Sờ thấy hạch ở cổ, có phải đã mắc ung thư tuyến giáp?
Nếu ung thư tuyến giáp đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, khối u có thể nằm lệch ở một bên cổ, chỗ các hạch lympho, thay vì ở phía trước là vị trí của tuyến giáp.
Vì sao phụ nữ dễ mắc ung thư tuyến giáp hơn nam giới?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở cổ, có vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường giáp, suy giáp, đa nhân tuyến giáp, u bướu lành tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính phổ biến nhất, chiếm 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết.
Tỷ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới 3-10 lần. Tại Việt Nam, theo một số thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng trên 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó, có 2% là u ác tính. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
Sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Phụ nữ phải trải qua những biến động trong nội tiết tố ở các thời kỳ và giai đoạn khác nhau như: trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh hoặc ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc tránh thai, tiền sử thai nghén, sử dụng liệu pháp hormone hay căng thẳng trong cuộc sống… Những thay đổi này đều có tác động tới hormone tuyến giáp, vì thế làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp thường được phát hiện khi đã di căn
Ung thư tuyến giáp là loại bệnh có diễn tiến rất chậm. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân không có triệu chứng đặc biệt, chỉ được phát hiện tình cờ nhờ siêu âm vùng cổ qua khám sức khỏe định kỳ. Nhiều bệnh nhân chủ quan do bệnh không gây khó chịu, đến lúc bị khó thở, khó nuốt, khàn tiếng thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn.
Video đang HOT
Thông thường, các bệnh nhân đến khám bệnh vì tự sờ thấy có một cục nhỏ ngay dưới da vùng cổ. Trong cộng đồng, khoảng 80 đến 90% dân số có thể tự sờ được một cục u như vậy ở vùng cổ. Nhưng chỉ có gần 2% trong số đó mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Khoảng 95% ung thư tuyến giáp là loại có tiên lượng rất tốt, có thể chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư tuyến giáp được điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm
Việc điều trị bệnh ung thư tuyến giáp rất đơn giản với tiên lượng khả quan, nếu được phát hiện sớm.
Với máy siêu âm có độ phân giải cao, các bệnh viện ung bướu có thể chẩn đoán và phát hiện khối u trong tuyến giáp là lành tính hay ác tính. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ chọc hút tế bào (FNA) để xác định chính xác có tế bào ác tính hay không.
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân ung thư tuyến giáp một hoặc nhiều phương pháp điều trị. Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất. Bệnh nhân có thể mổ hở hoặc mổ nội soi.
Với phương pháp iod phóng xạ, bạn sẽ phải uống một lượng nhỏ iod phóng xạ. Các tế bào tuyến giáp (kể cả lành tính và ác tính) sẽ bắt nguồn phóng xạ này và bị tiêu diệt. Chỉ khi bạn đã được cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì chỉ định điều trị iod phóng xạ mới được đặt ra.
Ngoài ra, sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp, hoặc sau khi điều trị iod phóng xạ, bạn sẽ phải bổ sung hằng ngày lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra.
Biết sớm, trị đúng, bệnh cho kết quả tốt khoảng 95%. Bệnh vẫn có thể tái phát nhiều chục năm sau, dưới dạng các hạch cổ hoặc di căn ở phổi hoặc xương. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp tái phát vẫn có thể trị tốt.
Ngược lại, các trường hợp ung thư tuyến giáp được phát hiện khi đã di căn, việc điều trị vừa tốn kém, lại vừa giảm hiệu quả. Trong thực tế điều trị, nhiều ca ung thư tuyến giáp đã xâm lấn ra thực quản, khí quản, động tĩnh mạch cảnh khiến cho quá trình phẫu thuật bóc tách khối u di căn trở nên vô cùng phức tạp và nguy hiểm cho bệnh nhân. Một số trường hợp khối u xâm lấn không có khả năng cắt bỏ hoàn toàn dẫn đến hiệu quả điều trị sau phẫu thuật thấp, khả năng tái phát cao.
Phòng ngừa ung thư tuyến giáp như thế nào?
- Ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cân bằng hormone tuyến giáp. Cần bổ sung đầy đủ lượng i-ốt cần thiết trong các bữa ăn hằng ngày, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Điều này sẽ giúp tránh được nhiều biến chứng ở cả mẹ và thai nhi.
