Sở GD&ĐT Hà Nội công nhận thêm 537 sáng kiến kinh nghiệm
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội vừa kí quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận sáng kiến kinh nghiệm đợt 2 cấp ngành giáo dục đào tạo năm học 2021-2022.
Ảnh minh họa
Theo đó, có 537 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận và cấp giấy chứng nhận, trong đó có 4 sáng kiến xếp loại A, 172 sáng kiến xếp loại B, 361 sáng kiến xếp loại C.
4 sáng kiến xếp loại A đều thuộc lĩnh vực quản lý với các tác giả là ông Trần Thế Cương- Giám đốc Sở, ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở, ông Nguyễn Quang Tuấn – Phó Giám đốc Sở, ông Kiều Văn Minh – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ.
Video đang HOT
Đề tài của ông Trần Thế Cương là: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đề tài của ông Phạm Xuân Tiến là: Triển khai một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường chất lượng cao thành phố Hà Nội.
Đề tài của ông Nguyễn Quang Tuấn là: Xây dựng mô hình giáo dục thông minh các trường phổ thông thành phố Hà Nội
Đề tài của ông Kiều Văn Minh là: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Ngoài ra, các sáng kiến kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác như: Bồi dưỡng giáo viên, CNTT, Chủ nhiệm, Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng an ninh, Công nghệ, Giáo dục hướng nghiệp…
Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 1585 sáng kiến kinh nghiệm trong đợt 1, gồm có 5 sáng kiến loại A, 483 sáng kiến loại B, 1097 sáng kiến loại C. Các sáng kiến xếp loại A đều thuộc về các giáo viên THPT, thuộc các lĩnh vực Ngữ văn, Toán, Chủ nhiệm, Vật lý, Hóa học.
Hà Nội sẽ có chính sách thu hút giáo viên giỏi
Sở GD&ĐT Hà Nội đang tham mưu, đề xuất thành phố ban hành cơ chế thu hút các giáo viên dạy giỏi của các tỉnh, thành phố về công tác tại Thủ đô.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Quang Tuấn- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Hiện nay, 100% cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học của Hà Nội đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2005.
Ngành GD-ĐT Hà Nội hiện có 92% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, 91,7% cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học; 94,5% cán bộ quản lý, giáo viên THCS và 100% cán bộ quản lý, giáo viên cấp THPT đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2019.
Năm học vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã rà soát xếp lớp đào tạo nâng chuẩn IELTS quốc tế cho 3.649 giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc; đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho 1.900 giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Xác định tài sản quý nhất của giáo dục Thủ đô là đội ngũ hơn 138 nghìn giáo viên, ngành GD-ĐT Hà Nội luôn quan tâm đến công tác cán bộ; làm tốt công tác phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ đúng chuyên môn, sở trường; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu quả công tác.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong năm học tới, ngành GD-ĐT Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố phù hợp tình hình thực tiễn của xã hội.
Cụ thể, ngành sẽ tham mưu, trình Thành ủy ban hành Nghị quyết về phát triển giáo dục trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trình HĐND Thành phố về cơ chế thu hút nhân tài, là những giáo viên dạy giỏi của các tỉnh, thành phố về công tác tại Thủ đô...
Hà Nội đào tạo IELTS cho hơn 3.600 giáo viên tiếng Anh Thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức sáng 15/8. Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở GD-ĐT đã rà soát xếp lớp đào tạo nâng chuẩn IELTS cho 3.649 giáo viên tiếng Anh...