‘Sợ chỗ đông người’ do dịch COVID-19, dân ngại đi tiêm vắc xin
Lo ngại lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 tại những nơi tập trung đông người, nhiều người trì hoãn tiêm chủng dẫn đến nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm.
Dịch COVID-19 khiến nhiều người không dám đến nơi đông người
Đây là chia sẻ của các chuyên gia y tế tại buổi chia sẻ thông tin với báo chí, liên quan đến chủ đề “Tầm quan trọng của việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh COVID-19″ do Hội Bác sĩ Gia đình TPHCM tổ chức ngày 16/12.
Theo số liệu cập nhật đến đầu tháng 12/2020 của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trên toàn thế giới đã có hơn 70 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 1,5 triệu ca tử vong và số liệu này vẫn đang tiếp tục tăng. Việt Nam đã ghi nhận trên 1.400 ca bệnh và 35 trường hợp tử vong.
PGS.TS. BS Trần Ngọc Hữu (bìa phải) và BS Trương Hữu Khanh (bìa trái) chia sẻ thông tin với báo chí
Báo cáo mới nhất từ Liên minh toàn cầu về vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy, có tối thiểu 80 triệu trẻ em dưới 1 tuổi ở 68 quốc gia đang có nguy cơ mắc các bệnh như bạch hầu, sởi và bại liệt do các chương trình tiêm chủng đang bị gián đoạn vì COVID-19.
Nếu không được tiêm chủng, tiêm thiếu mũi hoặc tiêm muộn so với lịch khuyến cáo, trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Điều này đe dọa đến thành tựu của toàn nhân loại trong nhiều năm nỗ lực chống lại các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
Video đang HOT
Nguyên nhân của việc trì hoãn tiêm chủng hiện nay phần lớn xuất phát từ việc người dân lo ngại bị lây nhiễm COVID-19 tại những nơi tập trung đông người, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
PGS.TS.BS Trần Ngọc Hữu, nguyên Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho rằng, sự gián đoạn của các chương trình tiêm chủng vắc-xin do COVID-19 đang là vấn đề y tế đáng báo động. Sự gián đoạn này có thể làm gia tăng số người mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, và có khả năng làm tăng nguy cơ bùng phát thành các làn sóng dịch bệnh trong cộng đồng, tạo nên gánh nặng kép bên cạnh COVID-19.
“Tiêm ngừa vắc-xin được chứng minh là phương pháp hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó.
Đến nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc-xin vào sử dụng phổ cập cho người dân. Tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với nỗ lực y tế dự phòng của toàn xã hội.
Việt Nam trong nhiều năm qua đã triển khai tốt và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp từ chương trình tiêm chủng mở rộng, giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm thường gặp như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, sởi đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước – PGS.TS.BS Trần Ngọc Hữu chia sẻ.
Theo BS Khanh, thà tiêm vắc-xin trễ còn hơn không.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ lịch tiêm vắc-xin để tiêm đủ mũi, đủ liều và đúng lịch trình.
Đặc biệt, cần lưu ý các mốc tiêm chủng quan trọng cho các đối tượng đặc biệt nhạy cảm như trẻ em bao gồm: 12 tháng đầu đời là giai đoạn quan trọng khi trẻ được tiêm hầu hết các mũi vắc-xin cơ bản cần thiết; Năm tuổi thứ 2 đến trước 4 tuổi là giai đoạn hoàn tất các mũi tiêm cơ bản cần thiết và những mũi tiêm nhắc đầu tiên để củng cố miễn dịch; Tuổi tiền học đường là giai đoạn quan trọng tiếp theo củng cố miễn dịch nhằm bảo vệ cho trẻ trước khi bước vào môi trường mới.
Bên cạnh đó, người lớn và người già vẫn có nguy cơ cao bị ảnh hưởng sức khỏe từ các bệnh lây nhiễm nếu không được tiêm phòng các bệnh cần thiết như cúm mùa, thủy đậu, bệnh do phế cầu… theo sự hướng dẫn từ các chuyên gia y tế. Một số bệnh như cúm mùa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và các hệ lụy không ngờ đến như đau tim và đột quỵ.
Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy cơ bùng phát sau Covid-19
Các chuyên gia y tế nhận định Covid-19 làm gián đoạn tiêm chủng, khiến dịch bạch hầu, ho gà, sởi... có nguy cơ bùng thành dịch lớn.
Tại tọa đàm Tầm quan trọng của việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh Covid-19 , sáng 16/12, do Hội Bác sĩ Gia đình TP HCM tổ chức, bác sĩ Trần Ngọc Hữu, nguyên Viện trưởng viện Pasteur TP HCM cho biết, đã một năm kể từ khi ca nhiễm nCoV đầu tiên trên thế giới được phát hiện. Từ đó đến nay, dịch bệnh đã để lại những ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt cho đời sống xã hội.
"Covid-19 khiến thành quả tiêm chủng bị đe dọa", bác sĩ Hữu nói.