- Tập thể dục hàng ngày: Việc tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật, trong đó có các bệnh tuyến giáp.
- Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá có nhiều chất độc hại như thiocyanate – rất nguy hiểm đối với tuyến giáp. Những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc các biến chứng về mắt của bệnh cường giáp cao hơn người bình thường.
- Khám tầm soát các bệnh lý tuyến giáp định kỳ, khuyến khích cho tất cả nam nữ, đặc biệt là nữ từ 20 tuổi trở lên.
Làm gì để tuyến giáp luôn khỏe mạnh?
Giáp trạng là một tuyến nhỏ có hình con bướm nằm ở cổ, chịu trách nhiệm sản xuất nhiều hoóc-môn có ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất và sản xuất năng lượng của cơ thể.
Không chỉ vậy, tuyến giáp còn đóng vai trò trong nhiều hoạt động khác như hỗ trợ mọc tóc, duy trì thân nhiệt, cân nặng, nhịp tim, tâm trạng, khả năng sinh sản và phát triển bộ não. Do vậy, một khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng (bệnh suy giáp) hoặc hoạt động quá mức (bệnh cường giáp), chúng ta dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe liên quan.
Nhóm thực phẩm giàu axít béo Omega-3 là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của người bị bệnh tuyến giáp. Ảnh: Bigstock.com
Theo cố vấn dinh dưỡng người Ấn ộ Twinkle Kansal, việc thực hiện một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày có thể giúp chữa trị những rối loạn về chức năng tuyến giáp, cũng như hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý về những nhóm thực phẩm và thói quen sinh hoạt có lợi cho người mắc bệnh về tuyến giáp.
Lợi khuẩn probiotic. Sức khỏe đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, bởi 70-80% tế bào miễn dịch xuất phát từ đường ruột. Ruột cũng là nơi chứa probiotic, yếu tố hỗ trợ tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Một số loại thực phẩm giàu lợi khuẩn gồm có sữa chua, tương nén, các món ngâm chua (dưa món, kim chi)...
Nghệ. Hoạt chất curcumin - thành phần chính của nghệ - có đặc tính kháng viêm tuyệt vời, nên có thể giảm tình trạng viêm trong cơ thể, bao gồm cả giảm viêm tuyến giáp.
Axít béo Omega-3. Giống như curcumin, Omega-3 cũng có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, nên có lợi cho người bị bệnh tuyến giáp. ể đảm bảo dung nạp đủ loại axít béo này, nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các thực phẩm như hạt lanh, dầu ôliu nguyên chất, hạt óc chó, dầu cá và các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu.
Không tiêu thụ đường, thực phẩm chế biến sẵn. Chế độ ăn chứa nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn được biết là có thể dẫn tới tình trạng gia tăng mức độ viêm trong cơ thể. Trong khi đó, việc loại bỏ 2 nhóm thực phẩm kém lành mạnh này có thể giúp kiểm soát mức độ năng lượng hoạt động của cơ thể và giảm căng thẳng tinh thần (stress) - hai yếu tố ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Bổ sung vitamin D. Mặc dù vitamin "ánh nắng" rất cần thiết để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh, song đa số mọi người đều thiếu hụt dưỡng chất này do phải tất bật với công việc và ít vận động ngoài trời. Những cách đơn giản để tăng cường vitamin D là phơi nắng sáng 15-20 phút/ngày, ăn nhiều loại rau màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, bạc hà, ngò rí, húng quế, chùm ngây...
Tập thể dục và thiền. Stress có thể gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể và hệ miễn dịch. Trong khi đó, thiền có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả, cũng như thanh lọc phổi thông qua bài tập hít thở sâu.
Việc kết hợp tập thể dục và thiền hằng ngày cũng giúp chữa trị stress mãn tính và cải thiện chất lượng giấc ngủ, đều có lợi cho bệnh nhân tuyến giáp.
Chuyên gia chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến trẻ bị suy giáp bẩm sinh Suy giáp bẩm sinh hay còn gọi là bệnh đần độn, xuất hiện với tỉ lệ 1/3000-1/4000 trẻ nghĩa là cứ 3000 - 4000 trẻ sinh ra mỗi năm thì có 1 trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Suy giáp bẩm sinh gây ra tình trạng chậm phát triển thể chất, tinh thần và vận động ở trẻ. Nếu không phát hiện và...