxi, oxalat và axit uric. Trong đó, canxi chiếm 80 đến 85% thành phần viên sỏi, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Tùy theo kích thước viên sỏi mà người bệnh có thể phải mất từ 2 đến 4 tuần mới đào thải sỏi ra ngoài. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong hầu hết thời gian, các chất trên được thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Trong những trường hợp chúng kết tinh lại thành sỏi thì kích thước sỏi sẽ có hình dạng không đều nhau.
Video đang HOT
Sỏi thận sẽ có viên nhỏ như hạt cát nhưng cũng có khi lớn bằng trái banh golf.
Bệnh sỏi thận có thể gây đau. Vị trí đau sẽ nằm giữa dạ dày và lưng, thường đau một bên cơ thể. Khi sỏi di chuyển xuống bàng quang thì cũng có thể gây đau háng.
Sỏi sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu. Những viên nhỏ sẽ đi ra ngoài một cách dễ dàng, thậm chí người bệnh có thể không cảm nhận được. Tuy nhiên, những viên lớn sẽ gây đau do làm tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu.
Mất bao lâu để sỏi thận đào thải ra ngoài tùy thuộc nhiều vào kích thước của viên sỏi. Những viên sỏi nhỏ dưới 4 mm có thể mất 1 đến 2 tuần để đào thải ra ngoài. Trong khi đó, khoảng thời gian này với những viên lớn hơn 4 mm sẽ là 2 đến 6 tuần.
Ngoài ra, số lượng sỏi trong thận và tuổi tác cũng ảnh hưởng đến thời gian sỏi thận được bài tiết ra ngoài. Thông thường, sỏi di chuyển từ thận xuống bàng quang sẽ mất vài ngày.
Nhưng ở nam giới lớn tuổi, tuyến tiền liệt phì đại có thể khiến quá trình này lâu hơn.
Trong trường hợp viên sỏi thận quá lớn và khó đi qua đường tiết niệu thì sẽ cần điều trị bằng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích. Sóng xung kích năng lượng cao sẽ phá vỡ những viên sỏi lớn trong thận thành nhiều mảnh nhỏ, nhờ đó dễ đào thải ra ngoài hơn.
Một biện pháp khác để xử lý những viên sỏi lớn là tán sỏi qua nội soi niệu quản. Bác sĩ sẽ dùng ống soi niệu quản đưa vào niệu đạo, lên đến bàng quang và niệu quản để tiếp cận viên sỏi. Viên sỏi sẽ được phá vỡ bằng laser. Nếu nội soi niệu quản không thành công thì cần phải phẫu thuật, theo Healthline.
Nếu thấy dấu hiệu này, hãy thay áo gối ngay
Người sử dụng thường yêu thích những chiếc áo gối mềm mại và êm. Qua thời gian sử dụng, những chiếc áo gối này sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và dần hư hỏng.
Trên thực tế, áo gối cũng bẩn như chiếc gối chúng ta sử dụng. Thậm chí, áo gối có thể bẩn hơn vì là lớp bảo vệ bên ngoài gối, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Người sử dụng nên thay mới áo gối sau khoảng 1 đến 2 năm sử dụng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chúng ta nằm trên chiếc gối khoảng 7 đến 8 giờ/đêm. Đây cũng là khoảng thời gian áo gối tiếp xúc với da và tóc người nằm.
Qua thời gian, áo gối sẽ tích tự rất nhiều bụi, tế bào da chết, mồ hôi, nước bọt, chất nhờn tự nhiên từ da, vi khuẩn và nấm. Những thứ này tích tụ từ từ và có thể gây dị ứng hoặc kích ứng đường hô hấp.
Giặt áo gối thường xuyên sẽ giúp rửa trôi những chất này. Tuổi thọ của áo gối cũng tùy thuộc vào mức độ thường xuyên người dùng giặt chúng. Dù có sử dụng kỹ lưỡng đến mức nào thì đến một lúc nào đó cũng cần phải thay áo gối mới.
Áo gối cần giặt ít nhất 1 lần/tuần. Nếu sau khi giặt xong mà người dùng nhận thấy chất lượng áo gối đã giảm đáng kể và không thể phục hồi ngay cả khi đã giặt kỹ thì đó là lúc cần phải thay áo gối mới. Các chuyên gia khuyến cáo cứ 1 đến 2 năm thì mọi người nên thay áo gối mới một lần.
Áo gối cũng như các vật dụng khác trong gia đình, nếu muốn sử dụng bền thì cần phải giữ gìn và bảo dưỡng đúng cách. Cách tốt để tăng tuổi thọ áo gối, tránh tình trạng hư hỏng nhanh là hãy thường xuyên giặt chúng. Giặt sạch sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn khiến áo gối mau hỏng, theo Healthline.
3 món ăn cần chú ý vì dễ ngộ độc thực phẩm Ngộ độc thực phẩm xảy ra rất phổ biến. Các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy dù gây khó chịu nhưng người bệnh sẽ sớm khỏi. Thế nhưng, một số ít trường hợp có thể bị nặng và đe dọa tính mạng. Có hơn 250 bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn gây ra. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do virus,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thận suy yếu âm thầm, hãy nhớ làm điều này để phòng xa

Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

Covid-19 gia tăng tại một số nước, tình hình tại Việt Nam như thế nào?

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"

Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Uống nước chanh nghệ mỗi sáng có tác dụng gì?

Thói quen buổi sáng 'đầu độc' gan không kém bia rượu

5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

3 không khi dùng mật ong

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp
Có thể bạn quan tâm

Người dân có thể "đào tiền triệu" mỗi ngày dưới lớp cát
Tin nổi bật
18:45:05 19/05/2025
Nỗi lo của Ukraine trước thềm cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin
Thế giới
18:42:09 19/05/2025
Nàng dâu ở TPHCM khoe cơm cữ mẹ chồng nấu, dân mạng xuýt xoa khen
Netizen
18:33:34 19/05/2025
Tăng giá bán, Toyota Raize vẫn "hút khách" hơn Hyundai Venue
Ôtô
18:19:56 19/05/2025
Ca sĩ Đoan Trang bức xúc vì một người phụ nữ bỏ việc để chồng nuôi, nói thẳng một điều
Tv show
18:19:23 19/05/2025
Đi xem siêu concert ở Singapore, nữ ca sĩ Vbiz bị dân mạng chế giễu: Ai mới là Lady Gaga?
Nhạc quốc tế
18:16:13 19/05/2025
Mai Davika mặc như không tại Cannes, cố tình chơi trội nhưng bị bơ toàn tập?
Sao châu á
18:11:57 19/05/2025
Hồ Quỳnh Hương tặng chồng MV hậu lễ cưới, khoe giọng ngọt lịm ai nghe cũng muốn yêu luôn và ngay!
Nhạc việt
18:04:02 19/05/2025
Nghe chàng rể nói câu này, tôi quyết đón con gái "về nơi sản xuất"
Góc tâm tình
18:03:36 19/05/2025
Victoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đình
Sao âu mỹ
17:58:59 19/05/2025