Bác sĩ lý giải cả thế giới quay cuồng trong vòng xoáy đại dịch. Phần lớn nguồn lực xã hội, nhà nước đều dồn cho phòng chống Covid-19, khiến nguồn lực cho tiêm chủng bị hạn chế. Cùng với đó, trì hoãn tiêm chủng phần lớn còn xuất phát từ phụ huynh. Họ lo ngại lây nhiễm nCoV tại cơ sở y tế, không đưa con đi tiêm chủng đúng lịch. Nhiều người chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm vaccine để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó, tỷ lệ tiêm chủng năm nay giảm khoảng 10% so với năm ngoái, có nguy cơ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hệ thống y tế.
Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu tại Trung tâm Y tế huyện Krông Nô, Đắk Nông hồi tháng 6. Ảnh: Ngọc Oanh.
Bác sĩ Hữu nhấn mạnh, sự gián đoạn của các chương trình tiêm chủng do nCoV, ngay cả trong thời gian ngắn, đang là vấn đề y tế đáng báo động. Hậu quả là có thể làm gia tăng số người mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, và làm tăng nguy cơ bùng phát thành các làn sóng dịch bệnh trong cộng đồng, tạo nên gánh nặng kép bên cạnh Covid-19.
"Không nên vì vòng xoáy đại dịch mà quên tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh khác, đặc biệt đối với trẻ em", bác sĩ khuyến cáo.
Cùng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn của Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM cho hay, bạch hầu, ho gà và sởi đã xuất hiện rải rác cùng với Covid-19.
Tính từ đầu năm đến ngày 22/11, cả nước ghi nhận 198 ca bạch hầu, tăng gấp 9-15 lần so với giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, gấp gần 4 lần so với năm 2019. Trong đó, 75% ở trẻ dưới 14 tuổi mắc bệnh và vùng dịch thuộc khu vực miền núi như Tây Nguyên, Quảng Ngãi... Bốn trẻ đã tử vong.
Số ca ho gà ở Việt Nam tăng trong 6 năm qua, từ 90 ca năm 2014 lên đến 1.013 ca năm 2019. Trẻ dưới hai tháng tuổi, chưa đủ tuổi để tiêm vaccine phòng ngừa là "mồi ngon" của ho gà. Nguồn lây chính xuất phát từ người trong gia đình, nhất là anh chị ruột của bé, lây trong môi trường lớp học. Năm nay, số ca ho gà ghi nhận giảm hơn, do thời gian giãn cách xã hội dài, trẻ không đến trường. Khi trẻ quay lại trường, số ca và nguy cơ lại tăng lên. Để bảo vệ giai đoạn đầu đời non nớt của trẻ, thì việc tiêm vaccine ho gà nhắc lại cho anh chị của bé là hết sức cần thiết.
"Đây là những bệnh cũ, nổi lại và hoàn toàn có thể khống chế, không cho bùng phát. Điều kiện là độ phủ và sức bền độ phủ của tiêm chủng được duy trì hiệu quả", bác sĩ Khanh nói.
Cảnh báo của Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), ít nhất 80 triệu trẻ em dưới một tuổi, ở 68 quốc gia, đang có nguy cơ mắc bạch hầu, sởi và bại liệt... Nguyên do là các chương trình tiêm chủng đang bị gián đoạn vì Covid-19.
Nhiều năm qua, nhờ có vaccine, nhiều bệnh truyền nhiễm đã bị xóa sổ. Bác sĩ Hữu chia sẻ, năm 1980, thế giới đã xóa sổ hoàn toàn được bệnh đậu mùa nhờ chương trình tiêm chủng toàn cầu. Miễn dịch cộng đồng được thiết lập thành công. Đến nay, thế hệ trẻ không còn ai phải mang vết sẹo lớn trên vai vì tiêm vaccine đậu mùa nữa.
Thành tựu hơn 30 năm thanh toán bại liệt cũng có công lớn của vaccine. Năm 1988, 125 quốc gia xuất hiện dịch bại liệt, mỗi năm hơn 350.000 trẻ bị liệt suốt đời. Sau 32 năm có vaccine ngừa bệnh, hiện chỉ còn hai quốc gia xuất hiện virus bại liệt hoang dại là Pakistan và Afghanistan. Số ca bại liệt toàn cầu giảm đến 99,9%. Ước tính 18 triệu trẻ em thế giới tránh được bại liệt nhờ tiêm chủng. Riêng Việt Nam đã thanh toán bại liệt từ năm 2000.
Bác sĩ Hữu nhắc lại tuyên bố năm 2011 của WHO: "Trừ nước sạch ra, không có bất cứ can thiệp y tế nào khác, kể cả kháng sinh, có hiệu quả to lớn như vaccine giúp giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bệnh tật và sự phát triển sức khỏe cộng đồng".
Ngược xuôi 3 bệnh viện lo cho 3 thế hệ gia đình vì COVID-19 Một người phải căng mình xoay sở chăm lo chuyện điều trị cùng lúc cho ba thế hệ trong gia đình đang yêu cầu chính quyền Vũ Hán chịu trách nhiệm về COVID-19. Anh Cheng Pan - một kế toán 30 tuổi đang yêu cầu chính quyền TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trả lời và chịu trách nhiệm về cách...